Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Các vị thuốc từ cây Lô hội

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Lô hội còn gọi: Du thông (Linh nam tạp ký). Tượng ty thảo (Cương mục thập di). Tượng ty liên la vi thảo, la vi hoa (Thực vật danh thực đồ khảo). Miệt thảo, long miệt thảo, long giác, ô thất. 

– Tên cổ trong sách cổ: Lô hội, nô hội (Khai bảo). Nạp hội (Thập di). Tượng đởm (Tục gọi). Qui đan (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Vị thuốc lô hội là dịch của nhiều loại lá của nhiều loại cây lô hội, còn gọi câu hổ thiệt, ta gọi cây lưỡi hổ, vì lá giống lưỡi con hổ. Tên gọi lô chữ nh0 là sắc đen, hội là tụ đọng lại, nhựa cây nà cô đặc có sắc đen, nhựa ngưng đọng, đóng thành bánh nên gọi vậy.

– Hình thái cây lưỡi hổ lô hội

Cây có thân hóa gỗ, ngắn. Lá không cuống mọc thành vòng rất sít nhau, dày, mập, mép răng cưa thô, mặt trên lõm dài tới 0,5m rộng 0,10m và dầy tới 2cm. Ở phía cuống, cụm hoa dài 1m, thành chùm dài mang hoa màu vàng lục nhạt, lúc mọc đứng, sau rũ xuống, mà dài tới 3 – 4cm. Quả nang hình trứng thuôn, lúc non màu lục, khi già có màu nâu, ra hoa vào một hạ, mùa thu.

2 Tác dụng dược lý cây Lô hội

Lô hội có 3 tác dụng:

+ Liều nhỏ (0,05 – 0,1g) là một vị thuốc bổ giúp sự tiêu hóa, vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột.

+ Liều cao nó là vị thuốc tẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm, gây xung huyết ở cơ quan bụng nhất là ruột già. Nó gây xung huyết, do đó không dùng cho người lòi dom và có thai, Đông y dùng sắc uống thường từ 1 – 3 đồng cần. Hoặc giã nước. Dùng ngoài giã đắp.

+ Người ta còn cho nó có tác dụng thông mật, (cholagogue). Sự có mặt của mật rất cần thiết cho lô hội, do đó lô hội tác dụng chậm. Muốn tác dụng mau hơn người ta dùng phối hợp với mật bò.

+ Dùng quá 8g có thể ngộ độc chết người (phân nhiều, toàn thân yếu, mạch chậm, nhiệt độ xuống).

Vị thuốc Lô hội

Vị thuốc Lô hội

3. Vị thuốc Lô hội theo Đông y

– Tính vị: Đắng sáp, lạnh

– Quy kinh: Vào kinh can, tỳ, vị, đại trường

– Công dụng chủ trị:

Tả hỏa, thông kinh, sát trùng, giải độc. Trị bạch trùng, đái máu, phụ nữ bế kinh, ra khí hư, trẻ con kinh sợ, động kinh, cam tích, bỏng nước, trị lở loét, ghẻ, nhọt sưng. Trừ ứ tan độc, đơn độc, vấp ngã đánh đập tổn thương, thấp nhiệt đái đục, mát gan. Dùng sống đắp ngoài chữa vỡ lở chỗ thịt thối rữa, vảy, nhọt, sưng độc, bỏng lửa bỏng nước, quai bị..

– Theo Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục.

Tính vị: Lá: Đắng, lạnh. Hoa: Ngọt, nhạt, mát.

Công dụng:

Lá:

Thông tiện, thúc kinh, mát máu ngừng đau, tiêu viêm ngừng ho, tả hỏa sát trùng, giải độc. Trị nhọt lở độc sưng bỏng lửa bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở.

Hoa:

Mát nóng, lợi thấp, mạnh vị. Trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng. nôn ra máu, đái trắng đục.

– Theo Trung Quốc dược học đại từ điển (1958)

+ Tính chất: Đắng, lạnh, không độc. 

+ Công dụng:

Thanh cam nhiệt, sát trùng tích, có thể hưng phấn nhu động ruột già, cho nên có công hiệu tả hạ. Đồng thời có thể giúp vị tiêu hóa, với làm thuốc có vị đắng mạnh vị, ngoài ra lại làm thuốc thông kinh, đồng thời chữa thói quen bí đại tiện và bế kinh.

+ Tác dụng:

Sau khi vào dạ dày có thể xúc tiến chất dịch vị tăng thêm bài tiết, khiến tiêu hóa tăng cường. Đến ruột có thể kích thích nhu động ruột thêm nhanh, sự bài tiết của niêm mạc vội thêm khiến phân chứa chát lại vội ra. Từ vách ruột mà dẫn vào trong máu thì máu cũng bị kích thích mà tuần hoàn tăng nhanh khiến tử cung xung huyết càng làm hữu hiệu, cho nên có thể chữa các loại kinh bế và chứng suy nhược vậy.

* Liều dùng: 0,4g – l,2g/ ngày. Cho vào hoà tán, Không nên cho vào thuốc sắc

* Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu cấm dùng. 

4. Phương thuốc chọn lọc từ cây Lô hội

Bài thuốc từ lá Lô hội

1) Trị đái đục trắng:

Lá lô hội tươi giã nước 6 – 7 thìa trà, thêm Đạm qua tử nhân 30 hạt, đun cho nóng, trước bữa ăn uống, ngày 2 lần.(Phúc Kiến dân gian thảo dược) 

2) Trị ho ra đờm có máu: Lá lô hội tươi 5 đ.cân – 1 lạng, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa đi chất dính, sắc uống. (Quảng Đông trung thảo dược) 

3) Trị đái ra máu: Lá lô hội tươi 5 đ.cân, giã vắt lấy nước thêm đường trắng 1 lạng, nước cơm điều uống.

4) Trị bỏng lửa bỏng nước nhẹ: Lá lô hội tươi, dùng nước lạnh nóng rửa sạch, lấy nước vắt ra đồ chỗ đau, ngày đắp 2 – 3 lần. (Phúc Kiến dân gian thảo dược) 

5) Trừ ứ tan độc: Lá lô hội cũng muối giã nhừ đắp vào chỗ vết loét. (Linh nam thái dược lục).

6) Trị bệnh (biên chỉ) chai sừng, chai sẹo (Tức callosity, callus, hay tylosis) 

Dùng:  Lá lô hội tươi ngâm nước tiểu trẻ nửa ngày đun hơ nóng đắp vào chỗ chân chai. Hoặc lấy lá tươi sao sém thêm chút rượu ngon giã nhừ thêm nhiệt đắp. (Phúc kiến dân gian thảo dược) 

Bài thuốc từ hoa Lô hội

–  Công dụng chủ trị: Trị ho hắng, nôn máu, đái trắng đục.

–  Cách dùng lượng dùng:

+ Uống trong: Sắc uống 1 – 2 đ.cân.

+ Dùng ngoài: Sắc nước rửa. 

–  Phương chọn lọc

+ Trị ho hắng khạc máu: Hoa lô hội (khô) 3 – 5 đ.cân, sắc nước uống. (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật)

+ Trị nội thương nôn ra máu: Hoa lô hội lấy rượu sắc uống. 

+ Trị đái trắng đục: Hoa lô hội cùng thịt lợn sắc nước uống.

+ Trị trong 1 tháng mà trẻ mắt không mở: Hoa lô hội sắc nước rửa.

(Các bài 1- 2 – 3 – 4 – là ở “Linh nam thái dược lục”)

Bài thuốc từ Rễ lô hội

– Công dụng chủ trị:

Trị trẻ con cam tích cảm nhiễm đường niệu, dùng rễ lô hội khô 5 đồng cần đến 1 lạng sắc uống..

(Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật)

– Phương chọn lọc:

Viên nhuận tràng (xí nghiệp dược phẩm)

Bột lô hội 0,08g; Cao mật bò 0,05g; Phenotalein 0,05g;Bột cam thảo 0,05g; Tá dược vừa đủ 1 viên. 

Dùng chữa táo bón khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da yếu gan, yếu ruột. Ngày uống 1 – 2 viên vào bữa cơm chiều. Có thể dùng liều cao hơn, trẻ dưới 15 tuổi không dùng được.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm