Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Đại cương thuốc Tiêu hóa 

by BBT Yhctvn

Thuốc tiêu hoá – Tiêu đạo là các vị thuốc giúp cho việc tiêu hoá thức ăn bị ứ trệ (thuộc thực chứng). Thuốc Tiêu hóa – Tả hạ là những thuốc làm thống đại tiện, để đưa bệnh tà ở trong ra ngoài.

A. Thuốc Tiêu hóa – Tiêu đạo

1. Định nghĩa

Thuốc tiêu hoá – Tiêu đạo là các vị thuốc giúp cho việc tiêu hoá thức ăn bị ứ trệ (thuộc thực chứng). Nếu do tỳ vị hư mà ảnh hưởng đến tiêu hoá thức ăn thì dùng các thuốc kiện tỳ sẽ nếu ở chương thuốc bổ.

2. Tác dụng chung

– Tiêu hoá các thức ăn bị trở trệ: Do ăn uống quá độ không tiêu hoá đuợc ảnh hưởng đến tỳ vị, gây đầy bụng, ợ chua, muốn nôn, đau bụng, ỉa chảy.

– Khai bị làm ăn uống ngon, do nhạt miệng vô vị, không muốn ăn.

3. Chú ý khi sử dụng thuốc tiêu đạo

– Nếu ứ đọng thức ăn do khí trệ gây ra, thì dùng thuốc tiêu đạo với các thuốc hành khí: Trần bì, Chỉ thực…

– Nếu tích trệ thức ăn, uống thuốc tiêu hoá không có tác dụng thì dùng thuốc tả hạ phối hợp với thuốc tiêu hoá để chữa.

– Những người ốm do tỳ mất kiện vận, trước hết phải dùng thuốc kiện tỳ(Bạch truật, Đẳng sâm), Khổng nên dùng thuốc tiêu đạo để chữa.

– Thuốc có tiêu đạo tính chất hoà hoãn, giúp cho cơ năng tiêu hoá tốt, nếu tỳ hư hay khí trệ có thể tuỳ theo bệnh tình nặng, nhẹ mà phối hợp cho thích đáng.

B. Thuốc Tiêu hóa – Tả hạ

1. Định nghĩa

Thuốc Tiêu hóa – Tả hạ là những thuốc làm thống đại tiện, để đưa bệnh tà ở trong ra ngoài.

2. Tác dụng chung

Thuốc tả hạ có những tác dụng chính sau đây:

Làm thông đại tiện, dẫn tích trệ: do nhiệt kết hay hàn ngưng lại, huyết hư, tân dịch giảm gây táo bón và vì táo bón gây nên tích trệ.

Tả hỏa, giải độc.

+ Do nhiệt độc đi lên trên gây chứng mắt đỏ đau, đau họng viêm lợi và mụn nhọt sưng đau; dùng thuốc tả hạ để giải độc.

+ Hoả độc, nhiệt độc làm rối loạn thần minh gây các chứng vật vã, mê sảng, phát cuồng, dùng thuốc tả hạ để tả hoả.

 Chữa phù thũng do nước đình lại kèm theo táo bón.

 Tiêu đờm, hết suyễn, do nhiệt gây đờm kết làm khó thở, suyễn tức.

 Chữa các chứng ứ huyết, bế kinh.

 Chữa các cơn đau bụng do giun.

3. Phân loại thuốc Tả hạ

Tùy theo tính chất hàn nhiệt, cường độ mạnh yếu của thuốc, người ta chia làm 3 loại sau đây:

Thuốc hàn hạ: Là những thuốc có tác dụng tẩy, tính mát và lạnh để chữa chứng nhiệt ở bên trong: sốt, táo bón.

Do nhiệt tà vào lý gây chứng táo kết ở ruột, phân thành cục rắn, xuất hiện các chứng: đau bụng, cự án, sốt cao, nói sảng, ra mồ hôi, mặt đỏ, miệng khát, rêu lưỡi vàng khô, mạch trầm thực hoạt sác (gọi là chứng dương minh phủ chứng trong Thương hàn luận hay chứng ôn nhiệt tại đại trường thuộc ôn bệnh), thì dùng các thuốc hàn hạ tính lạnh vị đắng để chữa.

 Thuốc nhiệt hạ: Là những thuốc có tác dụng tẩy, tính ấm và nóng để chữa chứng hàn ngưng gây táo bón.

Đại tiện táo do thực hàn gây ra kết ở thượng vị, ăn đầy trướng, không tiêu, thượng vị đau, chân tay lạnh, miệng không khát, sợ lạnh thích nóng, tiểu tiện trong dài, rêu trắng lưỡi trơn, mạch trầm huyền.

 Thuốc nhuận hạ: Là những thuốc có tác dụng nhuận trường.

Thuốc nhuận hạ có tác dụng nhuận trường được dùng đối với các trường hơp: sốt lâu ngày tân dịch bị hao tổn; phụ nữ sau khi đẻ; người già; bấm tố nhiệt thịnh; do huyết hư. âm dịch thiếu gây các chứng táo bón, miệng khát, bụng đây tức đau, mạch hơi sáp.

4. Chú ý khi sử dụng thuốc tả hạ

– Chỉ sử dụng thuốc tả hạ khi biểu tà đã hết. Nếu biểu tà chưa hết mà đã xuất hiện các chứng lý thực (táo, sốt, vật vã…) thì phải dùng kết hợp các thuốc giải biểu với thuốc tả hạ gọi là biểu lý song giải.

– Cường độ của thuốc tả hạ liên quan tới liều lượng: dùng liều cao thì tẩy, liều ít thì nhuận tràng; tới sự phối ngũ: nếu kết hợp với thuốc phá khí như Chỉ thực thì cường độ tăng mạnh, nếu kết hợp với thuốc hoà giải như Cam thảo thì cường độ hoà hoãn hơn .

– Tính chất của thuốc còn quan hệ vối sự phối ngũ: như Đại hoàng tính lạnh nếu dùng cùng với Phụ tử tính nóng có thể chữa chứng táo bón do hàn thực .

– Nếu trường hợp sốt lâu ngày tân dịch háo tổn, cần phải tả hạ, thì nên dùng thuốc nhuận hạ và phối hợp với các thuốc dưỡng âm sinh tân như Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn .

5. Cấm kỵ

– Thuốc tả hạ có tác dụng phụ là làm nôn mửa, nếu dùng liên tục sẽ ảnh hưỏng không tốt đến tỳ vị, làm người gầy, vì vậy không được dùng cho các trường hợp sau:

+  Người già, dương hư sức yếu.

+  Người thiếu máu, mất máu.

+  Có loét hay trĩ ở đại tràng.

+ Phụ nữ đang hành kinh, đang có chửa hoặc sau khi đẻ mất máu.

C. Các vị thuốc Tiêu hóa

Sơn tra Đại hoàng
Kê nội kim Mang tiêu
Mạch nha Lô hội
Cốc nha Ba đậu
Muồng trâu

Nguồn: Gtyhct

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm