Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Kê nội kim (Màng mề gà)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Kê nội kim còn gọi: Kê độn bì (Điền Nam bản thảo). Kê hoàng bì (Hiện đại thực dụng trung dược). Kê thực bì (Hà Nam trung được thủ san). Kê hợp tử (Sơn Đông trung dược). Kê trung kim, hóa thạch đởm, hóa cố đởm ( Sơn Tây trung dược chí). 

– Tên khoa học: (Endothelium Corneum Gigeriae Galli

1. Bộ phận dùng, hình thái và bào chế

– Bộ phận dùng: Niêm mạc bên trong của Mề gà (Gallus domesticus), họ Chim trĩ (Phasianidae), bóc rửa sạch phơi khô.

– Hình thái: Là một vật dạng tấm hình bầu dục dài không quy tắc, có nếp nhăn như sóng gợn rõ ràng, rộng 3 cm, mặt ngoài sắc vàng kim, sắc vàng nâu hoặc sắc. luc, màng mề gà của con gà ơi hơi đen, chất móng xốp, dễ vỡ vụn. mặt cắt hiện dụng chất keo, có trơn táng. Mùi hơi tanh, vị nhạt, hơi đắng. Dùng loại khô ráo, hoàn chỉnh, to, sắc vàng là tốt.

– Bào chế: Màng mề gà bỏ mọi tạp chất rửa sạch phơi khô. Sao kê nội kim: trước đem cát vào trong chảo rang sao nóng sau đó cho màng mề gà sạch vào trong nồi dùng lửa vừa phải, sao đến sắc vàng nâu hoặc sắc vàng xém, lấy ra, chải bỏ cát, dùng. 

2. Tác dụng dược lý

Sau khi người uống kê nội kim thì lượng bài tiết dịch vụ, độ axit và sức tiêu hóa đều thấy tăng cao. Trong đó tăng thêm lực tiêu hóa xuất hiện tương đối chậm, duy trì cũng tương đối lâu. Sau khi uống kê nội kim thì cơ năng vận động của dạ dày rõ ràng tăng mạnh, biểu hiện ở chỗ kỳ vận động của dạ dày kéo dài cùng sóng nhu động tăng cường.

Bởi lẽ vì vận động được tăng cường cho nên sự bài tiết của vị cũng được tăng nhanh. Trong bản thân kê nội kim không hàm chứa men tiêu hóa nào, ảnh hưởng về vận động và bài tiết của vị cũng không phải sau khi uống thuốc lập tức sản sinh, mà cần phải trải qua một đoạn thời gian, cho nên tác dụng là do kê nội kim sau khi tiêu hóa vào đến trong huyết dịch gặp nhân tố thể dịch loại nào đó sinh ra.

Vị thuốc Kê nội kim

Vị thuốc Kê nội kim

 3. Vị thuốc Kê nội kim trong Đông y

– Tính vị: Ngọt, bình. 

+ Biệt lục: Hơi lạnh

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Bình, không độc. 

+ Bản thảo bị yếu: Ngọt, bình, tính sáp. 

– Về kinh: Vào kinh tỳ vị. 

+ Bản thảo kinh sơ: Vào 2 kinh đại tràng và bàng quang.

+ Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh tỳ vị. 

– Công dụng chủ trị: Tiêu tích trệ, mạnh tỳ vị. 

Trị thức ăn tích chướng đầu, nôn mửa phản lý, tả lỵ, cam tích, tiêu khát, di nịch, hầu tý, nhũ nga, răng cam miệng lở loét.

+ Bản kinh: Chủ tiết lợi. 

+ Biệt lục: Chủ lợi tiểu tiện, di nịch, trừ nhiệt ngừng phiền.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Ngừng tiết tinh, kiêm đái máu, băng huyết, khí hư, tràng phong, tả lỵ.

+ Điền nam bản thảo:  Khoan khoái trung tiêu mạnh tỳ, tiêu thức ăn, trị trẻ con ăn bú kết trệ, bụng to gân xanh, bị tích cam tích.

+ Cương mục: Trị trẻ con sốt rét do ăn, chữa người lớn tiểu tiện lâm ly, phản vị, tiêu tích rượu, chủ hầu bế, nhũ nga, các loại lở loét miệng, răng cam, mọi lở loét.

+ Bản thảo thuật: Trị tiêu đan. 

+ Bản kinh phùng nguyên: Trị mắt màng che. 

+ Bản thảo tại tân: Hóa đờm, lý khí, lợi thấp.

+ Y học chung trung tham tây lục: Trị huyền tích trưng hà, thông kinh bế.

+ Lục Xuyên bản thảo: Sinh cơ thu miệng. Trị lở vỡ kiểu tiêu hóa

– Cách dùng và lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc uống 8g – 12g/ngày , hoặc cho vào hoàn tán.

+ Dùng ngoài: Sấy khô nghiền nhỏ đắp hoặc dán sống vào..

4. Phương thuốc chọn lọc vị Kê nội kim

1) Trị thức ăn tích bụng đầy: Màng mề gà nghiền nhỏ hòa sữa uống.

2) Trị bị khí tích:

Não bò 1 bộ (cùng màng mề gà ngâm rượu 1 đêm) gà đực lấy mề 1 cái, phác tiêu 1 bát (làm sạch) khinh phấn, trầm hương, sa nhân, mộc hương đều 3 động cân. Óc bò dùng nồi đồng sấy khô đem các loại thuốc trên cho vào cùng gia, sấy. Mỗi lần uống 1 đồng cân, rượu nóng điều uống, ngày 3 lần. (Thánh huệ phương)

3) Trị phản lý, ăn vào bèn nôn ra, khí xốc lên. Màng mề gà sao cháy, rượu điều uống. (Thiên kim phương) .

4) Trị tỳ vị thấp hàn, ăn uống giảm ít, lâu ngày thành tiết tả, ỉa nguyên thức ăn không tiêu hóa.

Bạch truật 4 lạng; Can khương 2 lạng; Kê nội kim 2 lạng; Thịt táo 1/2 cân.

Bốn vị trên bạch truật, kế nội kim đều sấy kỹ nghiền nhỏ, lại tán nhỏ can khương cùng trộn với thịt táo cùng giã như bùn, làm bánh nhỏ, trên tro củi nướng khô. Lúc đói, ăn điểm tâm nhai kỹ nuốt vào họng. (‘Y học chung trung tham tây lục” Y tỳ bính).

5)Trị bệnh lý cấm khẩu: Kê nội kim sấy nghiền, hòa nước sữa uống. (Cương mục) 

6) Trị trẻ con bệnh cam

Kê nội kim 20 cái (chớ cho vào nước, trên ngói sấy khô, nghiền nhỏ). Xa tiền tử 4 lạng (sao, nghiền nhỏ). Hai vị hòa đều, lấy gạo đường dung hóa đảo vào cùng ăn, kiêng dầu mỡ, miến ăn, sắc uống hoặc sao ăn. (Thọ thế tân biên)

7) Trị bệnh tiêu thận, đái luôn luôn ra chất trắng đục, khiến người gầy dóc:

Kê nội kim 1 lạng (sao qua); Hoàng kỳ 1/2 lạng; Ngũ vị tử 1/2 lạng, các vị trên giã thô. Lấy nước 3 chén to sắc còn 1,5 chén, bỏ bã trước bữa ăn chia 3 lần uống ấm. (Thánh huệ phương)

8) Trị hư lao, thượng tiêu phiền nóng, tiểu tiện hoạt sác, không thể ngừng:

Kê nội kim vỏ vàng 2 lạng (sao qua); Thỏ ty tử 2 lạng (tẩm rượu 3 đem phơi khô giã nhỏ); Lộc nhung 1 lạng (bỏ lông đồ dấm nướng vàng); Tang phiêu tiêu 1/2 lạng (sao qua). Nghiền nhỏ rất kỹ, mỗi 1 lần dùng nước cháo lòng điều uống 2 đồng cân. (Thánh huệ phương)

9) Trị tiểu tiện xít nhỏ giọt, đau không nhịn nổi:

Kê nội kim 5 đồng cân. Phơi trong râm, sao tồn tính, làm 1 lần uống với nước sôi. (Y lâm tập yếu).

10) Trị di tinh 

Kê nội kim 6 đ.cân sau sém nghiền nhỏ, chia 6 gói, sớm tối đều uống 1 gói, lấy rượu ngon hâm nóng 1/2 chén điều uống. (Cát lâm trung thảo dược) . 

11) Trị răng cam tẩu mã:

Màng mề gà (không để rơi xuống nước) 5 cái; Khô phàn 5 động cân nghiền nhỏ xát vào. (Kinh nghiệm phương) 

12) Trị các loại miệng lở loét: Kê nội kim sao xém, đắp vào. (Hoạt ấu tân thư).

13) Trị hầu tắc nhũ nha: Kê nội kim chớ rửa, âm can nghiền nhỏ dùng ống trúc thổi vào hầu. (Thanh nang tạp soán)

14) Trị trẻ con ôn ngược (sốt rét nóng nhiều):

Sao kê nội kim vàng vỏ, tán nhỏ hòa sữa cùng uống. (Thiên kim phương) 

15) Trị phát bối đã vỡ: Kê nội kim vỏ vàng, cùng miên như sấy khô nghiền nhỏ sát vào (Cương mục). 

(16) Trị lao xương, lao ruột: Kê nội kim sao sém nghiền nhỏ, mỗi lần 3 đồng cân, ngày uống 3 lần, lúc đói bụng dùng rượu ấm điều uống. (Cát Lâm trung thảo dược)

5. Các nhà luận bàn

1) Bản thảo kinh sơ

Mề gà là tỳ của gà là nơi tiêu hóa thóc gạo thức ăn. Khí của nó thông tới 2 kinh đại trường bàng quang. Có nhiệt thì tiết lỵ, di nịch, được khí hơi lạnh thì  tiết lỵ, di nịch khỏi vậy. Phiền là do nhiệt mà sinh ra, nhiệt đi thì phiền tự ngừng vậy. Đời này lại dùng trị mọi chứng cam lở loét thần hiệu.

2) Yếu dược phân tễ

Trẻ con cam tích đó là 2 kinh can tỳ tổn thương dẫn đến tích nhỏ gây nên bệnh, màng mề gà có thể vào gan mà trừ can nhiệt, vào tỳ mà tiêu tỳ tích, cho nên đời sau lấy kê nội kim trị bệnh cam vậy vào )

3) Y học chung trung tham tây lục

Kê nội kim, là tỳ vị gà vậy. Trong đó có sành, đá, đồng, sắt đều có thể tiêu hóa, điều giỏi hóa ứ tích có thể xem đó mà biết. Tỳ vị ở trung tiêu để khí hóa lên xuống, nếu có ứ tích khí hóa không thể lên xuống, vì thế dễ dẫn đến chướng đầu, dùng kê nội kim làm phép chữa tạng khí. Nếu lại cùng bạch truật lượng bằng nhau kiêm dùng là thuốc chủ yếu tiêu hóa ứ tích vậy, chẳng những có thể tiêu cái tích của tỳ vị, còn làm vật phẩm quý để bổ tỳ vị nữa, tỳ vị mạnh khỏe càng có thế vận hóa sức thuốc để tiêu tích vậy. Chẳng những có thể tiêu tích của tỳ vị, bất luận tạng phủ chốn nào có tích, kê nội kim đều có thể tiêu. Vì thế con trai bị huyền tích, Con gái bị trưng hà lâu đều có thể khỏi.

Lại nữa phàm chứng hư lao, kinh lạc phần nhiều ứ trệ, thêm Kê nội kim vào trong thuốc tư bố để hóa cai ứ trệ của kinh lạc mà bệnh mới khỏi.

Đến như trị con gái đến thì mà chưa một lần ra kinh càng làm thuốc chủ yếu, bởi lẽ có thể giúp Quy Thược để thông kinh, lại có thể làm thuốc giúp bổ mạnh tỳ vị tăng tiến ăn uống để sinh ra máu vậy.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm