Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Phòng kỷ – Còn gọi là Thanh đồng hương, tiểu thanh đằng, bạch sơn phiên thự, thanh đàn hương, thanh phong đằng, tiểu cát đằng, 

Ở nước ta có khai thác một vài cây với tên phòng kỷ, nhưng chưa được xác định chắc chắn, riêng không nêu ở đây, mà tôi chỉ nê 14 loại phòng kỷ Trung Quốc thường dùng, và xuất sang ta, để ta biết từng loại mà sử dụng cho thích hợp, vì ở ta chưa có loại này nên cũng không mô tả cây mà chỉ mô tả hình trạng vị thuốc để nhận dạng khi mua và khi sử dụng: –

1) Phấn phòng kỷ: Stephania tetrandra S. Moore. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Còn gọi: Thạch thiềm thừ, Sơn ô quy, hán phòng kỷ, đảo địa cung, kim ty điếu miết, bạch mộc hương.

2) Quảng phòng kỷ: Aristolochia fangchi wu Còn gọi phòng kỷ mã đầu linh. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). 3) Mộc phòng kỷ: Cocculus trilobus (Thunb) DC. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

4) Dị diệp mũ đâu linh: Aristolochia heterophylla hemsL.

Còn gọi: Hán trung phòng kỷ. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae).

Tên thường dùng: Phấn phòng kỷ; Hán phòng kỷ; thạch thiềm thừ; sơn ô qui; đảo địa cung; kim ty điếu miết; bạch mộc hương. 

Tên khoa học: Stephania tetrandrae S. Moore 

Họ Tiết Dê (Menispermaceae) 

Lưu ý: Cần phân biệt với Mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus – Thunb DC) và Quảng phòng kỷ ( Aristolochia fangchi Wu et L.D. Chou et S.M.Hwang) cũng thuộc họ tiết dê. 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Rễ của cây Phòng kỷ. Rễ màu vàng, chắc, có vân ngang là tốt.

Thu hái: Vào mùa thu

Cách bào chế: 

Theo Trung Y: Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô. Hoặc lấy rễ khô ngâm nước một ngày. Vớt ra ủ mềm, thái lát phơi khô hoặc tẩm rượu sao dùng. 

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm nước ủ cho mềm, thái mỏng phơi khô. Hoặc rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô. 

Bảo quản: Phơi thật khô, để nơi cao ráo

2. Tác dụng dược lý của Phòng kỷ

1) Đối với phấn phòng kỷ:

a- Tác dụng trấn đau:

Dùng phép tấm nóng (nhiệt bản pháp) đối với chuột con đo lường. được tất cả tetrandrine (hán phòng kỷ kiềm) cùng với hanfangchin A, hanfangchin B (hán phòng kỷ giáp tố, ất tố), ancaloit kiểu phenol (CHUON) tức hán phòng kỷ bính tố thì đều có tác dụng trấn đau. Tác dụng của tổng kiềm rất mạnh, lượng thuốc có công hiệu là 50mg/ kg, nửa số dẫn đến lượng chết là 241 – 250mg/kg. Hán phòng kỷ bính tố tác dụng trấn đau, so với giáp tố, ất tố thì mạnh hơn, nhưng độc tính cũng tương đối lớn, cho nên không có giá trị thực dụng. Dùng phép kích thích điện vào đuôi chuột con cũng chứng minh rằng giáp tố, ất tố, cùng dịch ngâm cao, thuốc sắc hán phòng kỷ đều có tác dụng trấn đau nhất định.

Tác dụng giáp tố mạnh hơn ất tố, lượng thuốc có công hiệu lớn hơn morphin 10 – 20 lần. Nếu lấy hiệu lực trấn đau của morphin là 100 giờ thì tổng kiềm của hắn phòng kỷ ước là 13, tổng kiềm của diên hồ sách là 40. Trong khi hợp dùng 2 thứ phòng kỷ và diện hô sách thì hiệu lực trấn đau không những không tăng thêm, ngược lại còn giảm yếu.

Dùng dược vật kháng tổ chức amine (antihistamine) như benadryl (bản hải la minh) thì có thể thấy được rõ rệt tăng cường tác dụng trận đấu của giáp tố và ất ố, mà không ảnh hưởng tới độc tính. Có báo cáo nói: Vượt qua lượng thuốc nhất định thì tác dụng trán đau của hán phòng. kỷ ngược trở lại giảm yếu, thậm chí tiêu tan. Đây có khả năng là bởi vì giáp tố (tức hanphangchin A) với lượng thuốc lớn có thể hưng phấn hệ thống trung khu thần kinh, do đó mà làm tiêu hao làm yếu tác dụng trấn đu. Mà nước ngoài thì báo cáo: Giáp tố đối với chuột con cần 100 – 250mg/kg mới có thể tăng cao ngưỡng đau 7 – 10%.

Trên lâm sàng 30mg miệng uống hoặc tiêm dưới da thì tác dụng trấn đau không rõ rệt.

b- Tác dụng tiêu viêm và kháng quá mẫn.

Hán phòng kỷ giáp tố, ất tố tối với chuột lớn bị viêm khớp kizu formaldehyde đều có tác dụng tiêu viêm nhất định. Tác dụng của giáp tố mạnh hơn ất tố. Trên phương diện này, tác dụng của giáp tố cùng cortisone (khảo đích tùng) tương tự, mạnh hơn sodium salicylate (thảo dương toán nạp) và yếu hơn butazolidin phenylbutazone (bảo thải tùng). Sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận thì tác dụng đó tiêu mất, nó có thể khiến trong tuyến thượng thận của chuột lớn hàm lượng vitamin C giảng thấp, tế bào ái toan trong huyết dịch mật tiêu giảm ít. Sau khi cắt bỏ thùy thể dưới não 7 ngày lại cho uống giáp tố, vẫn có tác dụng này, cho nên làm trực tiếp tác dụng với tuyến thượng thận. Đối với con chuột lớn bình thường liên tục uống hanphangchin A (giáp tố)

7 ngày thì hàm lượng sinh tố C ở trong tuyến thượng thận không bị giảng thấp, hai bên tuyến thượng thận cũng không phì đại, trong nước tiểu lượng bài tiết ra 17 – hydroxsteroid cũng không tăng thêm, nói rõ tác dụng hưng phấn chất vỏ tuyến thượng thận không phải là tính đặc dị. Hán phòng kỷ giáp tố đối với thực nghiệm bỏng lửa tại thỏ nhà cũng có tác dụng kháng viêm. Trong thí nghiệm trypan – blue ngoài da chuột to, có thể giáng thấp tính thẩm thấu ống máu.

Đối với dùng toàn bộ lòng trắng trứng khiến thỏ nhà choáng (sốc). quá mẫn, có thể rõ ràng giáng thấp tỉ lệ phát sinh chứng trạng sốc nghiêm trọng, nhưng đối với tỉ suất tử vong thì không ảnh hưởng rõ ràng, đối với chuột cống sốc histamin thì không tác dụng. Ngoài ra có thể ức chế thỏ dung huyết kiểu dịch (Immune hemolysis). Cũng có báo cáo, nó cũng vật chất kháng nguyên 1 dạng, có thể kích hoạt lymphaden (lâm ba kết), tăng thêm nguyên tượng bào (plasmablast) cùng với nồng độ trọng lượng hạch axit hạch đường của tương bào (plasmacute), đồng thời dẫn đến tăng thêm tế bào loại này. Bởi vì nó có tác dụng trấn đau, tiêu viêm cùng giải nhiệt, chống sốc quá mẫn độ nhẹ, cho nên cần thuộc vào thuốc giải nhiệt trấn đau.

 c- Tác dụng đối với hệ thống tuần hoàn:

Trên thân mèo gây mê, hán phòng kỷ giáp tố có tác dụng giáng áp rõ rệt, từ 3 – 6mg/kg có thể khiến huyết áp hạ xuống tới 50 – 65% từ 1 giờ trở lên. Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, hoặc miệng uống đều có tác dụng, lúc giáng áp lực co bóp tim hơi yếu và ngắn tạm, tâm xuất cùng truyền đạo không biến hóa rõ rệt.

Ở tai thỏ đã tách rời cơ thể và liền thần kinh, trên tiêu bản đều có thể thấy được dãn nở ống máu, so Với papaverine (anh túc kiềm mạnh hơn và giữ được lâu. Có thể thêm mạnh và kéo dài tác dụng giáng áp của acetylcholine (ất tiền đởm kiềm). Ức chế hoặc giảm yếu sức đè nén lên tổng động mạch cổ dẫn đến phản ứng tăng áp, Atropin có thể từng bộ phận thủ tiêu tác dụng giáng áp của giáp tố.

Căn cứ phân tích trên, nguyên lý giáng áp của Hán phòng kỷ lạ nó đối với trực tiếp dãn nở ống máy… ra tác dụng dạng M, cùng với ức chế trung khu Vận động ống máu cùng với trung khu giao cảm sinh ra, cùng với sự thích phóng histamine (tố chức an) không quan hệ.

Ất tố (tức hanphangchin B) cũng có thể dẫn đến giáng áp, tính chất cùng giáp tố tương tự, riêng tác dụng giáng áp tương đối yếu, vả lại dễ sinh ra sự quen chịu nhanh chóng. Tác dụng giáng áp của “bính tố” so với “giáp tố” thì mạnh hơn, giáng áp cùng thần kinh mê tẩu không quan hệ, tạng tâm cũng không bị ức chế. Giáp tố trên tiêu bản rót vào tim thỏ đã tách rời cƠ thể, với nồng độ 106 – 10” đều có tác dụng làm lưu lượng mạch mũ tăng thêm rõ rệt. Lúc nồng độ cao tác dụng phát sinh nhanh, thời gian nối tiếp tương đối ngắn; Lúc nồng độ thấp thì phát sinh chậm (30 phút) thời gian duy trì dài. Đối với tạng tim dừng đập cũng có thể rõ rệt tăng thêm lưu lượng mạch mũ. Đối với chuột cống, mèo lúc nồng độ ở 10” cũng có tác dụng đồng dạng tăng thêm lưu lượng mạch mũ.

Ngoài ra còn có tác dụng đối cơ vân ngang, kháng khuẩn, kháng nguyên trùng, kháng u cục v,v…

2) Rễ một phòng kỷ:

Mộc phòng kỷ kiềm (tam diệp tố, trilobine) đối với thỏ nhà phát sốt có tác dụng giáng thấp nhiệt độ, có thể khiến huyết áp thỏ xuống thấp, huyết quản co be làm tê liệt cơ tim cùng cơ gân xương ếch. Lượng nhỏ thì tín, Tường co bóp tử cung và tiểu tràng, lượng lớn thì làm tê liệt. Đối với thỏ nhà nitrogen thay thế không ảnh hưởng rõ rệt, có thể tăng tiến lympho chó hình thành, có thể làm tê liệt thảo lý trùng (paramecium).

Đối với phá thương phong, bạch hầu, độc tố ở ngoài như trụ khuẩn độc thịt, cùng với độc tố của “hà đồn”, đối với chuột con tác dụng dẫn đến chết có một vài tác dụng bảo hộ. Đối với thỏ nhà, lượng dẫn đến chết nhỏ nhất tiêm tĩnh mạch là: 0,05g/kg, tiêm dưới da là 0,15g/kg.

Đối với ếch, chuột con tiêm dưới da, lượng dẫn đến chết nhỏ nhất là 0,5 – 1g/kg. Có thể dẫn đến động vật vận động bị bại liệt, cùng ngày nhiên mà kinh quyết, rồi chết vì hô hấp suy kiệt. Thành phần phi sinh vật kiềm (non ancaloit) của một phòng kỷ giáp tố (mufangchin A) 50mg/kg, hoặc ất tố 200mg/kg, đối với chuột to không có tác dụng lui nóng, (nước thịt có khuẩn trụ đại tràng tiêm vào chuột to khiến nó phát sốt).

Dùng phép tấm nóng (nhiệt bản pháp) chứng minh giáp tố, ất tố đồng thời không có tác dụng tràn đau. Giáp tố tiêm tĩnh mạch do Với chuột con, nửa số lượng chế là: 76mg/kg – ất tố độc tính rất thấp. Trilobamine (daphnoline) đối với hệ thống trung khu thần kinh. có tác dụng ức chế.

vị thuốc phòng kỷ

Vị thuốc phòng kỷ

3. Vị thuốc Phòng kỷ theo Đông y

Tính vị: Đắng, lạnh.

+ Dược tính luận: Hán phòng kỷ vị đắng, có độc nhỏ. Mộc phòng kỷ: Vị đắng cay.

+ Bản kinh: Vị can, bình.

+ Y học khái nguyên: Khí lạnh, vị rất đắng.

– Qui kinh: Vào bàng quang, tỳ, thận, can.

– Công dụng chủ trị:

Thông hành nước, trị hạ tiêu thấp nhiệt, trị thủy thũng, cổ chướng, thấp nhiệt cước khí, chân tap co rút đau, ngứa, ghẻ lở, sưng.

+ Bản kinh: Chủ phong hàn ôn ngược, khí nóng, mọi động kinh, trừ tà, lợi đại tiểu tiện.

+ Biệt lục: Chữa thủy thũng phong thũng, trừ nóng bàng quang, thương hàn nóng lạnh tà khí, trúng phong chân tay co cấp, ngừng tiết tả, tan ung sưng kết ác, trị mọi ghẻ ngứa, trùng, lở, thông tấu lý, lợi chín khiếu.

+ Dược tính luận: Hán phòng kỷ: Trị thấp phong miệng mặt méo lệch, chân tay đau, tan đờm đọng lại, trị phế khí ho suyễn.

Mộc phòng kỷ: Trị con trai chân tay khớp đốt trúng phong, phong độc không nói, trị khí kết ung sưng, sốt rét nóng nhiều, phong thủy thũng, trị bàng quang.

+ Y học khái nguyên: Chữa eo lưng trở xuống đến chân, thấp nhiệt sưng thịnh, cước khí, trừ nhiệt lưu cữu lâu ngày.

+ Y lâm toát yếu: Tả tâm, bền thận, ráo tỳ thấp, công chuyên thông hành nước khơi ngòi, để dẫn xuống.

+ Bản thảo tái tân: Lợi thấp, trừ phong, giải hỏa, phá huyết, trị bàng quang thủy thũng, mạnh tỳ vị, hóa đờm.

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong:

Sắc nước 1,5 – 3 đồng cân, hoặc vào hoàn tán. ,

* Kiêng kỵ:

Âm hư mà không thấp nhiệt cẩn thận khi dùng. Thượng tiêu thấp nhiệt không thể dùng. Ghét tế tân, sợ tỳ giải, giết độc hùng hoàng. Mộc phòng kỷ sợ nữ uyển, muối mặn.

+ Bản thảo kinh sơ: Vị hư, âm hư, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, miệng đắng lưỡi khô, thận hư tiểu thủy không lợi, khi có thai sau khi đẻ huyết hư, tuy có hạ tiêu thấp nhiệt đều kiêng.

4. Phương chọn lọc

1) Trị bì thủy gây bệnh, tứ chi sưng, nước ở trong khoảng bì phu, tứ chi máy động:

Phòng kỷ 3 lạng Hoàng kỳ 3 lạng Phục linh 6 lạng Cam thảo 2 lạng. Năm vị trên nước 6 tháng, nấu lấy 2 thăng chia 3 lần uống ấm. (Phòng kẻ phục linh thang)

2) Trị phong thủy mạch phù, mình nặng, mồ hôi ra sợ gió: Phòng kỷ 1 lạng Cam thảo 1/2 lạng (sao) Bạch truật 7,5 đ.cân Hoàng kỳ 1 lạng 1 phân

Nghiền nhỏ như hạt vừng, mỗi lần uống 5 tiền chủ, gừng tươi 4 lát, táo 1 quả, nước 1 bát rưỡi, sắc còn 8 phần 10, bỏ bã uống ấm, lúc lâu lại uống, sau khi uống như dòi đi trong da từ eo lưng trở xuống lạnh như băng, sau đó ngồi lên trên chăn, lấy chăn cuốn quanh eo lưng khiến hơi ấm ra mồ hôi. (Thang phòng kỷ hoàng kỳ)

3) Trị khoảng cách mô có chi ẩm, cả người bị suyễn đầy, dưới vùng tâm bị cứng, sắc mặt như hun đen, mạch trầm khẩn, đã bị mấy chục ngày, thầy thuốc cho nôn cho đi đồng không khỏi:

Mộc phòng kỷ 3 lạng Thạch cao 12 củ (bằng quả trứng gà) Quế chi 2 lạng Nhân sâm 4 lạng. Bốn vị trên lấy nước 6 tháng, nấu lấy 2 thăng chia 2 lần uống ấm. (“Kim quỹ yếu lược “Mộc phòng kỷ thang)

4) Trị bàng quang nước chứa chướng đầy, đã thành thủy thông: Hán phòng kỷ 2 đ.cân Xa tiền 3 đ.cân. Phỉ thái tử 3 đ.cân Trạch tả 3 đ.cân Sắc nước uống. (Bản thảo thiết yếu)

5) Trị thủy cổ chướng: Hán phòng kỷ 1 lạng Sinh khương 5 đ.cân Cùng sao, cùng sắc uống, lúc gần đói. (Bản thảo Đựng ngôn)

6) Trị cước khí sưng đau: Hán phòng kỷ 3 đ.cân Mộc qua 3 đ.cân Ngưu tất 3 đ.cân Quế chi 5 phân Chỉ xác 1 để cân Sắc uống. (Bản thảo thiết yếu)

7) Trị phối héo (nuy) suyễn ho:

Hán phòng kỷ nghiền nhỏ – lỗi lần uống 3 đồng cân, nước tương 1 chén cùng sắc còn 7/10 uống ấm cả bã. (Nho môn sự thân)

8) Trị phế quý khạc ra máu, nhiều đờm:

Hán phòng kỷ, đình lịch lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi ân uống 1 đ.cân với nước gạo nếp. (Cổ kim lục nghiệm phương).

9) Trị khắp mình ngứa ghẻ như sâu bò:

Hán phòng kỷ 3 lạng Đương quy 2 lạng Hoàng kỳ 2 lạng Kim ngân hoa 1 lạng Sắc uống. (Bản thảo thiết yếu)

10) Trị đái dầm, tiểu tiện sáp xít:

Phòng kỷ 1 lạng Qui tử 1 lạng Phòng phong 1 lạng. Ba vị trên lấy nước 5 thăng đun còn 2,5 thăng chia 3 lần uống, tán bột uống cũng tốt. (Thiên kim phương)

5. Lâm sàng báo cáo vị Phòng kỷ

Chữa bệnh cao huyết áp:

Từ trong bán phòng kỷ chiết xuất lấy ancaloit – hán phòng kỷ giáp tố (hanphangchin A) đủ có tác dụng giáng áp, nói chung dùng miếng nên uống, mỗi ngày 120mg, chia 2 lần uống. Người huyết áp quá cao tăng đến mỗi ngày 180mg, căn cứ 110 giường bệnh nhân kỳ II và kỳ III quan sát: Sau khi qua dùng thuốc từ 2 – 7 tháng thì công hiệu rõ rệt là 13 giường, có hiệu là 26 giường, nói chung chữa khỏi 24 giường, vô hiệu 47 giường, tổng có hiệu xuất là 55%, cũng có thể chọn dùng thuốc tiêm tĩnh mạch, mỗi lần 120mg, mỗi ngày 2 lần. Căn cứ trên 200 giường bệnh quan sát kết quả sử dụng, công hiệu so với uống tốt hơn, tác dụng tương đối nhanh, vả lại không có phản ứng xuống thấp quá đột ngột, cho nên có thể làm thuốc chữa chứng cao huyết áp cấp có công hiệu mà thỏa đáng.

6. Các nhà bàn luận

1) Bản thảo thập di: Hán phòng kỷ chủ thủy khí, mộc phòng kỷ phong khí và tuyên thông.

2) Trương Nguyên Tố: Trừ hạ tiêu thấp sưng cùng đau, kiêm tiết tà hóa ở bàng quang, tất phải dùng hán phòng kỷ, thảo long đởm làm quân, hoàng bá, tri mẫu, cam thảo làm tá.

3) Lý Hãn: 

Bản thảo thập tễ nói: Thông có thể trừ trệ là loại thông thảo, phòng kỷ vậy. Ôi! Phòng kỷ rất đắng lạnh, có thể tiết cái thấp nhiệt ở trong máu, thông cái trệ tắc, cũng có thể tả đại tiện, bổ âm tả dương… Đến cả 12 kinh có thấp nhiệt ủng tắc không thông, cùng rót xuống chân thành cước khí, trừ bàng quang tích nhiệt, không dùng vị này không được, thật là thuốc tiên để thông hành kinh, không vị nào có thể thao được.

+ Còn như ăn uống nhọc mệt, âm hư sinh nóng trong, nguyên khí cơm gạo đã thiếu, lại dùng phòng kỷ để tiết đại tiện thì thêm mất máu, điều này không thể dùng là một vậy.

+ Nếu người khát dữ đòi uống, đó là nhiệt ở phần khí thượng tiêu kinh phế, nên thấm mà tiết đi mà phòng kỷ là thuốc phần huyết ở hạ tiêu, trường hợp này không thể dùng được là hai vậy.

+ Ngoại thương phong hàn, tà truyền vào kinh phế, phần khí có thấp nhiệt mà đái đỏ vàng rồi dẫn đến không thông, đó là bệnh khí ở thượng tiêu, cấm dùng thuốc phần huyết, đó là điều không thể dùng thứ 3 vậy.

Đại để thượng tiêu thấp nhiệt đều không thể dùng. Còn hạ tiêu thấp nhiệt trôi vào 12 kinh, dẫn đến nhị âm không thông thì nên dùng.

4) Trường Sa dược giải: Hán phòng kỷ tiết đi cái thấp ngấm ở kinh lạc; một phòng kỷ tiết đi cái tà thủy ở tạng phủ.

Phàm đờm ẩm đình tụ ở trong, tà thấp uất ở ngoài, da dẻ vàng đen, bàng quang nhiệt sáp, chân tay co rút, khớp đốt sưng đau, tất nên dùng phòng kỷ.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm