Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tỳ giải còn gọi: Cây bạt khế (Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam). Bạt khế (Biệt lục). Mã gia thích đầu, mã gia nặc (Giang Tây Trung thảo dược học). Kim cương tiện (Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương). Phạn ba phong, lãnh phạn ba (Tứ Xuyên Trung được chí). Thiết thích cầm (Triết Giang dân gian thảo dược) v.v…

– Tên khoa học: Smilax china Linn. Thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae). Trung Quốc gọi họ Bách hợp (Liliaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Củ to vỏ trắng ngà, ruột trắng có nhiều chất bột, không mốc mọt, không vụn nát là tốt.

Thu hái: Khai thác quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.

Bào chế:

+ Đào củ về rửa sạch đất, thái thành từng miếng mỏng rồi mới phơi khô.

+ Theo Trung Y: Bỏ hết rễ con rửa sạch đất cát, thái lát phơi khô, dùng sống.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch bằng bàn chải, ủ mềm đều bào hay thái mỏng, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô ráo tránh ẩm mốc.

2. Tác dụng dược lý của Tỳ giải

1) Tác dụng lợi niệu giải độc:

Thuốc sắc đối với thực nghiệm lợi niệu cấp tính đối với chó, không có lượng niệu tăng thêm, đối với chuột trắng lớn trúng độc thủy ngân cấp, cũng không tác dụng lợi niệu nhưng có thể khiến trong nước tiểu lượng bài tiết thủy ngân hơi tăng thêm, đối với thỏ nhà bình thường cùng với công năng hệ thống vỏ trong dạng lưới của thỏ nhà bị trúng độc thủy ngân cấp đều không ảnh hưởng rõ ràng.

2) Tác dụng kháng trùng trypanosoma:

Thuốc sắc 25% cùng 50%, bất luận là rót vào dạ dày hay tiêm Xoang bụng, đều có thể tạm thời ức chế sự sinh trưởng phồn thịnh của trùng trypanosoma dịch ngựa kéo dài làm chậm lại thời gian tử vong của chuột trắng nhỏ, nhưng không thể thanh trừ trùng trypanosoma ở trong máu khiến chuột trắng nhỏ chữa khỏi. Bất luận rót vào dạ dày hay tiệm đều khiến chuột trắng nhỏ xuất hiện cổ tràng. Cùng rau sam hợp dùng thì công hiệu tăng thêm, tác dụng phụ ít, thí nghiệm trong ống nghiệm thấy đối với khuẩn cầu chùm nho sắc vàng kim (staphylococcus aureus), khuẩn trụ mủ xanh (pseudomonas aeruginosa), khuẩn trụ đại tràng (bacillus coli) có tác dụng ức chế khuẩn.

vị thuốc tỳ giải

Vị thuốc tỳ giải

3. Vị thuốc Tỳ giải theo Đông y

– Tính vị: Ngọt, ấm, không độc.

– Vào kinh: Can, then.

– Công dụng chủ trị:

Trừ phong thấp, lợi tiểu tiện, tiêu độc sưng, trị khớp đốt nhức đau, cơ nhục tê ngứa, tiết tả, bệnh lọ. thủy thũng, đái dắt buốt, định nhọt lở loét, độc sưng, loa lịch (hạch) trĩ lở.

+ Biệt lục: Chủ trị eo lưng, lưng lạnh đau, tiện lợi. phong tý, ích huyết khí, ngừng tiểu

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị bệnh thời khí ôn chướng.

+ Phẩm Dựng tinh yếu: Tan độc sưng.

+ Cương mục: Trị tiêu khát, băng huyết, đi long.

+ Bản thảo nguyên thủy: Lợi tiểu tiện.

+ Y lâm soạn nếu: Âm gan bền thận, thanh hóa tiếu tràng, hóa thủy bàng quang, – trị lở ác, lở độc, độc trùng.

+ Nam Kinh dân gian dược thảo: Hóa đờm ngừng ho, ngâm rượu uống, có thể trị gân cốt tê ngứa.

+ Phúc Kiến dân gian thảo dược: Trị sán khí.

+ Giang Tô thực dược chí: Ngâm rượu uống trị đầu tin đau.

+ Triết Giang dân gian thảo dược: Trị lưu hỏa (hỏa chạy khắp nơi trong cơ thể).

+ Tứ Xuyên Trung được chí: Mát nóng, trừ độc phong, trị băng huyết, ra khí hư, đái rắt ra máu, loa lịch, vấp ngã đánh đập tổn thương.

+ Quảng Châu bộ đội “Thường dụng Trung thảo dược thủ san”. Trừ phong trừ thấp, trị eo lưng đùi nhức đau, viêm khớp đốt kiểu phong thấp, viêm ruột đau bung đi

+ Giang Tây Trung thảo dược học: Giải độc trừ phong là thuốc chủ yếu trị lở loét ung nhọt, trị thống phong lịch tiết (viêm khớp đốt kiểu loại phong thấp), cơ nhục bị liệt, ung thư thực quản, ngưu bì tiên (ngứa sần da trâu).

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong:

Sắc uống 3 -5 đồng cân, tễ lớn 1 3 lạng, ngâm rượu hoặc làm hoàn tán.

Dùng ngoài: Sắc nước xông rửa.

4. Phương chọn lọc có Tỳ giải

1) Trị khớp đốt đau phong thấp:

Thiết thích cầm, hoạt huyết long, rễ sơn tra đều 3 đồng cần đến 5 đồng cần sắc uống. (Triết Giang dân gian thảo dược).

2) Trị đau bàn chân quanh năm không đi được, eo lưng cột sống co rút, tê tắc, cùng trong bụng đau khẩn cấp:

Bạt khế rửa sạch, thái mỏng 1 hộc, nước 3 hộc nấu lấy 9 đấu, ngâm thần khúc cùng nấu bỏ bã, lấy 1 hộc ngâm gạo nấu Cơm rồi). làm như phép nấu rượu chín thì lấy nước uống, nhiều ít tùy ý. (Bổ khuyết trừu hậu phương)

3) Trị gân cốt ma mộc: Bạt khế ngâm rượu uống. (Nam Kinh dân gian thảo dược.

4) Trị tiêu khát uống nước vô độ: Tỳ giải (sao), kiềm (base), nước trong bình đều 1 lạng, Ô mai 2 quả (để cả hột giã nhừ sấy khô). Tất cả cùng giã thô mỗi lần uống 2 đồng cân, sắc trong ấm đất còn 7/10 bỏ bã ngậm ít một. (“Phổ tế phương” Bạt khế ẩm)

5) Trị tiểu tiện nhiều, đái luôn không ngừng:

Kim cương cốt (tức tỳ giải) nghiền nhỏ, rượu tốt điều uống 3 đồng cân (Nho môn sự thân) 

6) Trị đi lỵ trắng đỏ:

Tỳ giải, dấm tốt, trà lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ thịt mơ trắng hoàn viên như quả táo, mỗi lần nhai 5 – 7 viên, trẻ con giảm liều, ly đỏ nước cam thảo điều, ly trắng nước Ô mai điều, vừa đỏ vừa trắng nước Ô mai cam thảo điều. (Lý tàm nham bản thảo) 

7) Trị đái dắt ra cát sỏi:

Tỳ giải 2 lạng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 – 2 gam, nước cơm điều uống. Đồng thời dùng địa tiêu đun nước tắm, ngâm đến eo lưng. (‘Thánh Lễ tổng lục” Bạt khế tán)

8) Trị đái ra như nước sữa:

Tỳ giải 1 lạng Ở bất túc căn 1 lạng. Sắc nước chia 2 lần sớm chiều uống. (“Toàn chiến tuyến biên” Truyền nhiễm bệnh)

9) Trị ung thư (nham) đường thực quản:

– Tỳ giải tươi 3 cân, nước lạnh 3 cân sắc thành dịch đặc 1 cân bỏ bã, thêm thịt lợn béo 2 lạng, đợi thịt chín là được. Đây là lượng 1 ngày chia 3 lần uống hết. (Trung thảo dược trị thủng lưu tuyển biên)

10) Trị ra khí hư trắng đỏ:

Bạt khế nửa cân giã dập sắc nước, thêm đường 2 lạng, mỗi ngày uống. (Giang Tô dược tài chí)

11) Trị lưu hỏa (tức viêm quầng cẳng chân)

Tỳ giải sắc nước cùng chân dò lợn nấu ăn, hoặc phối thổ ngưu tất 2 đồng cần sắc uống. (Triết Giang dân gian thảo dược)

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa sưng ung thư:

Lấy rễ củ cây tỳ giải rửa sạch, cắt miếng, phơi khô, mỗi ngày dùng tỳ giải khổ 0,5 – 1 cân (500 gam) ngâm trong 6 – 7 cân nước, sau 1 giờ dùng lửa vừa phải hoặc lửa nhẹ, đun 3 giờ bỏ bã, thêm vào thịt béo ước 1 – 2 lạng lại đun 1 giờ, ước được dịch sắc 500ml trong 1 ngày chia nhiều lần uống.

Thích ứng dụng chữa ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư tuyến vú, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi họng, trong đó dùng chữa ung thư dạ dày và ung thư thực quản tương đối tốt. Ăn uống tăng tiến, giảm ít nôn mửa, sơ thông thực quản hẹp tắc, cùng với lợi niệu tiêu sưng, tăng cường thể lực nâng cao hồng cầu, cùng với hemoglobin (huyết hồng đan bạch) và tác dụng ngừng đau yên ngủ nhất định. Căn cứ 200 giường bệnh tình nặng nhẹ không giống nhau) mà quan sát, ước có 45% bệnh nhân thu được công hiệu kỳ gần (cận kỳ) chứng trạng hoãn giải, cá biệt có giường bệnh thu được hiệu quả trị tận gốc, có giường bệnh khống chế hơn 1 năm không có chứng trọng, thiểu số giường bệnh cục u sưng to nhỏ, nhưng đa số chưa thấy biến hóa. Vật phẩm này đối với người tỳ vị hư hàn tương đối phù hợp. Loại bệnh nhân này sau uống thuốc thấy vị tràng thư thái, khí chướng giảm nhẹ, lượng ăn tăng thêm, người bệnh ung thư đường ăn thì niêm mạc rãi bọt rõ ràng giảm bớt.

Ngược lại người thể chất thiên về nhiệt mà âm thiếu thốn, sau khi uống dễ dẫn đến miệng khô, phiên táo, tiện bí, đái đỏ, niêm mạc miệng bị phá vỡ, hoặc đại tiện ra máu, đường VỤ tràng ra máu. Cho nên đối với người sau khi ứng dụng phóng xạ chữa trị sinh ra một số phản ứng nhiệt tính không nên ứng dụng. Trong thực tế quan sát thấy vị thuốc này đối với khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa có tác dụng ức chế.

Đối với niêm mạc đường ruột xung huyết phát viêm, thủy thũng có tác dụng thu liễm. Do đó, ứng dụng chữa sau khi dùng phóng xạ chữa ung thư cổ tử cung, có phản ứng kết tràng trực tràng, xuất hiện đại tiện ra niêm dịch máu có hiệu quả tốt. Bởi lẽ vật phẩm này hàm chứa tạo tố (gleditsia sinensis) với tạp chất tanin diathesis) cùng với tạp chất khác .. đối với niêm dịch đường , tràng có tính kích thích nhất … cho nên thêm dùng thịt lợn cùng sắc để trung hòa tạo tố cùng tan chất, tránh kích thích vị tràng dẫn đến buồn nôn, nôn mửa.

2) Trị ngưu bì tiên (ngứa sần da trâu = psoriasis)

Lấy củ tỳ giải 20 – 40 gam, dùng nước nóng 1500ml ngâm 10 giờ, nấu sôi 40 – 50 phút, mỗi ngày chia 2 – 3 lần uống sau bữa ăn. Đã chữa 107 giường, khỏi hoàn toàn (chứng trạng tiêu tan, da tổn hại hết, hoặc còn lưu lại 1 vài u cục nhỏ) 13 giường. Công hiệu rõ (chứng trạng rõ ràng giảm nhẹ tổn hại da tiêu tan ước 60 – 80%) có 26 giường. Có công hiệu (chứng trạng rõ ràng giảm nhẹ, da tổn hại tiêu tan ước – 60%, hoặc chỗ da bị tổn hại phổ biến bằng phẳng, Co nhỏ lại, sắc đỏ giảm lui, vảy giảm bớt) 45 giường, còn vô hiệu 23 giường. Sau khi dùng thuốc số giường bệnh khỏi hoàn toàn có bộ phận phát trở lại, lại cho uống bạt khế vẫn có công hiệu.

3) Chữa viêm khớp đốt kiểu phong thấp:

Lấy rễ bạt khế tươi 2 cân, dùng alcohol chiết xuất lấy dịch, chế thành dịch tiêm 300ml, mỗi ống tiêm 2ml. Mỗi lần tiêm bắp 2ml, mỗi ngày 1 lần. Đã chữa 52 giường, khỏi hoàn toàn 15 giường, Công hiệu rõ 10 giường, chuyển tốt 23 giường Vô hiệu 4 giường.

6. Lá Bạt khế (Lá cây Tỳ giải)

Thành phần: Lá hàm chứa rutin (vân hương đại).

6.1 Tính vị quy kinh – công năng chủ trị

– Tính vị: Âm, không độc.

– Công dụng chủ trị:

Trị phong sưng, lở loét, mọc vảy, độc sưng, lên bắp chuối, bỏng nước nóng hơi nóng (thang thương).

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị phong sưng, ngừng đau, đánh đập tổn thương, lở ác cùng muối gia đồ đắp.

+ Bản thảo đồ kinh: Ngâm rượu trị phong độc, chân yếu, tỵ tắc đầy khí xốc lên.

+ Tứ Xuyên trung được chí: Trị bắp chuối (tức là viêm cơ đùi). 

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong: Ngâm rượu.

Dùng ngoài: Giã đắp hoặc nghiền nhỏ đồ. đáp.

6.2 Phương chọn lọc

Trị mọi bản độc dữ, lở, vảy, độc sưng: Kim cương đồng mỗi ngày dùng 1 lá đắp vết loét, đến khi nước trong ra làm mức, chưa khỏi lại làm. (Lý tàm nham bản thảo). 

– Lâm sàng báo cáo:

+ Chữa bỏng nước sôi:

Lấy lá tươi mới bạtế (lá rơi xuống đất cùng khô chế không dùng) cho vào trong nồi sao khô nghiền thành, bột nhỏ, rây, dùng dầu vừng vừa phải đảo đều, mỗi ngày đồ lên mặt vết thương 2 – 3 lần. Đã chữa 5 giường trừ 1 giường hợp kiêm cảm nhiễm, qua 19 ngày chữa khỏi ra viện, ngoài ra đều 3 – 7 ngày chưa khỏi (4 giường). Vả lại không cần thuốc chấn đau. Ngoài ra căn cứ vào kết quả chữa 9 giường, phát hiện thấy: Thuốc lá bạt khế sắc đặc như hồ, có tác dụng ngừng đau rõ ràng, tác dụng thu liễm cũng tương đối mạnh, đồng thời có thể khống chế cảm nhiễm. Đồ thuốc sau 24 giờ mặt vết thương độ rộng đó tiêu lui 1 độ, sau 48 giờ mặt vết thương độ sâu, nồng độ II. Dịch thể trong bọng nước dần dần khô ráo, vỏ ngoài bọng nước nhăn nheo lại, dưới bọng nước lớp da mới sinh trưởng. Trong 9 giường, trừ 1 giường chưa khỏi và thời gian liền miệng tương đối dài ra, còn lại đều trong 7 ngày khỏi hoàn toàn, đồng thời không ban ngắn. 

Ghi chú:

Ở đây gọi tỳ giải (bạt khế) là theo cách gọi của sách Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Trung

Quốc gọi cây này là bạt khế, giả tỳ giải, gọi nhiều với tên kim cương như: Kim cương thụ, kim cương đồng, kim cương thích, kim cương đầu, kim cương tiện. Để khỏi lẫn với tỳ giải mà Trung Quốc thường dùng với tên xuyên tỳ giải, phấn tỳ giải. Tôi đề nghị nên gọi cây tỳ giải này với tên “Tỳ giải bạt khế” hoặc “Tỳ giải kim cương” khỏi lầm với tỳ giải xuyên tỳ giải có tên khoa học là: Dioscorea tokoro makino. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Trung Quốc gọi họ này là họ Thự dự (củ mài), loại này chưa thấy ở nước ta.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm