Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Phòng phong – tên gọi khác là Đồng vận (Bản kinh). Hồi vân, hội thảo, bách chi, hồi căn, bách man (Ngô phổ bản thảo). Bỉnh phong (Biệt lục). Phong nhục (Dược tài tư liệu vựng biên). Hoàng phòng phong, thanh phòng phong, bắc phong. Sơn cần thái, bạch mao thảo.

Đây là vị thuốc người xưa thường dùng để trị gió trị phong nên gọi vậy.

– Tên khoa học: Saposhnikovia divaricata (Turez) schischk. Là rễ của cây phòng phong thuộc họ Hình tán (Umbelliferae).

1. Lời bàn của cụ Hy Lãn

Nước ta chưa thấy có phòng phong thường vẫn phải nhập ngoại, chủ yếu mua của Trung Quốc, Trung Quốc trồng rất nhiều

các tỉnh: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Nội Mông Cổ, Hà Bắc. Ngoài ra Liêu Ninh, Sơn Đông, Sơn Tây, Hiệp Tây cũng có trồng. Hắc Long Giang sản lượng nhiều nhất. Về thương phẩm thì Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, miền đông Nội Mông Cổ trồng trọt gọi là “quan phòng phong” hoặc “động phòng phong” phẩm chất tốt nhất. Nội Mông Cổ (miền Tây), Hà Bắc (Thừa Đức, Trương Gia Khẩu trồng thì gọi là “Khẩu phòng phong” và tỉnh Sơn Tây trồng gọi là “Tây phòng phong”, phẩm chất kém “quan phòng phong”. Hà Bắc (Bảo Định, Đường Sơn) cùng Sơn Đông trồng gọi là “Sơn phòng phong”. Lại gọi là “Hoàng phòng phòng phong”, “thanh phong” thì phẩm chất cũng tương đối kém.

Ngoài phòng phong chính phẩm kể trên ra còn có mấy loại ở đây đều tùy từng địa khu dùng làm thuốc.

1) Xuyên phòng phong:

Là loại cảo bản lá xẻ ngắn cùng ho Ligusticum brachylobum franch dùng rễ loại này.

2) Trúc diệp phòng phong:

Là rễ cây cùng họ Phòng phong lá trúc: Seseli mairei Hoff. 

3) Văn phòng phong:

Là cây cùng họ Tùng diệp phòng phong: Seseli gunnanense franch dùng rễ loại này, trồng ở Vân Nam, Tứ Xuyên. Cây cao 30 – 100cm, thân có ngấn rãnh nhỏ, lá là 2 hồi hoặc 3 hội thành ra 3 cái (phân liệt) chia cắt, phiến xé hẹp sợi hoặc dạng sợi lẫn hình kim, vùng giữa trở lên thân mọc lá, có là ung dai; hoa tự hình tán cuồng kéo dài, cứng rắn, không có tổng bao, hoặc chỉ có tổng bao dạng là một phiến, tán xòe nan hoa 6 – 8 dài ngắn không nhất định, phiến tổng bao nhỏ ước 10 phiến; đài thiếu, cánh hoa sắc vàng. Quả hình trứng.

4) Tân Cương phòng phong:

Là rễ cây phòng phong là ” cung ho Seseli iliense (heyschmalh) Lipsky.

Loại này sản sinh ở Tân Cương cây cao 1 – 2m mọc rất nhiều lá, 3 hồi dạng cánh, xẻ toàn bộ, phiến sẻ hình sợi, thân mọc là tương đối nhỏ. Hoa tự hình tán, tán xòe nan hoa số ít dài không bằng nhau, rải nhiều lông mềm. Tổng bao có 5 – 10 phiên, là bao phiến hình kim, mặt lưng nhiều lông mềm ngắn. Hoa tự hình tản nhỏ, có rất nhiều hoa, tụ họp thành dạng đầu, tiểu tổng bao có 6 – 7 phiến tiểu bao phiến, dài răng ngắn, dạng tơ, cánh hoa sắc trắng. Quả gần hình trụ tròn, mọc dày lông mềm.

2. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng : Rễ (Radix Sileris). Thứ rễ to, khỏe, da mỏng, mịn, đầu rễ không có lông. Mặt cắt ngang có vòng màu nâu, ở giữa tâm màu vàng nhạt là loại tốt. Vỏ ngoài xù xì, đầu có lông kèm chồi cứng là loại kém hơn.

Thu hái: Rễ được thu hái vào mùa Xuân và Thu

Bào chế:

Phòng phong: Trừ bỏ thân tàn, dùng nước ngâm mềm vớt ra, nhuận thấu rồi cắt từng miếng, phơi khô.

Sao phòng phong: Lấy miếng phòng phong đặt trong nồi nhỏ lửa sao đến sắc vàng thẫm.

+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Chọn củ nào chắc mà lại nhuận là tốt. Cắt bỏ đầu đuôi đi, thái nhỏ, để dành dùng dần.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Bỏ sạch lông bờm trên đầu cuống, phun nước  cho mềm, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc  sao lên dùng.

+ Dược Liệu Việt Nam: Rửa sạch, để ráo, thái mỏng, phơi khô.

3. Tác dụng dược lý cảu vị Phòng phong

1) Tác dụng giải nhiệt:

Dùng nhân công làm thủ nhà phát sốt, cho uống thuốc sắc “quan phòng phong” hoặc thuốc ngâm thấy có tác dụng giải nhiệt rõ rệt, tác dụng thuốc sắc so thuốc ngâm tốt hơn.

2) Tác dụng trấn đau:

Cho chuột con uống phòng phong (phẩm chủng chưa giám định) 50% do cồn chiết xuất ra (chưng cất bỏ cồn đi) có thể rõ ràng nâng cao ngưỡng đau (dùng phép lấy điện kích thích đuôi chuột), tiêm dưới da cũng có công hiệu tương tự.

3) Tác dụng kháng khuẩn:

Lấy “quan phòng phong tươi mới nghiền ép ra chất dịch dùng thí nghiệm ngoài cơ thể, đối với trụ khuẩn mủ xanh (Bacillus Pyocyaneus) cùng với khuẩn cầu bồ đào sắc vàng kim (Staphylococcus Aureus) có tác dụng kháng khuẩn nhất định. Thuốc sắc phòng phong loại vật phẩm chưa qua giám định, đối với khuẩn liên cầu dung huyết (Hemolytic streptococcus) cùng với khuẩn trụ bệnh lỵ (Bacillus dysenteriae) cũng có tác dụng kháng khuẩn nhất định.

Quan phòng phong ngâm cồn thành cao cho thỏ nhà tiêm dưới da, đối với đường huyết không ảnh hưởng.

Vị thuốc phong phong

4. Vị thuốc Phòng phong theo Đông y

4.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Cay ngọt, ấm. 

+ Bản Kinh: Vị ngọt, tính ấm 

+ Biệt Lục: Vị cay, không độc 

+ Phẩm Hối Tinh Yếu: Vị ngọt, cay, tính ôn, tán 

+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Vị ngọt, cay, tính ôn, không độc 

+ Trung Dược Học: Vị cay, ngọt tính ấm 

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị cay, ngọt, tính hơi ôn 

– Quy kinh : Vào kinh: Bàng quang, phế, tỳ, can, thận. 

+ Thang Dịch Bản Thảo: Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ 

+ Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Vào kinh Phế 

+ Yếu Dược Phân Tễ: Vào kinh Can, Đại trường, Tam tiêu 

+ Trung Dược Học: Vào kinh bàng quang, can và tỳ 

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vào kinh can, đại trường, tam tiêu 

4.2 Công dụng và chủ trị

Công năng: Phát ra phần biểu, trừ phong, thắng thấp, ngừng đau.

Chủ trị: Trị ngoại cảm phong hàn, đầu đau, mắt hoa đen, gáy cứng, phong hàn thấp tý, xương khớp nhức đau, tứ chi co rút, phá thương phong.

+ Bản kinh: Chủ đại phong đầu quay cuồng xây sẩm đau, sợ gió, tà phong, mắt mờ không thấy vật, phong chạy khắp mình, xương khớp nhức lau, phiền đầy.

+ Bản thảo kinh tập chú: Giết độc phụ tử. + Biệt lục:

Sườn đau, sườn bị phong đầu mặt mắc luôn, tứ chi câu cấp, cổ cứng.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: .

Trị 36 loại phong, các loại lao yếu của con trai, bổ trung ích tuần, phong mắt đỏ, ngừng nước mắt cùng liệt trái liệt phải, thông hơi 5 tạng 5 chứng lao 7 chứng thương tổn, gây tổn, ra mồ hôi trộm, tâm phiền thể nặng, có thể an thần định chí, đều khí mạch.

+ Chân châu nang: Thân của phòng phong trừ phong trên, ngọn trừ phong ở dưới.

+ Dược loại pháp tượng: Trị phong thông dụng, tả phế thực, tan khí trệ trong đầu mặt, phong tà ở thượng tiêu.

+ Vương Hiếu Cổ: Quét khí can. 

+ Trường Sa dược giải:

Hành kinh lạc, đuổi thấp râm, thông khớp đốt, ngừng nhức đau, thư ruỗi gân mạch, ruỗi co cấp, sống chi khớp, dậy nan hoàn liệt trái liệt phải, thu mồ hôi tự chảy ra, mồ hôi trộm, ngừng rò rỉ ra, ngừng băng huyết.

+ Bản thảo cầu nguyên: Giải mọi độc của thuốc giã an, nguyên hoa, ô đầu.

+ Trung Dược Học: Khu phong, giải biểu, trừ phong thấp. Trị ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Khu phong, thắng thấp, phát hãn, giải biểu

4.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Cách dùng lượng dùng:

Uống trong: Sắc uống 1,5 – 3 đồng cân. Ngày nay dùng 8 – 12g

Hoặc làm hoàn tán.

Dùng ngoài: Nghiền nhỏ điều đắp.

* Kiêng kỵ: .

Huyết hư, co quắp cấp, hoặc đầu đau không do phong tà kiêng dùng.

+ Bản thảo kinh tập chú:

Ghét can khương, lê lô, bạch liễm, nguyên hoa.

+ Đường bản thảo: Sợ tỳ giải. 

+ Bản thảo kinh sơ:

Mọi bệnh huyết hư co quắp cấp, đầu đau không do phong hàn, ỉa lỏng không do hàn thấp, nhị tiện bí sáp, trẻ con tỳ hư sinh co quắp, mạn kinh, mạn tỳ phong, khí lên làm ra nôn, hỏa thăng lên làm cho ho, âm hư mồ hôi trộm, dương hư tự ra mồ hôi, phép nên cùng kiêng.

+ Đắc phối bản thảo: Nguyên khí hư, bệnh không do phong thấp ấy cấm dùng.

+ Tân Tu Bản Thảo: Ghét vị Tỳ giải 

+ Bản Thảo Nguyên Thỉ: Ghét vị Bạch cập 

+ Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Nguyên khí hư yếu: không dùng 

+ Dược Tính Tập Yếu Tiện Độc: Phế hư, suyễn, có mồ hôi: không dùng 

+ Trung Dược Học: Huyết hư sinh phong, nhiệt cực sinh phong  không dùng. Âm hư hỏa vượng cẩn thận khi dùng\

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Phụ nữ sau khi sinh, trẻ nhỏ sau khi bị tiêu chảy mà tỳ hư, co giật: cấm không được dùng 

5. Phương chọn lọc

1) Trị phong tà tổn thương vệ, có mồ hôi sợ gió:

Phòng phong – Kinh giới – Cát căn. (“Chứng nhân mạch trị Phòng phong thang)

2) Trị thiên chính đầu thống, lâu năm không khói, phong thấp nhiệt trào lên làm hại mắt, cùng não đau không ngừng:

Xuyên khung 5 đ.cânSài hồ 7đ.cân 
Hoàng liên (sao) 1 lạng Phòng phong 1 lạng
Khương hoạt 1 lạngChích cam thảo 1,5 lạng (nửa chế rượu, 1/2 sao)
Hoàng cầm 3 lạng (nửa chế rượu, nửa sao) 

Cùng nghiền nhỏ mỗi lần uống 2 tiền chùy. Cho vào trong miệng, dùng chút nước sôi điều uống, đi nằm. Nếu khổ về đầu đau gia thêm 2 phân tế tân. (“Lan thất bí tàng” Thanh không cao)

3) Trị thiên chính đầu phong, đau không thể chịu được:

Phòng phong – Bạch chỉ đều 4 lạng.

Cùng nghiền nhỏ luyện mật viên như quả táo ta, nếu răng độc phong chỉ dùng nước trà trong làm viên, mỗi lần uống 1 viên, nước trà điều uống. Nếu thiện chính đầu phong, lúc đói lòng uống. Nếu trên mình có ma phong, sau khi ăn uống. Chưa khỏi uống liền 3 lần. (Phổ tế phương)

4) Trị phong nhiệt phẫn uất, gân mạch có mỏi, đầu mắt mờ tối hoa đen, eo lưng cột sống cứng đau, tại 1 mũi tắc, miệng đắng lưỡi khô, họng hầu không thông lợi, ngực cách mô bị muộn, ho nôn suyễn đầy, rãi bọt dính nhầy, tràng vị táo, nhiệt kết đái rắt ta bế mọi chứng.

Phòng phong 1/2 lạngXuyên khung 1/2 lạng
Đương qui 1/2 lạngThược dược 1/2 lạng
Đại hoàng 1/2 lạngLá bạc hà 1/2 lạng
Ma hoàng 1/2 lạngMang tiêu 1/2 lạng
Liên kiều 1/2 lạngThạch cao 1 lạng
Cát cánh 1 lạngHoàng cầm 1 lạng
Hoạt thạch 3 lạng Cam thảo 2 lạng
Kinh giới 1 phân Bạch truật 1 phân

Bạch truật 1 phần cùng nghiên nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, nước 1 bát to, gừng tươi 3 lát, sắc còn 6 phân, uống ấm. (Tuyên minh luận phương” Phòng phong thông thánh tán)

5) Trị bạch hổ phong di chuyển nhức đau, 2 đầu gối nóng sưng:

Phòng phong 1 – 2 lạng (sao qua), Địa long 2 lạng (sao qua), Lậu lô 2 lạng. Các vị nghiền nhỏ, mỗi lần uống không kể lúc nào dùng rượu ấm điều uống 2 động cân. (“Thánh huệ phương” Phòng phong tán).

6) Trị mụn nhọt rất khó thu miệng:

Phòng phong 2 đ.cânBạch chỉ 2 đ.cân
Cam thảo 2 đ.cânXích thược 2 đ.cân
Xuyên khung 2 đ.cânQui vĩ 2 đ.cân
Móng lợn đực 1 cái 

Thêm tua sen, hành trắng 5 củ, nước 3 bát tô sắc, dùng mảnh lụa thấm nước lau khô,  sau đó rắc thuốc, chỗ cong queo sâu lấy bút lông dê mà rửa. (Ngoại khoa thập pháp” Phòng phong thang)

7) Trị các loại phong lở chỗ ngứa, gãi thành ẩn chẩn:

Phòng phong 1,5 lạngXác ve 1,5 lạng
Bồ kết nanh lợn (nướng dấm, bỏ vỏ, hạt) 1,5 lạngThiên ma 2 lạng

4 vị trên nghiền nhỏ, dùng thịt dế tinh nấu nhừ, lấy rượu ngâm làm cao, viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên, rượu kinh giới hoặc nước trà điều uống. (“Thánh Lễ tổng lục” Phòng phong hoàn)

8) Trị phá thương phong cùng đánh đập tổn thương: 

Thiên nam tinh (rửa nước 7 lần), Phòng phong lượng bằng nhau, nghiền nhỏ. 

Nếu phá thương phải lấy thuốc đắp trên miệng vết loét sau đó lấy rượu ấm điều uống 1 đồng cân, nếu răng cắn chặt, lưng ưỡn cong dùng thuốc 2 đồng cân, nước tiểu trẻ điều uống. Nếu đánh nhau trong có thương tổn, dùng thuốc 2 đồng cần rượu ấm điều uống. (Bản sự phương” Ngọc chân tán)

9) Trị tự ra mồ hôi: 

Phòng phong 1 lạngHoàng kỳ 1 lạng
Bạch truật 2 lạng 

Mỗi lần uống 3 đồng cân, ” 1 chung rưỡi, gừng 3 lát sắc uống. (“Đan khê tâm pháp” Ngọc bình phong tán)

Bài khác: Phòng phong, bỏ đầu ngọn, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Phù tiểu mạch.

Hoặc Phòng phong, bột gạo. Sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc da heo (Chu Thị Tập Nghiệm phương).

10) Trị mồ hôi trộm: 

Phòng phong 5 đ.cânXuyên khung 2,5 đ.cân
Nhân sâm 1,2 đ.cân 

Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, lúc đi nằm nước cơm điều uống. (“Thế y đắc hiệu phương” Phòng phong tán)

11) Trị bằng trung:

Phòng phong bỏ đầu, râu, nướng đỏ nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, lấy hồ miến, rượu điều uống. (Kinh nghiệm hậu phương)

12) Trị viêm âm đạo kiểu mái lan (Colpomycosis).

Phòng phong 5 đ.cân Đại kích 5 đcân Ngải diệp 5 đ.cân. Sắc nước rửa, mỗi ngày (Từ châu “Đơn phương ng” phương tân y liệu pháp

13) Chữa ngộ độc Ô đầu, Phụ tử, Nguyên hoa:

Phòng phong nấu kỹ, lấy nước cốt mà uống thì giải được độc ngay (Thiên Kim Phương).

14) Chữa mụn nhọt, ban chẩn, thương hàn còn ở ngoài biểu:

Phòng phong, Cam thảo, Chi tử, Liên kiều. Các vị lượng bằng nhau.Tán bột. Ngày uống 8 – 12g (Phòng Phong Tán – Phổ Tế phương).

15) Chữa phong đờm, khí uất

Bạch truật 120gPhòng phong 80g
Phục thần 120gNhân sâm 80g
Quất bì 80gSinh khương 160g

Sắc, chia làm 4 lần uống (Phòng Phong Ẩm – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

16) Chữa đới hạ (khí hư) ra màu xanh: 

Bạch phục linh 20gBạch thược 20g
Chi tử 12gCam thảo (sống) 20g
Phòng phong 12g Nhân trần 12g
Trần bì 4g Sài hồ 4g

Sắc uống (Phòng Phong Chi Tử Thang – Y Tông Kim Giám).

17) Chữa phong nhiệt, khí trệ, phân  có máu:

Chỉ xác, Phòng phong.  Lượng bằng nhau. Sắc uống (Phòng Phong Như Thần Thang – Chứng Trị Chuẩn Thằng). 

18) Chữa đầu đau nói chung:

Phòng phong, Bạch chỉ. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn với mật làm thành viên, to bằng viên đạn Mỗi lần uống 1 viên với nước trà xanh (Phổ Tế phương).

19) Chữa tiêu chảy, lỵ.

Hoàng cầm (sao) – Phòng phong – Thược dược (sao) đều 40g. Trộn đều. Mỗi lần dùng 20-40g. Sắc uống (Phòng Phong Thược Dược Thang – Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập)

20) Chữa người cao tuổi đại trường bí kết:

Phòng phong, Chỉ thực, sao chung với bột mì, mỗi thứ 40g, Cam thảo 20g. tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi, trước bữa ăn (Giản Tiện phương).

6. Các nhà bàn luận

1) Dược đối: (Phòng phong) được hành trắng có thể đi khắp mình, được trạch tả cảo bản chữa phong. Được đương quy, thược dược, dương khởi thạch, vũ dư lượng chữa đàn bà bị phong tặng con.

2) Lý Hãn: Phòng phong, trị cá mình đều đau, theo cái dẫn mà đến, đó là thuốc nhuận trong thuốc phong vậy. Nếu bổ tỳ vỵ không phải vị này dẫn dùng không thể làm được. Phàm cột sống đau gáy cứng không thể quay đầu, eo lưng tựa như gãy, gáy tựa nhổ lên, đó là chứng thủ tục thái dương, chính nên dùng phòng phong. Phàm lở loét ngực cách mô trở lên tuy không có chứng của thủ túc thái dương cũng nên dùng, vì nó có thể tan kết và trừ phong ở vùng trên.

Bệnh nhân mình mẩy cuộn cong ấy là phong vậy, mọi lở loét thấy chứng này cũng nên dùng. Tiền Trọng Dương “bài tả hoàng tán” bội dùng phòng phong ấy, đó là trong thể tả một vậy. “Phòng phong có thể chế hoàng kỳ, hoàng kỳ được phòng phong thì công càng lớn, đó là cùng sợ nhau mà cùng, sử dụng vậy”.

3) Bản thảo kinh sơ:

Phòng phong trị phong thường dùng, đưa lên phát ra mà có thể tan, cho nên chủ trị đại phong đầu xây xẩm đau, ác phong tà phong, khắp mình xương khớp đau tắc, sườn đau, sườn phong, đầu mặt mắc đi mắc lại, tứ chi căng cấp, ra sữa, đâm chém do bị thương vị phong (tức ô nhiễm mà uốn ván) mà co quắp (kính) bên trong. Cái nói chủ mắt không nhìn thấy gì ấy I là do trúng tà phong mà không nhìn thấy vậy. Nói phiền đầy ấy là do tà phong trú ở trong ngực mà phiền đầy vậy. Phong hàn thấp 3 thứ hợp nhau lại mà thành chứng tý. Nay dùng vị này trừ phong cáo thấp nên có thể trừ tý vậy. Thuốc phát tán đầu có thể uống lâu, câu nói rằng nhẹ mình, cũng là ý nói thấp đi vậy. Biệt lục nói rằng: Uống cái ngạc đầu ấy khiến người phát cuồng, uống ngạc đuôi (chẽ ba phía đuôi) ấy phát sinh cố tật, hạt nó tựa hạt mùi mà to hơn, dùng ăn uống thì mùi thơm mà chữa phong càng giỏi vậy.

4) Dược Phẩm Vậng Yếu: Phòng phong là thuốc tiên trị phong thấp và lại có thể phát huy khí thế của thuốc, nhưng cũng thuộc về loại thuốc tân ôn tẩu tiết  

5) Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: 

* Phòng phong dùng chung với Hoàng kỳ, Bạch thược  thì nó làm cho biểu thực và hết mồ hôi. Dùng chung với Kinh giới huệ, Bạch chỉ, Sinh địa, Địa du, Hoàng kỳ thì trị được chứng phá thương phong rất thần hiệu. Dùng chung với Cam thảo, Cát cánh, Tử tô, Tang căn bạch bì, Hạnh nhân, Tế tân thì có thể giải tán và thông lợi được các chứng thương phong .

* Phòng phong tính hay chế ngự Hoàng kỳ, nhưng nếu Hoàng kỳ được có Phòng phong thì công của nó càng nhiều, càng mạnh. Vì chúng nó sợ nhau cũng như bức bách nhau, càng thôi thúc nhau hơn, làm cho nhau mạnh mẽ.

* Tất cả những bệnh thuộc về phong… thì vị Phòng phong là 1 vị thuốc tiên vậy.

6) Đông Dược Học Thiết Yếu: 

* Phòng phong, Khương hoạt đều là vị thuốc chủ yếu trị phong tà. Phòng phong tính hoãn, Khương hoạt tính mạnh. Phòng phong chủ trị phong ở toàn thân, Khương hới chủ trị phong ở từng chỗ .

* Quế chi có thể trị sợ gió nhưng Quế chi chủ về trị sợ gió lạnh phía sau lưng. Phòng phong chủ trị sợ gió bất cứ chỗ nào trên cơ thể.

* Phòng phong tả biểu, Hoàng kỳ cố biểu. Hoàng kỳ sợ Phòng phong, tuy nhiên khi dùng Hoàng kỳ chung với Phòng phong thì sức lại  càng mạnh. Đó là tương úy mà tương sử.

7) Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê: 

Phòng phong và Kinh giới đều có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải biểu và vào phần huyết, có khả năng cầm máu. Nhưng Kinh giới phát hãn mạnh, có thể thanh được ở đầu và mắt, lợi yết hầu thấu chẩn. Còn Phòng phong có tác dụng khu phong, thắng thấp, chỉ thống. Kinh giới có tác dụng chỉ huyết, ôn thông lợi huyết mạch, tán ứ. Phòng phong có tác dụng chỉ huyết, thư Can, khu phong chỉ băng huyết.

Nguồn Tổng hợp + L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm