Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mộc qua có tên gọi khác là Thiết cước lê, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Trước đây đông y Việt Nam và đông y Trung Quốc chỉ dùng tên mộc qua rồi chữa theo dược tính của đông y. Nay nhờ có tên khoa học, tạm thời ta có thể chia – số loại mộc qua: 

1) Mộc qua lá có lông:

Chaenomeles cathayensis (Hemsl) schneid.

2) Mộc qua minh tra:

Chaenomeles sinensis (Thunb) Koehne.

3) Mộc qua vỏ nhắn:

Chaenomeles speciosa (Sweet) Nakai.

4) Mộc qua thiết cước lê:

Chaenomeles lagenaria (Lois) Koidz.

(Ba vị mộc qua 1-2-3 là ở sách Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục, còn vị số 4 là ở sách Trung dược đại từ điển).  

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng : Quả của cây Mộc qua. Vỏ ngoài nhăn, mầu hồng tía, cứng là loại tốt. Vỏ ngoài nhăn, hơi thưa, màu hồng nâu xốp, là loại vừa. 

Khi bổ đôi, cùi quả mầu nâu hồng,mặt trong quả còn rõ những ô chứa hạt. Phần lớn hạt thường tách rời, rơi ra ngoài. Hạt , màu nâu đỏ bên ngoài trơn bóng, hình dẹt, bên trong chứa một nhân. Vị chua, chát, mùi hơi thơm.

Thu hái: Vào tháng 8 hàng năm, khi vỏ quả chuyển thành màu vàng xanh. Sau thu hái về cho vào nước đun sôi 5 phút, vớt ra, phơi đến khi vỏ ngoài có vân nhăn. Chẻ dọc làm hai, phơi khô là được. 

Bào chế : Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Lấy Mộc qua khô, tẩm nước ủ một ngày, đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội thì cứng lại). Phơi khô hoặc dùng sống hoặc tẩm rượu sao. 

+ Dược Phẩm Vậng Yếu: Dùng dao bằng đồng bóc bỏ vỏ và hạt, trộn với sữa bò trong 3 giờ, rồi phơi khô để dùng .

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Ngâm nước một ngày, cho vào chõ hấp mềm, vừa hấp vừa thái phiến .

+ Phương Pháp Bào Chế Đông Dược: Mộc qua bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô. 

+ Trung Dược Học: Quả chín hái về, cho vào nước sôi đun khoảng 5-10 phút, lấy ra, phơi hoặc sấy cho vỏ nhăn. Cắt dọc thành 2-4 miếng, phơi cho tới khi vỏ chuyển thành mầu đỏ là được. 

Bảo quản : Để nơi khô ráo, thoáng gió, thánh mỗi mọt  

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc theo Tây y

– Chống oxy hóa

Hợp chất quercetin trong Mộc qua có khả năng loại bỏ các gốc tự do và oxit nitơ. Ngoài ra, hàm lượng flavonoid cao trong Mộc qua có tác dụng làm chống oxy hóa mạnh hơn so với vitamin C.

Từ tác dụng chống oxy hóa mạnh trong Mộc qua người ta thấy rằng: Mộc qua cũng có khả năng chữa bệnh cúm gia cầm; chống xơ vữa động mạch; và giảm nồng độ cholesterol trong máu.

– Kháng viêm, giảm đau, kháng virus

Các hợp chất ester, và polysaccharide chiết xuất từ Mộc qua có khả năng kháng viêm mạnh, điều hòa miễn dịch. Đồng thời giảm đau và giảm chứng khó tiêu.

Nghiên cứu còn cho thấy axit oleanolic có trong Mộc qua có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B.

Ngoài ra, các axit hữu cơ (axit betulinic, oleanolic và ursolic) có khả năng hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhờ tác dụng kháng khuẩn mạnh và giảm đau.

– Chống ung thư, điều hòa miễn dịch

Nghiên cứu trên chuột cho thấy các polysaccharide trong Mộc qua có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư, điều hòa miễn dịch. Các hợp chất axit trong Mộc qua cũng có tác dụng ức chế hoạt động của một số tế bào ung thư cũng như tăng cường đáp ứng miễn dịch.

– Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thành  phần polysaccharide và flavonoid của Mộc qua, có liên quan đến khả năng ức chế α-Glucosidase, giúp làm giảm lượng đường trong máu.

vị thuốc mộc qua

3. Vị thuốc Mộc qua theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính chất: Chua, ấm, không độc. 

+ Biệt Lục: Vị chua, khí ôn, không độc.

+ Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục: Vị chua, sáp, tính bình.

+ Dược Phẩm Hoá Nghĩa: Vị chua, tính mát.

+ Trung Dược Học: Vị chua, tính ôn.

+ Dược Phẩm Vậng Yếu: Vị chua, khí âm, không độc.

– Quy kinh : Can, thận

Cảnh Nhạc Toàn Thư: Tỳ, Phế, Can, Thận.

Dược Phẩm Vậng Yếu: Vị, Can.

Trung Dược Học: Can, Tỳ.

3.2 Công dụng và chủ trị

– Công dụng: Thu liễm can, hòa tỳ, hóa thấp, thư ruỗi gân, dùng trị trúng nắng. hoắc loạn, nôn, đi đồng, chuyển gân cùng làm thuốc cước khí.

– Chủ trị: Thấp tý, cước khí, hoắc loạn, thổ (nôn mửa) hạ mạnh, chuyển gân không ngừng.

* Cành mộc qua: Chaenomeles lagenaria.

Tính vị: Cương mục nói: Chua, sáp, ấm, không độc. Công dụng: Biệt lục nói:

Chủ tà khí thấp tý, hoắc loạn, nôn, đi ỉa mạnh, chuyển gân không ngừng.

* Hạt mộc qua: Chaenomeles lagenaria.

Công dụng: Cương mục nói: Trị hoắc loạn phiền táo khí gấp, mỗi lần nhai 7 hạt, nước ấm nuốt đi.

* Rễ  mộc qua: Chaenomeles

Tính vị: Cương mục bảo: Chua, sáp, ấm, không độc. Công dụng chủ trị:

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị cước khí

+ Bản thảo độ kinh: Rễ, lá nấu nước ngâm cẳng chân, có thể khỏi chân đi như què.

+ Phân loại thảo dược tính: Phong thấp ma mộc ngâm rượu uống.

+Trung Dược Học: Thư cân, hoạt lạc, hoá thấp, hoà Vị

+ Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục: Khu phong cường tráng, thư cân, trấn thống, tiêu viêm, bình Can, hoà Vị. Trị nôn mửa, tiêu chảy, dư chất chua, kiết lỵ, thổ tả rút gân

3.3 Công dụng của 3 loại mộc qua khác

1) Mộc qua lá có lông:

Chaenomeles cathayensis (HemsL) Schneid.

– Biệt danh: Tra tử. 

– Tính vị: Chua, sáp, bình. 

– Công dụng: Khu phong. cường tráng, thư ruỗi gân, chấn đau, tiêu sưng, bình can hòa vỵ. Trị nôn tả, buồn nôn. thừa chua bệnh lý, chuyển gân.

2) Mộc qua minh tra:

Chaenomeles sinensis (Thunb) Koehne.

– Biệt danh: Minh tra. 

– Tính vị: Chua, bình. 

– Công dụng: Tiêu đờm, trừ phong thấp. Trị phong thấp gân xương đau, chuyển gân buồn nôn, nôn tả, bệnh lý.

3) Mộc qua có nhân:

Chaenomeles speciosa (sweet) Nakai.

– Biệt danh: Toan mộc qua. thiệp ngành hải thường, thu mộc qua.

– Tính vị: Chua, sáp, ấm.

– Công dụng: Thư ruỗi gân, trơn đường lạc, hòa vỵ hóa thấp, ngừng tả tiêu sưng, khu phong, chấn đau. Trị thấp tý co rút, eo lưng đầu gối khớp đốt nhức đau nặng, nôn tả, chuyến gân, cước khi thủy thũng.

3.4 Liều dùng và kiêng kỵ

Liều thường dùng: 6 – 12g.

Kiêng kỵ :

Người không thấp nhiệt kết tụ cấm dùng, khi phối hợp nên kiêng sắt.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Ăn nhiều làm hại răng. Trường vị có tích trệ không dùng. Thương thực mà Tỳ Vị chưa hư, tích tụ nhiều, không dùng.

+ Thực Dụng Trung Y Học: Mộc qua có vị chua, ăn nhiều sẽ gây nên bí tiểu.

4.Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Lê Hữu Trác, Dược phẩm vậng yếu nói:

Mộc qua vị chua khí ấm, không độc, vào 3 kinh tỳ, vị, can. (Kỵ đồ sắt).

Chủ yếu dùng chữa:

Khí thoát có thể bền chặt lại, khí trệ có thể hòa, bình vỵ nuôi nấng tỳ, bổ ích phế, trừ thấp, trừ hoắc loạn, chuyển gân, cước khí, bôn đồn xung ngược lên, bệnh lỵ kể cả lỵ  nóng, lỵ  lạnh, lỵ  lạnh nóng, gân co rút có thể ruồi, gân hoãn có thể lợi, thấp tý có thể công, thử tả có thể ngừng. Bệnh thủy phù sưng, bụng đau, ngừng khát, giáng đờm xuống, tiêu ăn hạ khí, giải độc rượu, điều vinh vệ. Sách nói: “Tỉnh cân cốt chi thấp giả mạc như mộc qua, hợp cần cốt chi ly giả mạc như đỗ trọng”. “Tỉnh thấp gân cốt: Mộc qua, Đỗ trọng: Gân cốt rời ra hợp liền”.

– Cấm dùng:

Thấp ở chân bởi vì tinh huyết không đủ, thổ tả vì ăn trội lên tổn thương vỵ đều cấm dùng, riêng uống mộc qua tổn hại răng cùng xương vì phạt can vậy.

2) Đời Minh, Mậu Hy Ung bạn thảo bàn rằng:

Mộc qua vị chua khí ấm, tính không độc khí bạc vị hậu vào kinh tỳ vị, kiêm vào kinh can. Nói củ trị thấp tý cước khí ấy là vì t chủ cứ chi, lại chủ cơ nhục, tính ghét thap mà thích táo. Thấp lấn cơ nhục thì làm ra thấp tý, tổn thương đường lạc ở chân thì thành ra cước khí. Mộc qua ấm hay thông cái trệ của cơ nhục, chua hay thu liễm cái tháp ướt nhu nhuận chướng đầu thì cước khí thấp tý tự trừ, chữa hoắc loạn, nôn ỉa nhiều chuyển gân không ngừng là vì đó là chứng bệnh của tỳ vỵ  vậy. Tháng hạ tà thử thấp, ăn uống làm tổn thương tỳ vỵ thì sự vận hóa rối loạn, trên nôn dưới ỉa, quá nữa thì can mộc lấn tỳ mà chuyển gân vật, chua ấm có thể hòa tỳ vỵ, cố sáp được hư thoát, kiêm thêm vào gan mà nuôi gân, cho nên có thể chữa bệnh sinh ra bởi can tỳ vậy..

Trần Tàng Khí chữa cước khí xung tâm, mạnh gân cốt, hạ khí lạnh, ngừng nôn ngược. Đại Minh chủ trị thổ tả thủy thũng, đau tam phúc. Ông Hiếu Cổ chữa bụng chướng hay ợ, dưới vùng tâm phiền bị, trừ thấp hòa vỵ, tư dưỡng tỳ, bố ích phế, lợi gân cốt, điều doanh vệ, thông hành và thu liễm cùng có hai công dụng.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị chuyển gân dùng:

Mộc qua Bạch biển đậu
Hoắc hương Thạch hộc
Kê thiệt hương Bạch phục linh
Quất bì Bạch mai
Nhân sâm Bạch truật
Cam thảo Sa nhân

Nếu bỏ Thạch hộc, Kê thiệt hương trị thương thử hoắc loạn, nôn tả không ngừng.

2) Trị huyết hư chuyển gân dùng:

Mộc qua Đương quy
Thạch hộc Ngưu tất
Tục đoạn Thược dược
Quất bì

3) Trị thấp nhiệt cước khí: 

Mộc qua Ý dĩ nhân
Truật (không rõ bạch truật hay Thương truật) Phục linh
Ngũ gia bì Thạch hộc
Tỳ giải  Hoàng bá 

4) Trị vỵ hư nôn mửa: 

Mộc qua Nhân sâm
Bạch linh Mạch môn
Hoắc hương Bạch đậu khấu 
Trúc nhự Tỳ bà diệp

5) Trị giang mai kết độc cố hiệu

Mộc qua  1 vị nghiền nhổ nước sôi để nguội điều uống 3 đồng cân, ngày 1 lần,

6) Thị tháng nóng hoắc loạn (miệng nôn dưới đi tháo) dùng mộc qua cho vào thang lục hòa mà uống.

7) Trị gáy cứng gân co không thể chuyển người nghiêng được.

Do là hai tạng can thận bị phong vậy, Dùng mộc qua 2 quả, khoét bỏ lỗi hột, lấy 2 lạng Một dược, Nhũ hương 2,5 đồng cân đảo lẫn, cho vào trong quả Mộc qua, buộc chặt hấp cơm 3- 4 lần, rồi nghiền thành cao, mỗi lần dùng 3 đồng cân, cùng nước Sinh địa nửa chén, rượu tốt 2 chén, hòa lẫn đun nóng uống. (Bản sự phương).

8) Trị cước khí sưng gấp, dùng Mộc qua cắt vụn đựng vào túi dẫm lên.

Có người mắc bệnh cước khí gân co chân sưng, nhân khi đi thuyền lấy chân gác lên một bao tải, tự nhiên thấy nhẹ đi, đau giảm, bèn hỏi nhà thuyền trong bao tải đựng gì?

Trả lời: Mộc qua tuyên châu đó, khi về nhà bắt chước cho mộc qua vào bao thay dùng luôn luôn – Khỏi. (Danh y lục phương) 

9) Chữa chân gân co đau:

Dùng mộc qua vài quả, lấy rượu và nước đều một nửa, nấu kỹ ngào cao, nhân lúc nóng đắp lên chỗ đau, lấy băng buộc lại, lạnh lại đổi miếng đắp khác, mỗi ngày 3 – 5 lần. (Thực liệu bản thảo phương) 

10) Trị dưới rốn nhói đau dùng: 

Mộc qua 3 miếng, Lá dâu 7 lá,  Đại táo 3 quả. Nước 3 thăng, nấu còn 1/2 thăng uống là khỏi. (Thực liệu bản thảo phương) 

11) Trị hoắc loạn chuyển gân:

Mộc qua 1 lạng, rượu 1 lít sắc uống, người không uống được rượu, sắc nước uống, nhưng vẫn đun nước mộc qua ngâm chân vào. (Thánh huệ phương) 

12) Trị hoắc loạn bụng đau: 

Mộc qua 5 đ.cân, Tang bì 3 miếng, Táo nhục 1 quả Sắc nước uống. (Thánh huệ phương)

13) Chữa tạng thận hư lạnh, khí công lên bụng sườn, chướng đầu đau đớn.

Dùng Mộc qua to 30 quả bỏ vỏ hạt, rỗng ruột, lấy bột cam cúc hoa, bột thanh diêm đều 1 cân, cho vào đun chín nhừ ngào thành cao, cho vào 2 cân ngải vò như ngào thành cao, hoàn viên như hạt ngô, mỗi lần nước cơm điều uống 30 viên, ngày 2 lần… (Thánh Lễ tổng lục phương) 

14) Trị trĩ hoa sen dùng:

Mộc qua nghiền nhỏ, hòa rớt trên mình con lươn mà bôi vào, rồi lấy giấy bằng lại. (Y lâm tập yếu phương) 

15) Trị tóc khô cằn không trơn nhuận. Bột mộc qua tẩm dầu chải lên đầu.

16) Trị tê thấp cước khí, chân đau do chấn thương:

Mộc qua 40g, Ngũ gia bì đều 40g, Uy linh tiên 20g, tán bột. Mỗi lần uống 10g, rượu điều uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

17) Trị viêm ruột cấp, nôn mửa, cẳng chân co giật, ngực đầy tức:

Mộc qua, Ngô thù, Hồi hương, Sinh khương, Tía tô đều 6g. Sắc uống (Mộc Qua Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

18) Trị viêm gan cấp, vàng da:

Mộc qua chế thành dạng trà, hãm nước sôi uống. Mỗi lần 1-2 bao, ( 5g-10g thuốc sống tương đương), ngày 3 lần. Đặng Trí Mẫn trị 70 ca có kết quả tốt (Phúc Kiến Trung Y Dược 1987, 2 : 14).

19) Trị lỵ trực khuẩn cấp: Mộc qua chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (mỗi viên tương đương 1,13g thuốc sống. Ngày 3 lần, 5-7 ngày là một liệu trình. Quách Thành Lập và cộng sự đã dùng trị 107 ca, tỉ lệ khỏi là 85,8%, tỉ lệ có kết quả 96,28% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1984, 11 : 689).

20) Rượu mộc qua tang chi (cành dâu) : Mộc qua 30g, Tang chi 50g. Các vị nghiền vụn, ngâm trong 500ml rượu trong 1 tháng. Tốt cho người bị đau nhức cơ khớp, và đau mỏi toàn thân do phong hàn thấp.

6. Trích dẫn y văn

+ Bản Thảo Kinh Sơ: Mộc qua vị chua, khí ấm, tính không độc, khí bạc vị hậu, vào kinh Tỳ Vị kiêm vào kinh Can. Nó chủ trị thấp tý, cước khí. Vì Tỳ chủ tứ chi, lại chủ cơ nhục, tính ghét thấp mà ưa táo. Thấp lấn cơ nhục thì gây ra chứng thấp tý, làm tổn thương lạc mạch ở chân thì gây nên chứng cước khí.

Mộc qua vị ấm, thông trệ ở cơ nhục, vị chua nên liễm được thấp, nhu nhuận được trướng đầy; thì cước khí, thấp tý tự khỏi. Mộc qua trị được chứng hoắc loạn, nôn mửa nhiều khiến cho gân cơ bị co rút vì đó là chứng bệnh của Tỳ Vị vậy…

+ Dược Phẩm Vậng Yếu: Mộc qua chịu vị chua của phương đông cho nên chỉ chuyên chạy vào Can trị bệnh về gân. Khi bị chuột rút (vọp bẻ), chỉ cần gọi tên hoặc viết chữa Mộc qua tại chỗ bị bệnh thì khỏi. Đủ thấy nõ trị bệnh gân rất hay vậy”.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu:

Mộc qua trồng ở Tuyên Thành – Hồ Bắc là loại tốt, tác dụng chủ yếu dùng để trừ thấp, thư cân, bệnh cước khí cũng thường dùng. Mộc qua cũng là vị thuốc quan trọng trị bắp chân bị chuột rút. Lợi dụng vị chua thường đi vào gân để làm thư dãn sự co cứng.

Mộc qua có thể ôn thông thấp, trị ở cơ nhục, lại kèm bình Can thư cân. Có thể trị cước khí, lại là yếu dược trị hoắc loạn rút gân. Vì tính toan ôn của nó, nên có công dụng lý Tỳ Vị, cầm nôn, chỉ tả, liễm tân dịch bị háo tán, thông cân lạc mà làm thư bớt sự co rút, đặc biệt là chuột rút ở bắp chân.

+ Cảnh Nhạc Toàn Thư: Dùng vị chua liễm của thuốc, chua thì thư cân, liễm thì cố thoát. Trị lưng gối mỏi, cước khí Mộc qua là vị thuốc dẫn kinh không thể thiếu. Trường hợp khí trệ Mộc qua có tác dụng hoà khí, khí thoát thuốc có tác dụng giữ lại” .

Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm