Vị thuốc Uy linh tiên có tên gọi khác là Dây ruột gà, mộc thông (Cây có thường thấy ở Việt Nam). Uy linh tiên (Tô Thẩm lương phương). Hắc tu công, chi tra đằng căn (Quảng Đông Trung dược). Linh tiên đằng, hắc linh tiên (Tứ Xuyên Trung được chí). Thiết linh tiên (Hà Bắc dược tài). Lão hổ tu, lá tiêu đằng (Lục Xuyên bản thảo). Thiết cước linh tiên ngưu can thảo (Giang Tô thực dược chí). Thất thốn phong (Quảng tây trung lỗ y dược thực). Hắc cốt đầu, hắc mộ thông ( Quý Châu dân gian phương dược tập). Tiên tu miêu ( Nam Kinh dân gian dược thảo).
Tên khoa học: Clematis chinensis Osbeck
Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
Bộ phận dùng: Rễ của cây Uy linh tiên. Dùng thứ rễ nhiều, đen sẫm, thịt trắng chắc (tục gọi ‘Chiết ước Uy linh tiên’) là tốt nhất.
Thu hái: Có thể thu hoạch rễ quanh năm,
Cách bào chế.
+ Theo Trung Y: Bỏ tạp chất rửa sạch, ngâm nước cho mềm, vớt ra cắt từng phiến, phơi khô dùng; hoặc tẩm rượu, ủ thấu, sao nhỏ lửa cho khô, để nguội dùng dần.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ kín độ 12 giờ (không được ngâm nước), cắt ra từng khúc 3cm phơi khô. Tuỳ từng trường hợp tẩm rượu, giấm, mật, gừng rồi sao qua.
+ Tửu linh tiên: Lấy uy linh tiên đã cắt từng đoạn, dùng rượu ngon đảo đều, thấm kỹ rồi cho vào nồi rang dùng lửa nhỏ sao đến khó lấy ra để nguội. (Cứ 100 cân uy linh tiên dùng rượu ngon 12 – 15 cân).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và ánh nắng chiếu thẳng
2. Tác dụng dược lý của vị thuốc theo Tây y
1) Tác dụng đối với hệ thống tuần hoàn:
Thiết tuyến liên lá hẹp (clematis angustifolia jacq) tức Sơn liễu, sắc thuốc 50% (1mg/kg) có thể khiến chó gây mê huyết áp xuống thấp, dung tích thận co nhỏ. Công hiệu thuốc sắc công hiệu chỉ bằng 1/2 thuốc ngâm. Đối với tạng tim cóc đã tách rời cơ thể có tác dụng trước ức chế sau hưng phấn. Công hiệu của thuốc ngâm so với thuốc sắc ước lớn hơn 3-5 lần. Tác dụng giáng thấp có khả năng cung ức chế tạng tim có quan hệ. .
2) Ảnh hưởng đối với cơ trơn:
Thuốc sắc thiết tuyến liên lá hẹp đối với ống ruột đã tách rời cơ thể của chuột con rõ ràng có tác dụng hưng phấn, khả năng là tác dụng trực tiếp với cơ trơn. Đối với ống ruột đã tách rời cơ thể của thỏ nhà và chuột lớn cũng có tác dụng tương tự. Đối với tử cung đã tách rời cơ thể của chuột con thì tác dụng không rõ rệt.
3) Tác dụng kháng lợi niệu:
Thuốc chế thiết tuyến liên lá hẹp đối với chuột con, chuột lớn, chuột cống có tác dụng kháng lợi niệu rõ ràng. Tác dụng loại này, thuốc ngâm và thuốc sắc đại để bằng nhau; 0,2ml thuốc sắc 50% ước tương đương với hiệu quả kháng lợi niệu 0,1 đơn vị posterior pituitary injection (kích tố lá sau thùy thể não), vả lại thời gian tác dụng so với kích tố lá sau thùy thể não dài hơn. Tác dụng loại này cũng có thể cùng huyết áp xuống thấp và ống máu thận co bóp có quan hệ.
4) Tác dụng giáng đường huyết:
Thuốc ngâm uy linh tiên đối với chuột lớn bình thường có tác dụng tăng cường rõ rệt đồng hóa đường glucose (tức là sau khi cho chuột lớn uống lượng lớn đường gluco thí nghiệm đường trong nước tiểu vẫn là âm tính). Cho nên có khả năng là có tác dụng giáng đường huyết.
5) Tác dụng khác:
Uy linh tiên (phẩm loại chưa giám định) đem sắc thuốc dùng 0,025g/10 gam (1/8 lượng tối thiểu dẫn đến chết) đem tiêm vào xoang bụng, có thể nâng cao ngưỡng đau cho chuột con ở mức độ nhẹ (phép tấm nóng, cho nên có khả năng là có công hiệu trấn đau. Thuốc ngâm nước 1/3 ở trong ống nghiệm đối với fungus (chân lan) ngoài da có 1 số tác dụng ức chế. Trong uy linh tiên hoa trung (bạch hoa đằng, phẩm loại chưa xác định) chiết xuất được bạch hoa tố (bạch đầu ông não) có tác dụng chế khuẩn. Ngoài ra còn 1 loại uy linh tiên (clematis discoreifolia) dịch chiết xuất trong nước cũng có gốc bạch đầu ông tố (anemonii), có khả năng là thành phần kháng khuẩn
3. Vị thuốc Uy linh tiên theo Đông y
3.1 Tính vị, quy kinh
– Tính vị: Cay mặn, ấm, có độc.
+ Khai báo bản thảo: Vị đắng, ấm, không độc.
+ Chân châu nang: Ngọt.
+ Cương mục: Vị hơi cay mặn.
+ Bán kinh phùng nguyên: Đắng cay, ấm, độc nhỏ.
– Vào kinh: Bàng quang, tràng vị, phế thận.
+ Bản thảo cầu chân: Bàng quang, Trường vị.
+ Bản thảo tái tân: Phế, Thận.
3.2 Công dụng và chủ trị
– Công năng: Hành khí, trừ phong, thông kinh lạc.
– Chủ trị: Trừ phong thấp, thông kinh lạc, tiêu đờm rãi, tan tích khối. Trị thống phong, tý tắc khó chữa, eo lưng đầu gối lạnh đau, cước khí, sốt rét, trưng hà tích tụ, uốn ván, viêm thể biến đào, mọi xương cứng ở họng.
+ Đường bản thảo: Eo lưng, thận, chân, đầu gối, tích tụ, mọi bệnh lạnh trong ruột, lâu năm không khỏi uống Công hiệu.
+ Khai bảo bản thảo: Chủ mọi phong, tuyên thông 5 tạng, trừ lạnh trệ trong bụng, tâm, cách mô đờm nước tích lâu, trưng, hà, huyền tích, khí khối, nước xấu mủ cách đêm ở bàng quang, eo lưng đầu gối lạnh đau, cùng chữa triết thương.
+ Bản thảo khiên nghĩa: Trị tràng phong.
+ Bản thảo khiên nghĩa bổ di: Đau ở trên (có nơi nói trên dưới) thì uống. .
+ Bản kinh phùng nguyên: Độc đậu sởi ủng tắc ở trên không thể dẫn xuống dưới, dưới eo lưng cổ chân đầu gối cất nhắc chậm dùng để dẫn xuống.
+ Nam kinh dân gian được thảo: Rễ tươi ngâm rượu uống trị dạ dày đau. Cùng đường trắng giã nhừ đắp thóp 1 ngày đêm thấy da dẻ mọc mụn phỏng nước thì bỏ đi, chữa răng sâu sưng chướng.
+ An vi dược tài: Giã đắp mi tâm chữa bạch hầu
+ Quảng Tây trung thảo dược: Trừ phong trừ thấp, thông kinh sống đường lạc, lợi niệu ngừng đau. Trị phong thấp xương đau, hoàng đản, phù thũng, tiểu tiện không lợi, thiên đầu thống, vấp ngã đánh đập nội thương.
3.3 Liều dùng và kiêng kỵ
* Cách dùng lượng dùng:
Uống trong: Sắc uống 2 – 3 đồng cân. Ngâm rượu hoặc hoàn tán.
Dùng ngoài: Giã đắp.
* Kiêng kỵ:
Khí hư huyết yếu, không có tài phong hàn thấp kỵ dùng.
+ Bản thảo dựng ngôn: Phàm bệnh huyết hư sinh phong, hoặc khí hư sinh đờm, tỳ hư không vận chuyển, khí lưu lại sinh thấp, sinh đờm, sinh ẩm, đều nên cấm dùng.
+ Hải Thượng tập nghiệm phương: Ghét trà, miến.
+ Bản thảo khiên nghĩa: Tính nhanh, uống nhiều sơ chân khí người.
4. Phương chọn lọc
1) Trị chân tay tê tắc (bại liệt) luôn phát nhức đau; hoặc đánh đập tổn thương, đau không nhịn nổi hoặc mọi chứng Nan Hoán.
Uy linh tiên (sao) 5 lạng | Sinh xuyên ô đầu 4 lạng |
Ngũ linh chi 4 lạng |
Cùng nghiền nhỏ, dấm hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 7 viên, nước muối điều uống. Kỵ trà. (Phổ tế phương).
2) Trị trúng phong chân tay bất toại, miệng mắt méo lệch, mọi phong gân cốt khớp đốt, eo lưng đầu gối nhức đau. Thương hàn váng đầu nước mũi trong chảy ra, da dẻ phong ngứa, loa lịch, trĩ lở, đại tiểu tràng bí, đàn bà kinh bế:
Uy linh tiên rửa sấy nghiền nhỏ, rượu ngon hòa khiến hơi ướt, cho vào trong ống trúc bịt chặt miệng, 9 lần nấu 9 lần phơi, nếu khô lại thêm rượu lại phơi, lấy mật trắng hoàn viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 – 30 viên, rượu nước điều uống. (Hải Thượng tập nghiệm phương)
3) Trị tạng thận phong ủng tắc, eo lưng đầu gối trầm trọng:
Uy linh tiên nghiền nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô. Rượu điều uống 80 viên. Sáng ra hơi lợi ra vật xấu như keo mủ xanh, đó là phong độc tích trệ, như chưa lợi thì lại uống 100 viên cho hạ được, sau đó ăn bổ cháo 1 thang, thường dùng thuốc ôn bổ. (Tôn Triệu – Phóng trường hoàn)
4) Trị eo lưng, chân nhức đau lâu không khỏi, dùng Uy linh tiên 5 lạng, nghiền nhỏ, mỗi lần trước bữa ăn điều uống 5 gam, hàng ngày uống lấy hơi lợi làm mức. (“Thánh huệ phương” Uy linh tiêu tán).
5) Trị cước khi vào bụng, chướng muộn suyễn gấp.
Uy linh tiên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 10 gam rượu điều uống, đau giảm 1 phần thì thuốc cũng giảm 1 phần. (Giản tiện đơn phương”)
6) Trị bệnh sốt rét.
Uy linh tiên dùng rượu chung, nước 1 chung sắc còn 1 chung lúc sắp lên cơn uống ấm. (Bản thảo nguyên thủy)
7) Trị ợ tắc khí cách mô:
Uy linh tiên 1 nắm, dấm mật đều nửa bát, sắc còn 5 phân uống, nôn ra đờm cách đêm. (Đường giao kinh nghiệm phương)
8) Trị đờm ẩm định tụ, suyễn ho nên ngược, không ăn được:
Uy linh tiên (sấy), Bán hạ (nước gừng tẩm, sấy) nghiền nhỏ, dùng nước bồ kết ngào cao, viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5 – 10 viên, nước gừng điều uống, ngày 3 lần, qua 1 tháng là nghiệm, kiêng trà, miến. (Cương mục)
9) Trị bĩ tích:
Uy linh tiên, Chử đào nhi đều 1 lạng, cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 động cân (ước 10 – 15 gam), rượu ấm điều uống. (Phổ tế phương” Hóa thiết tán)
10) Trị tích tích chứa lại:
Uy linh tiên nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng quả táo ta, gói vào miếng lụa 1 viên, cùng thịt lợn tinh 4 lạng nấu nhừ. Bỏ thuốc ăn thịt, lấy biết làm mức độ. (” Âu khoa chỉ chưởng” Uy linh tiên hoàn).
11) Trị tích lạnh ở đại tràng:
Uy linh tiên nghiền nhỏ, viên mật, bằng hạt ngô, lúc canh 1 nước gừng tươi điều uống 10 – 20 viên. (Kinh nghiệm lương phương)
12) Trị trai gái đau khí, không câu nệ lâu hay mới:
Uy linh tiên 5 lạng, Củ hẹ sống 25 đồng cân, Ô dược 5 phân, rượu ngon 1 chén, trứng gà 1 quả. Tro lửa hầm 1 đêm, canh 5 nhìn trứng gà vỏ mềm làm mức, bỏ bã uống ấm, lấy vật khô đè lên, nằm ngủ nghiêng, hướng bên khối. Bã lại sắc ngày thứ 2 uống, thấy nhói đau đó là nghiệm vậy. (Trích nguyên phương)
13) Trị bệnh tràng phong nặng không khỏi:
Uy linh tiên (bỏ đất) – Kê quan hoa đều 2 lạng, hai vị trên cắt vụn lấy dấm gạo 2 thăng nấu khô, sao qua giã nhỏ, cùng lòng trắng trứng trộn đều, nặn thành bánh nhỏ, nướng khô, lại nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 tiền chủ (ước 2 gam) lúc đói nấu nước gạo để lâu điều uống, sáng chiều đều 1 lần uống. (Thánh Lễ tổng lục” Linh tiên tán)
14) Trị trĩ sương sưng đau:
Uy linh tiên 3 lạng, nước 1 đấu, sắc nước trước xông sau rửa, lạnh lại đun cho ấm rồi làm tiếp. (Ngoại khoa tinh nghĩa)
15) Trị tiện độc:
Uy linh tiên, Bối mẫu, Tri mẫu đều 1 lạng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, lúc đói rượu ấm điều uống, nếu chưa tan lại uống. (Ung thư thần bí nghiệm phương” Uy linh tiên tán)
16) Trị bệnh phá thương phong (uốn ván).
Uy linh tiên 1/2 lạng – Tỏi 1 nhánh 1 củ to, Hương du 1 đồng cân, cùng giã nhừ, rượu nóng uống cho mồ hôi ra. (Vệ sinh di giản phương)
17) Trị hóc xương gà vịt:
Uy linh tiên thân đỏ 5 đồng cân, nước giếng sớm mai sắc uống. (Thánh Lễ tổng lục)
18) Trị mọi xương cứng ở họng:
Uy linh tiên 1 lạng 2 đồng cần – Sa nhân 1 lạng, đường cát 1 chén, nước 2 chung sắc còn 1 chung, uống ấm (Cương mục)
19) Trị răng đau:
Uy linh tiên, Mao lương lượng bằng nhau. Cách chế: Thuốc tươi rửa sạch giã nhừ vắt lấy nước, 1000ml thuốc nước thêm 10ml cồn 75°C, dùng để chống lên men.
Cách dùng: Lấy tăm bông thấm thuốc xát chỗ răng đau, chú ý không thể xát nhiều tránh nổi nốt bọng nước.
(“Toàn triển tuyên biên” Ngũ quan khoa).
20) Trị đau khớp, viêm đa khớp
Uy linh tiên | Phòng kỷ |
Tần giao | Bạch chỉ |
Hải phong đằng | Nhũ hương |
Hoàng bá | Đào nhân |
Xuyên khung | Độc hoạt |
Các vị đều 12 g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
5. Lâm sàng báo cáo
1) Chữa viêm tuyến tại:
Lấy rễ uy linh tiên tươi rửa sạch giã nhừ, vắt lấy nước, mỗi lần dùng 1 cân (tức 500 gam) thêm dấm gạo nửa cân (tức 250 gam) ngâm trong bình pha lê, không cho bốc hơi ra ngoài, sau 3 ngày lấy dịch ngâm dấm đó ra, dùng bông thấm vào chỗ đau, cứ 2 – 3 giờ lại đắp bôi 1 lần. Chữa 32 giường, trừ 4 giường hiệu quả không rõ ra, đều trong 3 ngày chúng trạng tiêu tan hết.
2) Chữa viêm gan truyền nhiễm ( kiểu vàng da cấp:
Đem rễ uy linh tiên sấy khô nghiền thành bột nhỏ, mỗi lần dùng 15 gam cùng quả trứng gà đảo đều. Sau đó dùng dầu vừng hoặc dầu hạt cải sắc uống. Ngày 3 lần ( uống liền 3 ngày) Kiêng thịt trâu bò, thịt lợn cùng chua cay, từng trị 15 giường, 15 giường trị khỏi.
3) Chữa bệnh tụ trùng giun chỉ = filaria)
Rễ uy linh tiên tươi cân cắt vụn, thêm nước sắc 1/2 giờ lấy nước, lại thêm vào đường đỏ 1 cân, rượu trắng 2 lạng sắc đặc làm thuốc phiến, tổng lượng thuốc chia 5 ngày uống hết (chia 10 lần, mỗi ngày sớm chiều đều lần, trẻ con dùng lượng châm chước giảm. 33 giường bệnh kiểm tra dương tính, sau chữa qua 1 – 2 lần phúc tra, chuyển âm tính 27 giường. Căn cứ quan sát chữa khỏi cùng lượng thuốc, liệu trình có quan hệ. Dùng thuốc lượng không đủ 1 cân, công hiệu tương đối kém, dùng 2 liệu trình có hiệu suất cao hơn 1 liệu trình, sau uống thuốc chưa thấy phản ứng nghiêm trọng. Nhưng số ít bệnh nhân vùng bụng có cảm giác nóng, buồn nôn, thể ôn lên độ nhẹ,
4) Chữa viêm khớp:
Lấy uy linh tiên 1 cân cắt vụn, cho vào 3 cân đường trắng, đặt trong nồi nấu cách thủy 1/2 giờ lấy ra, sau lọc dùng. Mỗi lần 10 – 2ml, ngày uống 3 – 4 lần. Chữa 15 giường. Đối với chứng trang được cải thiện có hiệu quả nhất định.
Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)
Xem thêm: