Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Thương truật còn có tên gọi khác là Xích truật (Đào Hoằng Cảnh) (Biệt Lục). Mã tô (Thuyết căn hộ truyện). Thanh truật (Trương Thôi “Thủy nam Hàn Ký”). Tiên truật (Cương muc). Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế,  Bảo kế, Thiên kế, Mao quân bảo khiếp, Thiên tinh Sơn kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo). Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 

– Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb) DC.

– Thuộc họ Cúc (Compositae) 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Mô tả dược liệu: Dược Tài Học miêu tả Thương truật hình giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt với nhau. Thường có dạng cong, nhăn, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm nồng đặc, nhấm có vị hơi ngọt, đắng. 

Thu hái: Thời điểm thu hoạch Thương truật tốt nhất là mùa xuân và mùa thu. Chọn những phần thân rễ  to, cứng chắc. Khi bẻ gãy có trên bề mặt có nhiều đốm, mùi thơm nồng là loại tốt.

Bào chế:  

+ Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).  +Chích Thương truật: Lấy Thương truật thái phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ẩm đều. Cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khi hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi đồ cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học). 

+ Thương truật sao cám: Cho vào chảo sao nóng cám gạo,  khi có khói bốc lên thì cho Thương truật đã thái lát vào tỷ lệ 10kg vị thuốc 1kg cám. Đảo đều cho tới khi chuyển thành vàng sẫm ở bề mặt là được. Lưu ý là sau khi tắt bếp cám trong chảo vẫn tiếp tục nóng, vì vậy nhớ để nhỏ lửa và thời gian tắt bếp đến khi nguôi, nếu không thuốc dễ bị cháy. 

Bảo quản: Để chỗ khô ráo, râm mát.

2. Tác dụng dược lý theo Tây y

1) Ảnh hưởng đối với đường huyết:

Đã từ lâu có báo cáo ngâm cao nam xương truật (tương đương thuốc sống 6 gam/kg) có thể giáng thấp đường huyết của thỏ nhà, chưa được chứng thực. Thuốc sắc hoặc thuốc ngâm cồn, cho uống 8g/kg | hoặc tiêm dưới da, đường huyết của thỏ nhà bình thường có khuynh hướng tăng lên. Dùng thuốc sắc 10g/kg rót vào dạ dày cũng được kết quả cũng giống như trên. Nhưng cùng lượng thuốc trên rót vào cho thỏ nhà có bệnh đái đường kiểu Alloxan (tứ dưỡng mật định) thì sau khi đường huyết hơi lên, lập tức xuống thấp đến dưới mức bình thường trước khi rót thuốc vào, riêng sai khác không rõ ràng. Sau đó, trong 10 ngày hàng ngày rót thuốc đường huyết không ngừng xuống thấp, sai khác rõ rệt (từ 401 giáng xuống đến 160mg%). Sau khi dừng thuốc 4 – 17 ngày đường huyết chưa thấy lên cao đến mức bình thường như trước khi dùng thuốc.

2) Tác dụng khác: .

Thuốc sắc nam xương truật 10 – 40g/kg rót vào dạ dày chuột lớn, không có tác dụng lợi niệu, nhưng có tác dụng bài tiết muối (Natri, Kali, Chlorine) rõ rệt: Phục phương hàm có xương truật – Thang bài khí (xương truật, hậu phác, thai ô, trầm hương, quảng mộc hương, sao mạch nha, cùng quảng bì) tuy đối ruột thỏ đã tách rời cơ thể đều không ảnh hưởng, nhưng đối với ruột còn tại vị, vô luận là rót vào dạ dày hay tiêm tĩnh mạch đều có tác dụng hưng phấn nhu động ruột, trên lâm sàng có dùng nam xương truật này để chữa bụng khí chướng đạt kết quả. Lượng nhỏ cao ngâm xương truật tiêm tĩnh mạch dẫn đến huyết áp thỏ tăng lên mức độ nhẹ, lượng lớn thì giáng áp, đối với tạng tim cóc đã tách rời cơ thể có tác dụng ức chế; đối với 12 chỉ tràng đã tách rời cơ thể có tác dụng ức chế, đối với ống máu chi dưới cóc thì tác dụng hơi yếu.

Xương truật, lá ngải hun khói tiêu độc (thực nghiệm với nhà 6m đều dùng 4 lạng hun khói xông 2 giờ) đối với khuẩn trị lao – khuẩn cầu chùm nho sắc vàng kim; khuẩn trụ mủ xanh; khuẩn trụ khô thảo; khuẩn trụ đại tràng có hiệu quả diệt khuẩn rõ rệt, so với Formaldehyde (tức Formalin) hay phúc nhĩ mã lâm tương tự, mà tốt hơn tử ngoại tuyến cùng Lactic axit (nhũ toan).

VỊ thuốc thương truật

3. Vị thuốc Thương Truật  theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Cay đắng, ấm. 

Vào kinh: Tỳ, vị, can, bàng quang. 

3.2 Công dụng và chủ trị

Công dụng chủ trị: Mạnh tỳ, ráo thấp, giải uất, tránh uế trọc. Trị thấp thịnh làm khốn tò mỏi mệt thích nằm, vùng oản bĩ bụng chướng thực dục không phấn chấn, nôn mửa, tiết tả, bệnh lọ, bệnh sốt rét, đàm ẩm, thủy thũng, cảm mạo thời khí, phong hàn thấp tý, chân liệt, dạ manh.

+ Đào Hoằng Cảnh: Trừ khí ác. 

+ Lưu Hoàn Tổ: Sáng mắt, ẩm thủy tạng. 

+ Chân Châu nang: Có thể mạnh vỵ yên tỳ, mọi thấp sưng không phải vị này không thể trừ.

+ Lý Hãn: Trừ thấp, cho ra mồ hôi, mạnh vỵ yên tỳ, thuốc chủ yếu trị bệnh liệt.

+ Chu Chấn Hanh: Tan phong ích khí, tổng giải mọi uất.

+ Cương mục: Trị thấp đàm lưu ẩm, hoặc kiêm máu ứ thành nang ổ, hoặc tỳ thấp rót xuống, dầm dề, đái đục, khí hư, hoạt tả tràng phong..

+ Ngọc thụ được giải: Táo thổ lợi thủy, tiết ẩm tiêu đờm, hành ứ mở uất, trừ rò rỉ, hóa tích. Trừ trưng khối, trị nuốt chua, trừ thối mủ, tránh núi non Sơn lam chướng khí, hồi gân cốt liệt rủ. Thanh nước đục vẩn của nước tiểu.

+ Bản thảo cầu nguyên: Ngừng tả ra nước, ra thức ăn, tổn thương vì ăn, thử tả, tỳ thấp ỉa ra máu. .

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

Liều thường dùng  4 – 12g.

Kiêng kỵ:

+ Dược Tính Luận: Kỵ trái Đào, trái Lý, thịt chim Sẻ, Tùng thái, Thanh ngư.

+ Phẩm Nghĩa Tinh Yếu: Kỵ Hồ tuy, Tỏi

+ Bản Thảo Kinh Tập Chú: Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật

+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Người nhiều mồ hôi, táo bón: không dùng. Kiêng ăn  Đào, Mận, thịt chim Bù cắt

6- Phương chọn lọc

1) Trị tỳ vị bất hòa, không thiết uống ăn, tâm bụng sườn chướng đau, miệng đắng không biết mùi vị, nôn mửa buồn nôn, thường tự lợi nhiều:

Xương truật (ngâm nước gạo 2 ngày) 5 cân Hậu phác (bỏ vỏ thô. chế nước gừng sao thơm) 3 cân 2 lạng
Trần bì (bỏ cùi trắng) 3 cân 2 lạng Cam thảo (sao) 30 lạng

Cùng nghiên nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân. Nước 1 chén, gừng 2 lát, táo 2 quả cùng sắc còn 7/10 bỏ gừng táo uống nóng lúc đói trước bữa ăn. Cho vào chút muối đun sôi uống cũng được.

(Cục phương” Bình vỵ tán

2) Trị kinh thái âm bị thấp, nước tiết ra rót xuống, mình mẩy nặng hơi đầu, mệt nếu không có sức, không thiết ăn uống, đột ngột tiết tả nhiều lần, cơm thức ăn không hóa, nếu đau lắm:

Xương truật 2 lạng Thược dược 1 lạng
Hoàng cầm 1/2 lạng

Cắt vụn, mỗi lần uống 1 lạng, thêm quế vị nhạt 1/2 đồng cân, nước 1 bát rưỡi, sắc còn 1 bát uống ấm. (“Tố Vấn bệnh cơ bảo mệnh tập” Thang xương truật thược dược)

3) Trị nắng nóng thời tiết, đột ngột đi tả. Mạnh tỳ ích vị, tán ăn uống, cùng chữa ăn uống tổn thương, ngực cách mô bị muộn, dùng: 

Thần khúc (sao) – xương truật (ngâm nước gạo 1 đêm, phơi khô) lượng bằng nhau nghiền nhỏ. Bột miến hoàn viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, không kể lúc nào, nước cơm điều uống.

(Cục phương” – Khúc truật hoàn) 

4) Trị tiết tả ra thức ăn:

Xương truật 2 lạng – Tiểu tiêu 1 lạng (bỏ mắt, sao) cùng nghiên rất nhỏ dấm hồ viên như hạt ngô đồng. mỗi lần uống 20 – 30 viên, trước bữa ăn nước ấm điều uống. Một phép lỵ lâu không khỏi thêm quế.

(“Tố Vấn bệnh cơ bảo mệnh tập” Tiêu truật hoàn)

5) Trị trong cách mô chất ẩm đình tụ đã thành tích:

Xương truật 1 cân (bỏ vỏ, cắt, nghiền nhỏ) dùng dầu vừng sống 1/2 lạng, nước 2 bát, nghiền lọc lấy nước, táo 15 quả, bỏ vỏ hột nghiền nhừ, lấy nước cây gai nghiền đều thành cao loãng, cho vào cối giã ký viên bằng hạt ngô, phơi khô, mỗi ngày lúc đói bụng nước muối điều uống 50 viên, dần tăng đến 100 viên, 200 viên. Kiêng đào. mận, sẻ, bồ cầu. . (Bản sự phương) 

6) Trị thấp ôn nhiều mồ hôi: 

Tri mẫu 6 lạng Cam thảo (nướng) 2 lạng
Thạch cao 1 cân Xương truật 3 lạng
Ngạnh mễ 3 lạng

Cùng giã như hạt đậu vừng. Mỗi lần uống 5 đồng cân, nước 2 bát sắc còn 8/10, bỏ bã uống ấm..

“Loại chứng hoạt nhân thư” Thang bạch hộ gia xương truật).

7) Trị ôn dịch 4 mùa, đầu đau gáy cứng: Phát nóng, sợ lạnh, mình mẩy đau đớn cùng thượng phong. mũi tắc tiếng nặng, ho hắng đầu mờ mịt:

Xương truật (ngâm nước gạo 1 đêm cắt sấy) 5 lạng Cảo bản (bỏ đất) 1 lạng
Hương bạch chỉ 1 lạng Tế tân (bỏ lá, đất) 1 lạng
Khương hoạt (bỏ mầm) 1 lạng Xuyên khung 1 lạng
Cam thảo (nướng) 1 lạng

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát, hành 3 tấc, gừng tươi 3 lát sắc còn 7/10 uống ấm, không kể lúc nào. Nếu thấy thương phong mũi tắc chỉ dùng hành trà điều uống.

(Cục phương. Thần truật tán) 

8) Trị cảm mạo:

Xương truật 1 lạng Tế tân 2 đồng cân
Lá trắc bá 3 đồng cân

Cùng nghiền nhỏ, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1,5 đồng cần nước sôi điều uống, hành trắng làm dẫn, ăn sống.

(Nội Mông Cổ, tân y liệu pháp tư liệu tuyên biên)..

9) Trị thấp khí mình đau:

Xương truật (ngâm nước gạo) cắt, sắc đặc ngào cao, nước sôi điểm uống. (Giản tiện đơn phương)

10) Trị gân cốt nhức đau do thấp nhiệt:

Hoàng bá (sao), Xương truật (ngâm nước gạo, sao). 2 vị trên nghiền nhỏ, nước sôi hòa nước gừng điều uống. Hai vị này đều có khí hùng tráng, người biếu thực khi thực thêm chút rượu làm tá.

(Đan Khê tâm pháp – Nhị diệu tán)

11) Bổ hư sáng mắt, mạnh xương hòa huyết:

Xương truật (ngâm nước gạo) 4 lạng – Thục địa hoàng (sấy) 2 lạng, nghiền nhỏ, rượu hồ viên bằng hạt ngô, rượu ấm điều uống 30 – 50 viên ngày 3 lần uống. (Phổ tế phương) 

12) Trị lợi răng phong sưng: 

Củ xương truật to, cắt làm 2 nửa, giữa khoét một lỗ cho muối vào đầy, sao tồn tính, lấy ra nghiền nhỏ, lấy xát vào chỗ lợi sưng hoặc ngậm, bỏ rãi nhớt là khỏi, lấy nước muối súc miệng. (Phổ tế phương – Xương truật tán)

13) Khống chế chứng trạng bệnh sốt rét hoặc làm dự phòng:

Xương truật Bạch chỉ
Xuyên khung Quế chi

Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 gam, trước lúc phát cơn sốt rét, vê bột đó đút vào lỗ mũi, 5 giờ hoặc 1 ngày. (Sơn Tây Trung thảo dược) 

14) Trị tỳ vị hàn thấp, ăn uống kém, buồn nôn khó chịu, bụng trướng tiêu chảy.

Việt cúc hoàn: Công dụng hành khí giải uất.

Chữa khí uất làm cho buồn bực bế tắc, dạ dày đau, ợ chua, buồn nôn, ăn không tiêu.

Thương truật 12g Hương phụ 12g
Xuyên khung 12g Thần khúc 12g
Chi tử (sao) 12g

Các vị tán bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 6 – 10g với nước ấm hoặc sắc uống.

7- Các nhà bàn luận.

+ Bản thảo thông huyền: Xương truật, khoan khoái trung tiểu ra mồ hôi, công hơn bạch truật, bố trung trừ thấp, lực không bằng bạch truật. Đại để cái thố thấp thì dùng bạch truật để bổ bồi, cái thổ gò đống nên dùng xương truật để bình đi.

Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm