Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc từ Mật ong

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Mật ong còn gọi: Thạch mật (vi sinh ra ở vùng nham thạch là tốt) bách hóa tinh, bách hoa cao, hoàng mật, bạch mật, phong mật. – Tên cổ trong sách cổ: Thạch di (Bản kinh), nham mật, xích mật, nhai phong (Cương mục). |Phong đường, thực mật, bách hoa nhụy, bách hóa tinh, chúng khấu chi (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Mel 

1. Bộ Phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Là mật của con Ong mật ( Apiscerana Fabricius), họ Ong (Apidae).

– Nguồn gốc.

Do những ong thợ hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ, do tác dụng kích thích gây nôn khiến ông nhả ra ở tổ. – Ông cho mật có thể nhiều chi, như chi Apis (Apis mellifica, A.ligustica, A.sinensis, A.indica, A.dorsata), chi maligona, Trigona v.v… mọi giống ông đều thuộc bộ cánh mỏng (Hymenoptera) họ Ong (Apidae).

Tại Hoàng Liên Sơn, người ta phân biệt loại ống muỗi (ong nhỏ) cho thứ mật ong trắng và ong khoái (to hơn) cho loại mật ong màu vàng, ong chúa là ong cái duy nhất trong cả đàn chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng, ong này to và dài hơn ong đực và ong thợ. .

Ong đực đời sống ngắn, chỉ khoảng 1 – 2 tháng xuất hiện vào mùa hè, sang thu thì ong đực bị đuổi ra khỏi tổ và chết ở trước thềm tổ ong. Ông này không làm ra mật, chỉ ăn thức ăn có sẵn trong tố. Ông thợ đi lấy mật, bé nhỏ hơn ong chúa. và ong đực. Đời sống tùy loại ong, nếu ong thợ sinh vào mùa xuân hạ thường chỉ sống 6 tuần lễ, lứa sinh vào mùa thu sống tới sáu tháng.

 – Thu hái:

Thường thu hái ở 3 mùa xuân hạ thu mùa xuân là tốt nhất, vì m là xuân là thời gian loài ong thích gió tổ cũ đi xây dựng tổ mới, trữ lượng so với mùa khác tương đối nhiều hơn. Đã có người chết vì mật ong vì ong hút cả hoa có độc tính như| hoa phụ tử, hoa thuốc lá, hoa cà độc dược v… nên tổ ong ở vùng có cây cỏ độc không nên lấy mật sợ rằng mật hàm chứa chất độc

* Lượng dùng: 16g-40g/ngày. 

* Kiêng kỵ:

Người tỳ lạnh đại tiện lỏng cùng với người ta thấp trúng mãn đầy. trường thì cấm dùng, cùng hành sống, cái cúc, ngải, rau cự ăn thì kiết lỵ cùng cá ướp cùng ăn thì chết đột ngột. .

2. Tác dụng sinh lý của mật ong

a) Là một vị thuốc bổ (đã dùng cho bệnh nhân lao uống mỗi ngày 100 – 150g mật ong thấy sức khỏe bệnh nhân tăng, thể trạng và máu bệnh nhân ngày tốt hơn).

b) Mật ong có thể làm giảm độ axit của dịch vụ, độ axit của dạ dày trở thành bình thường, làm hết triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột.

(Theo kết quả điều trị của một số bệnh viện ở Liên Xô và bệnh viện Ostrounop ở Matxcơva).

c) Có thể dùng điều trị gan, túi mật và một vài bệnh về thần kinh. Còn an thần giúp cho giấc ngủ được ngon và làm bệnh nhân đỡ nhức đầu.

d) Mật ong tiêu diệt được một số vị trùng gây bệnh như: staphylococ, streptococ, vi trùng lỵ, thương hàn v.v…

Liên Xô đã dùng thuốc mỡ chế bằng mật ong làm cho vết thương chóng lành sẹo, chữa viêm niêm mạc đường khí quản, uống mật nguyên chất hoặc trộn với chanh hay sữa uống chữa bệnh cảm do lạnh, bệnh viện y học số 2 Matxcơva còn dùng mật ong chữa người bị tổn thương ở giác mạc. Mật ong còn có tác dụng chống phóng xạ.

Vị thuốc từ mật ong

Vị thuốc từ mật ong

3. Vị thuốc mật ong theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, bình, không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh tâm, vị, đại trường, tỳ phế

– Công dụng:

Bổ trung ích khí, nhuận táo, hoạt tràng, có tác dụng trấn ho thông tiện, dùng chữa bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu, trị mạn tính chi khí quản. Còn làm thuốc điều vị. làm tá dược cho thuốc hoàn viên.

– Chủ trị: Tà khí ở tâm bụng. mọi co quắp kinh giản, bên mọi thứ không đủ cho 5 tạng, ích khí bổ trung, nuôi khí tỳ, trừ tâm phiền ăn uống không xuống, ngừng tràng tích, đau nhức trong cơ, miệng loét, sáng tại mắt, ngừng đau giải độc, trừ mọi bệnh, hòa trăm thứ thuốc, uống lâu mạnh trí nhẹ mình. Không đói không già, sống lâu năm như thần tiên.

4. Phát minh của Trương Trọng Cảnh

Một vị thạch mật qua thực nghiệm của Trương Trọng Cảnh cho rằng: “Chủ trị kết độc đau gấp, kiêm giúp trị cái độc của mọi thuốc”. Nay dẫn chứng như sau:

a) Chứng bài đại ô đầu tiên hàn sán quanh rốn.

b) Chứng thang ô đầu rằng:

Các khớp không thể co duỗi nhức đau. Lại nói: Cước khí nhức đau, không thể co duỗi. Lại nói rằng: hàn sán trong bụng đau như cắn.

c) Thang ô đầu quế chi chứng rằng: Hàn sán trong bụng đau.

(Trên đây 3 phương mật đều 2 thăng).

d) Đại hãm hung hoàn chứng rằng: Kết ở ngực, gáy cũng cứng (Phương tiện bạch mật 2 hợp – hợp bằng 1/10 thăng). 

e) Chứng của thang đại bán hạ rằng: Nôn mửa, dưới tâm bĩ cứng (phương trên bạch mật 1 thăng).

g) Thang cam thảo phấn mật. chứng rằng: Tâm đau (Phương trên mật 4 lạng).

h) Thang hạ ứ huyết chứng rằng: Sản phụ bụng đau. Phương trên  mật hòa làm viên sắc rượu, lại cùng mọi thuốc lượng bằng nhau. 

i) Thang cam toại bán hạ chứng rằng: Không đủ (Phương trên một nửa thăng).

Căn cứ mọi phương trên thì mật ong có thể trị mọi kết độc cấp bách nhức đau rõ vậy.

5. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có nói về mật ong rằng:

a) Phong mật tên gọi là mật ong.

Ngọt bình không độc, bổ, hòa trung.

Nhẹ mình, mạnh chí, trừ phong giản.

Giúp các thuốc, chữa đau, sát trùng.

Một tên là bách hoa cao, bạch mật, thạch mật.

b) Phong lại tên gọi là sáp ong. 

Hơi ấm, không độc, thúc mủ dùng

Thêm trí, nhẹ mình, gân cốt khỏe

An thai, ngừng lọ, khỏi sang ung (nhọt, lở loét).

Bạch lạp hoàng lạp tùy sắc trắng vàng mà gọi

c) Phong phòng tục gọi ấu tổ ong.

Khi vị mặn bình độc ở trong 

Kinh giản, co giật, phong trĩ lậu.

Âm num, sưng nhọt hay cô cùng.

2) Đời Đường. Trần Tàng Khí bản thảo thập di bàn về mật ong rằng:  Răng cam, sâu, môi miệng lở loét, da mắt chướng đỏ, sát trùng.

3) Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn mật ong rằng:

Trị thốt nhiên tâm đau, cùng ly trắng đỏ, lấy nước hòa mật làm dung dịch loãng, uống 1 bát thì ngừng, hoặc lấy nước gừng cùng mật đều 1 hợp, hòa nước uống, thường uống mặt đẹp như hoa hồng. .

4) Đời Đường. Mạnh Tiên thực liệu bản thảo bàn về mật ong rằng:

Trị tâm bụng đau nhói như dùi châm, cùng ly trắng đỏ, cùng nước sinh địa hoàng uống đều 1 thìa bèn hạ. | 5) Đời Tống. Khấu Tôn Sáng bản thảo khiên nghĩa bàn về mật ong rằng:

Cùng lá hẹ giã nát đồ bỏng nước lửa, tức thời đau ngừng.

6) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về mật ong rằng: Hòa doanh vệ, điều tạng phủ, thông tam tiêu, điều tỳ vị.

6. Phối hợp ứng dụng vị thuốc mật ong

1) Trị đại tiện không thông, bệnh dương minh tự ra mồ hôi, tiểu tiện ngược lại là thông lợi, người đại tiện cứng ấy là tân dịch khô kiệt trong vậy, mật ong sắc mà dẫn đi.

Dùng mật 2 hợp cho vào nồi đồng lửa nhỏ sắc đợi ngưng đọng như dạng mạch nha Có thể liên được, nhân lúc nóng nặn thành thói như ngón tay dài 4 – 5cm, đợi lạnh sẽ cứng đặt vào trong hậu môn. Phút chốc tức thông vậy. Một phép thêm tế tân bồ kết nghiền nhỏ chút ít càng nhanh. (Thương hàn luận phương)

2) Trị ợ, ăn không nuốt xuống được: Lấy mật ong ngậm, nhè nhẹ nuốt xuống. (Quảng lợi phương)

3) Trị sau đẻ miệng khát: Bùng mật ong luyện qua không kể nhiều ít, nước sôi hòa uống bên ngừng. (Sản thư phương)

4) Trị sinh ngang khó đẻ, dùng mật ong và dầu vừng thực đều nửa bát, sắc giảm nửa uống, lập tức ra. (Hải thượng phương) .

5) Trị đầu sới gây ngứa khó nhịn được, tạo thành lở loét với nốt bọng nước, muốn rụng không rụng.

Bách hoa cao dùng loại tốt nhất, không kế nhiều ít hòa nước, luôn luôn lấy lông gà (đã sát trùng sạch) thấm nước mật ong hòa nước ở trên bôi vào, vết lở loét bọng nước dễ rụng bong ra không có sẹo ban ngấn gì. (Toàn ấu tâm giám phương).

6) Trị “ẩn chẩn” ngứa gãi, bạch mật không kể nhiều ít, rượu điều uống có công hiệu

– Chú dẫn:

Chẩn là trên da mọc mụn nhỏ như ma chẩn, thấp chẩn (tức sởi) hoặc do máu nóng mà phát ra ngoài da. “Ẩn” là nghiện loại nặng. “ẩn chẩn” là do tà trú ở ngoài da, lại gặp phong thấp cùng chống nhau sinh ra, bị tà phong chống lại thì sinh ra xích chẩn (sởi đỏ), bị tà thấp chống lại thì thành bạch chẩn (sởi trắng) đầu tiên như con muỗi đốt, phiền ngứa khác thường, gãi thì theo gãi đến đầu ngứa đến đấy, thậm chí khắp mình ngứa đau, tâm ngực đầy buồn bực, miệng đắng họng khô, đại để xích chẩn được nóng thì càng nặng, được lạnh thì giảm, bạch chẩn gặp mưa thì càng nặng gặp tạnh trời thì đỡ.

7) Trị đơn độc 5 sắc: mật ong trộn bột gừng khô đắp vào. (Trừu hậu phương)

8) Trị trong miệng sinh lở loét:  Mật ong ngâm lá đại thanh mà ngậm. (Dược tính luận phương)

9) Trị âm đầu sinh lở loét: Dùng mật ong sắc với cam thảo mà đắp (Ngoại đài bí yếu phương). 

10) Trị hậu môn sinh lở loét, hậu môn chủ phế, phế nhiệt thì lỗ đít tắc sưng, co lại sinh lở loét:

Dùng bạch mật 1 cân (ước 320g) nước mật lợn 1 cái, cùng hòa, lửa nhẹ đun đến lúc viên được, viên dài 9cm như một ngón tay, bôi dầu đặt vào hạ bộ nằm, khiến nặng ở đít muốn rặn, phút chốc thông ta. . (Mai sư phương)

11) Trị định sưng độc dữ

Dùng mật ong sống cùng hành qua năm, nghiền nhỏ hòa lẫn đồ vào, như người đi 5 dặm mỏi thì định ra, sau dùng nước dấm rửa đi. (Tế cấp tiên phương)

12) Trị trên mặt có điểm đen: Lấy mật ong hòa trộn bột phục linh mà đô, 7 ngày bèn khỏi vậy. (Tôn chân nhân thực kỳ phương) 

13) Trị mắt sinh châu quản: Lấy mật ong sống đồ mắt, nằm ngửa nửa ngày rồi có thể rửa đi. (Trừu hậu phương).

14) Trị lầm nuốt phải đồng tiền: Mật ong luyện rồi uống 2 tháng có thể ra vậy. (Cát thị phương) 

15) Trị hóc xương cá mọi loại: Dùng mật ong tốt uống dần dần khiến ra. (Cát thị phương)

16) Trị tuổi trẻ tóc bạc:

Nhổ bỏ tóc trắng lấy mật ong chấm vào lỗ chân tóc thì mọc tóc đen, nếu không mọc, lấy hạt ngô đồng giã lấy nước đồ đắp lên. Tất mọc tóc đen. (Mai sư phương) 

7. Tư liệu tham khảo

a) Lý Thời Trân nói:

Mật ong làm thuốc công dụng có năm: Mát nóng – Bổ trung tiêu – Giải độc – Nhuận táo – Giảm đau vậy. Để sống thì tính mát, cho lên có thể thanh nhiệt vậy. Nấu chín thì tính ấm, cho nên có thể bổ trung ngọt mà hòa bình cho nên có thể giải độc. Mềm mà nhu nhuận trơn cho nên có thể nhuận táo, hoãn có thể trừ cấp cho nên có thể ngừng đau tâm bụng cơ nhục sương đang (lở loét). Hòa có thể dẫn đến trung hòa cho nên có thể điều hòa trăm loại thuốc mà công giống cam thảo. Ông Trương Trọng Cảnh trị dương minh táo kết, đại tiện không thông làm phép đun mật cho dẫn, thực là một phương thần đời cổ vậy.

b) Mạnh Tiên nói:

Bình thường chỉ thấy nóng, tứ chi không hòa thì uống nước nhật tượng một bát rất tốt. Lại điểm cắt chữa màng nóng nổi lên lấy mật ong nhà nuôi là tốt nhất. Cùng nước gừng nấu luyện trị điên rất công hiệu,

c) Chu Chấn Hạnh nói:

Mật ong thích vào tù, miền Tây Bắc cao ráo, cho nên người ăn có ích, miền đông nam đất ẩm thấp, ăn nhiều thì hại sinh ở tỳ vậy. (Phong lại là sáp ong xem hoàng lạo, phong phòng là tổ ong xem phong phòng).

d) Theo sách Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục.

Ong mật Trung Hoa: Apis cerana fabricius.

 – Công dụng:

Mật nhuận phế ngừng ho, nhuận tràng thông tiện giải độc. Sáp: thu liễm, sinh cơ, ngừng đau, nước độc: cường tráng, trấn đau. bình suyễn, trừ phong trừ thấp.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ