Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Long cốt – Long xỉ

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Hai vị thuốc Long cốt và Long xỉ đều nằm trong nhóm thuốc trọng trấn an thần. Có tác dụng trấn kinh an thần, thu liễm mồ hôi.

Vị thuốc Long cốt

– Long cốt còn gọi là: Ngũ hoa long cốt, bạch long cốt, phấn long cốt, thổ long cốt.

– Tên khoa học: Osdraconis

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

– Bộ phận làm thuốc: Long cốt là 1 vị thuốc do kết  quả hóa đá của xương một số động vật thời cổ đại như loại voi mamut; các loại hươu coreidae indet; loài trâu bolidae indet..

– Thu hoạch: Thu hoạch quanh năm, khi đào được cần bọc kỹ ngay vì ra khí trời thường dễ tá ra. .

– Bào chế

Long Cốt: Rửa sạch đất cát, đập vỡ nghiền nhỏ. 

Long cốt nung: Lấy long cốt đã rửa sạch, trong lò lửa không khói nung đỏ, lấy ra để nguội tán dùng. Cho vào làm thuốc nên thủy phi qua phơi dùng.

2. Vị thuốc Long cốt theo Đông y

– Tính vị: Ngọt sáp, bình. 

– Qui kinh: Vào kinh tâm, can, thận, đại tràng.

Chấn kinh an thần, thu mồ hôi, bền chặt tinh, ngừng máu sáp tràng, sinh cơ thu vết loét. Trị kinh gián điên cuồng, hay quên, chín Xung, mất ngủ, mông nhiều, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, di tinh, lâm trọc, nôn máu, máu cam, đại tiện ra máu, băng lâu, ra khí hư, tà lỵ, lòi dom, vỡ lở lâu không thu miệng.

+ Bản kinh: Chủ trị ho ngược, tiết lỵ ra máu mú, Con gái rò rỉa của mình, trung hà cổng kết, trẻ con nhiệt khí kinh gián.

+ Biệt lục:

Chữa tâm bụng phiên đầy, tứ chi héo khô, mồ hôi ra, đêm nằm tự kinh sợ, oán giận, phục khí ở dưới tân không thể suyễn thở, ung ruột, nhọt âm bên trong, âm hộ bị ăn ruồng, ngừng mồ hôi, bớt tiểu tiện, đái máu, nuôi tinh thần, định hồn phách, yên 5 tạng. Bạch long cốt chữa mộng mị tiết tinh, tiểu tiện tiết tinh.

+ Dược tính luận: Đuổi tà khí yên tâm thần, ngừng lỵ lạnh cùng đại tiện ra máu mủ. Con gái bằng huyết, khí hư, ngừng mộng tiết tinh, mộng giao, trị đái máu, hư mà nhiều mộng phân vân thị thêm mà dùng.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Mạnh tỳ, sáp tràng vị, ngừng tả lỵ, bệnh khát, có mang lậu thai, tràng phong ỉa ra máu, trong băng huyết lại ra khí hư, mũi đỏ, nôn máu, ngừng ra mồ hôi.

+ Chân châu nang:  Bền chặt đại tràng thoát.

+ Cương mục: Ích thận chấn kinh, ngừng sốt rét âm, thu khí thấp, lòi dom, sinh Cá thu vết loét.

* Liều dùng: 

+ Uống trong: 12-32g/ngày. Hoặc hoàn tán

+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ xoa hoặc đắp. 

* Kiêng kỵ:

Có thấp nhiệt thực tà, ký dùng. Được nhân sâm, ngưu hoàng tốt, sợ thạch cao, kỵ cá.

Vị thuoc long cot

Vị thuốc Long cốt và Long xỉ

3. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị người lớn trẻ con các loại điên cuồng, kinh sợ co quắp, phong giản, thần trí không nên:

Long Cốt 1 lạng (nung lửa nghiền cực nhỏ); Tê giác; Đan sa; Hổ phách; Thiên trúc hoàng đều 5 động cân (đều nghiền cực nhỏ); Câu đằng, Sinh địa, Phục linh đều 1 lạng rưỡi (đều sao qua cho khô nghiền cực nhỏ); Tổ hợp hương 3 đồng cân; Ngưu hoàng 2 đồng cân đều dùng rượu dung hóa)

Cộng 10 vị cùng hòa trộn 1 chỗ, dùng đởm tinh 8 đồng cân nghiên cực nhỏ, trúc lịch 1 bát, đảo hồ làm viên như hạt ngô. Người lớn uống 10 viên, trẻ con uống 2 – 3 viên, đều nước gừng tươi điều uống.

(Phương mạch chính tông)

2) Trị thương hàn mạch phù, thầy thuốc lấy lửa bức bách cướp đi, mất dương, tất kinh sợ cuồng loạn, nằm ngồi không nên:

Quế chi (bỏ vỏ) 3 lạng; Cam thảo (nướng) 2 lạng; Sinh khương (cắt) 3 lạng; Đại táo 12 quả; Mẫu lệ (nung) 5 lạng; Thục tất (bó tanh) 3 lạng; Long Cốt 4 lạng. 7 vị lấy nước 1 đấu 2 thăng, trước nấu Thục tất giảm 2 tháng, cho mọi thuốc vào, nấu lấy 3 thăng, tỏ bã. Uống ấm 1 tháng. (Thương hàn luận: Quế chi bỏ thược dược thêm thục tất, long cốt, mẫu lệ thang).

3) Trị hay quên.

Long cốt; Hổ cốt; Viễn chí lượng bằng nhau nghiền nhỏ sau bữa ăn uống khoảng 1 gam. Ngày 2 lần. (Thiên kim phương) 

4) Trị tâm hư ra mồ hôi trộm 

Long cốt (nung) 5 để cân; Phục linh 1 lạng; Nhân sâm 6 để cân; Liên nhục 3 lạng (Đều sao qua) cùng nghiền nhỏ; Mạch môn đông (bỏ lõi) 4 lạng nấu, giã nhừ thành cao làm viên bằng hạt ngô, mỗi buổi sớm tối đều uống 3 đồng cân, nước sôi điều uống. (Phương mạch chính tông)

5) Trị sau đẻ mồ hôi hư ra không ngừng:

Long cốt 1 lạng; Rễ ma hoàng 1 lạng. Hai vị trên giã nhỏ rây thật nhỏ, không kể lúc nào, nước cháo điểu uống 2 đồng cân. (Thánh huệ phương)

6) Trị di niệu, lâm, lịch: (đái són, đái rắt, đái nhỏ giọt):

Bạch long cốt; Tang phiêu tiêu lượng bằng nhau, nghiền nhỏ. Mỗi lần nước muối điều uống 2 đồng cân, (Mai sự tập nghiệm phương

7) Trị người bệnh bất tỉnh, bụng dưới huyền cấp (căng cấp), âm đầu lạnh, mắt hoa đen, tóc rụng, mạch cực hư khâu trì, đó là ỉa ra chất nước gạo trong, mất máu, mất tinh, mạch được mọi loại khâu, động vi khẩn, Con trai mất tinh con gái nằm mộng giao hợp nhau:

Quế chi, Thược dược, Sinh khương đều 3 lạng, Cam thảo 2 lạng, Đại táo 12 quả, Long cốt, Mẫu lệ đều  3 lạng. Trên 7 vị nước 7 tháng nấu còn 3 tháng, chia vài lần uống ấm. (Kim quĩ yếu lược. Thang quế chi thêm long mẫu).

8) Trị mất tinh, cứ nằm ngủ là tiết ra: Bạch long cốt 4 phần; Phỉ từ 5 hợp. Tán nhỏ, lúc đói rượu điều uống (Mai sư tập nghiệm phương)  

9) Trị lao tâm mộng tiết:

Long cốt, Viễn chí lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên, nước hạt sen điều uống. (Hoạt nhân tâm thống)

10) Trị đái trắng đục: . 

Cơm gạo nếp phơi khô 4 lạng = 2 lạng

Xích thạch chư sao đến sớm vàng = 2 lạng.

Long cốt (nung, nghiền riêng) = 2 lang

Bạch phục linh (bỏ vỏ) = 2 lạng. Cùng nghiền nhỏ, dấm nấu miến hồ viên, sấy khô, mỗi lần uống 50 viên, lúc đói trước bữa ăn, nước muối điều uống.” (“Ngụy thị gia tăng phương” long cốt hoàn)

11) Trị tự nục ra máu nhiều, ra máu cam, sây sẫm mờ mịt muốn chết:

Long cốt nghiền nhỏ thối vào trong tai mũi. Nói chung máu cam đều thối. (Mai sự tập nghiệm phương) 

12) Trị đàn bà vô cớ đái ra máu: Long Cốt 5 lạng; Rượu điều uống 1 gam ngày 3 lần. (Thiên kim phương)

13) Trị huyết bằng không ngừng:

Long Cốt (nung) 1 lạng; Đương quy 1 lạng; Hương phụ 1 lạng; Tro bẹ móc 5 đ.cân

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân lúc đói, nước cơm điều uống. Kiêng chất béo, gà, cá, vật rán. (“Cảnh nhạc toàn thư Long cốt tán)

14) Trị vết đâm chém ra máu:

Long Cốt 1 lạng Kha tử 1 lạng Bạch thạch chư 1/2 lạng; Lá ninh ma (tháng 5 hái phơi râm) 1/2 lạng. Cùng nghiền nhỏ nước điều uống. 

15) Trị tiết ta không ngừng: Bạch long cốt; Bạch thạch chư. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, nước hoàn viên bằng hạt ngô, nước tử tô, mộc qua điều uống, tùy người lớn trẻ con dùng. (Toàn ấu tâm giám)

16) Trị lỵ lâu, lúc đau lúc nghỉ không ngưng:

Long cốt 4 lạng, đập vỡ, nước 5 thăng nấu lấy 2,5 thăng, chia 5 lần uống, uống lạnh vẫn lấy nước cơm hoàn viên, mỗi lần uống 10 viên, (Trửu hậu phương) 

17) Trị trẻ con do ly lòi dom. Lấy bột bạch long cốt đáp,

18) Trị 2 tai rạn ướt lâu không thu liễm:

Long cốt, xích thạch chư (đều nung lửa). Hải phiêu tiêu (nấu nước qua) đều 3 đ.cân. Cùng nghiên nhỏ, trước dùng bông thấm khô mủ, sau thối bột thuốc vào. (Bản thảo dựng ngôn) 

19) Trị âm nang ra mồ hôi ngứa: Bột long cốt; Mẫu lệ vỗ vào. (Y tôn tâm pháp).

20) Trị trẻ con rốn lở loét lâu không khỏi. Long Cốt nung, nghiền nhỏ đáp. (Thánh huệ phương)

21) Trị lao lympho kết (thích ứng Với can lạc hóa) caseation tức sự bã đậu hóa, hoặc kết hạch phá vỡ ra).

Long Cốt nung; Thạch cao nung; Hoạt thạch. Lượng bằng nhau cùng nghiền nhỏ, đem mỡ lợn đã luyện tốt dung hóa, cho thuốc vào, khuấy đều thành dạng hồ, cất để dùng.

Trước rửa sát trùng làm vệ sinh chỗ có bệnh sạch sẽ, lấy thuốc cao trên trái khắp mặt chỗ đau, băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần, lúc bắt đầu nước mủ tăng nhiều, nói chung sau 3 – 4 ngày mặt vết thương khô sạch. Liên tục cần dùng làm 1-2 sạch, liên tục, tuần làm 1-2 lần. (Nội mông cổ” Trung thảo dược, tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên)

22) Trị bỏng nước bị thương.

Long Cốt – Sinh thạch cao – Đại hoàng – Nhi trà lượng bằng nhau

Cùng nghiêng cực nhỏ, nước trà lạnh hòa trộn như dạng hồ, đắp chỗ đau. Đắp xong dùng miếng lụa che cho tốt, (chỗ mặt vết bỏng không cần che) cách ngày thay thuốc 1 lần. (Trung y tạp chí (4): 212, 1957). 

4. Các nhà luận bàn 

1) Chú giải thương hàn luận:

Long cốt, mẫu lệ, duyên đơn, thu liễm thần khí mà chấn kinh.

2) Cương mục:

Sáp có thể trừ thoát, cho nên họ Thành nói rằng: Long cốt có thể thu liễm cái chính khí bị phù việt, bền chặt đại tràng mà chẩn kinh. Lại chủ trị mạch đới gây bệnh.

3) Bản thảo kinh sơ:

Long Cốt vị sáp mà chủ thu liễm, phàm tiết lộ, tràng tích cùng con gái lậu hạ băng trung, đái máu … mọi chứng; đều là huyết nhiệt tích gây bệnh, phép nên thông lợi tiết, không thể chỉ dùng thuốc ngưng sáp, sợ rằng tích trệ màu ” trong ngược lại làm hại vậy.

Riêng lỵ lâu hư thoát không cần kiêng.

4) Bản thảo thuật:

Long Cốt có thể chữa cái bệnh âm dương trái ngược cách biệt. Như âm không thể giữ được dương, hoặc sinh ra kinh quí, điện cuồng, làm ra càn dỡ, làm ra tự hãn, đạo hãn..

Như dương không thể có kết được âm, hoặc làm ra tiết tả lâu, làm ra đái rắt, đái luôn, răng ra máu, đái máu, làm ra đỏ trắng đục, làm ra con gái vừa băng huyết vừa khí hư, làm ra lòi dom. Hoặc âm không vì dương giữ, dương chẳng vì âm mà bền chặt lại, làm ra mộng nhiều tiết tinh, làm trúng phong nguy khốn, mắc nhiều loại như thế có thể dùng long cốt làm chính mà chữa. 

5) Bản thảo kinh độc:

Kinh, giản, điện, kính (kinh sợ, động kinh, điên, co quắp) đều là khí can ngược lên kiêm đờm mà tiến vào tim, long cốt có thể thu hóa an thần, đuổi đờm giáng ngược xuống, cho nên nó là thuốc thánh để chữa kinh, giản, điện, kính vậy. Đờm là thủy vậy theo hỏa mà sinh, long cốt có thể dẫn cái hỏa ngược lên, cái thủy tràn lan về nhà ở của nó, nếu với mẫu lệ cùng dùng là thần phẩm để trị đờm. Người nay chỉ biết sáp để ngừng thoát, có sao nông cạn vậy.

6) Bản thảo cầu chân:

Lòng cốt công cùng mẫu lệ tương đồng, nhưng mẫu lệ mặn sáp thận, có công mềm chất rắn hóa đờm mát nóng. Còn long cốt sáp vào gan có cái diệu thu “ngừng thoát trấn kinh an hồn. 

Vị thuốc Long xỉ

– Tên gọi: Là loại răng (xỉ là răng) đã hóa đá của các loại động vật có vú, như Voi, bò tót, ngựa 3 ngón v.v…

– Tên khoa học: Dens draconis (Fossilia dentis mastodi).

– Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu đều là calcium carbonate calcium phos phate. 

– Bào chế: Cách làm như long cốt. 

1. Vị thuốc Long xỉ trong Đông y

– Tính vị: Sáp, mát. 

– Qui kinh: Vào kinh tâm, can. 

– Công dụng chủ trị

Chấn kinh an thần, trừ phiền nhiệt. Trị kinh, động kinh, điên cuồng, phiền nóng không yên, mất ngủ mộng nhiều.

+ Bản kinh bảo:

Chủ trị trẻ con người lớn kinh sợ, động kinh, bệnh điện chạy cuồng, dưới vùng tâm khí kết, không thể suyễn thở, mọi bệnh co quắp.

+ Biệt lục bảo:

Trẻ con kinh giản, mình nóng không thể gần, người lớn khoảng xương lúc nóng lúc lạnh.

+ Dược tính luận bảo: Chấn tâm an hồn phách.

+ Nhật Hoa tử bản thảo bảo: Trị phiền muộn, điên giản, nhiệt cuồng.

* Cách dùng: Sắc uống nên sắc lâu. 12-32g/ngày. Hoặc hoàn tán

* Kiêng kỵ: Cùng nhân sâm, ngưu hoàng tốt. Sợ thạch cao.

2. Phương chọn lọc có Long xỉ

1) Trị trẻ con kinh sợ, nóng như lửa. Cũng dùng chữa làm ấm khỏe người.

Long xỉ nghiền nhỏ, điều uống (Long xỉ tán).

2) Trị do kinh thành động kinh, nói càn nói cuồng.

Long xỉ (Nghiền); Bột sắt (nghiền); Ngưng thủy thạch (nghiền) đều 1 lạng.

Cùng nghiền nhỏ, hòa mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 viên, nước cơm ấm điều uống. (“Thánh Lễ tổng lục” Long xỉ hoàn).

3) Trị trẻ con “thiên điếu” chân tay máy giật mắt không ổn định, có lúc cười khóc, hoặc giận mắng quát, móng ngón đều xanh:

Long xỉ 1/2 lạng; Câu đằng 1/2 lạng; Bạch linh 1/2 lạng; Thuyền sác (sao qua) 27 con; Hoàng đơn 1 phân; Cam thảo (nướng hơi đỏ, giã 1 phân; Thiết phấn 1 phân; Chu sa (nghiền nhỏ) 1 phân; Đại hoàng 1 phân.

Các vị thuốc đểu nghiền nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1 đồng cân. Lấy nước 1 chén sắc còn 6 phần chén tùy theo tuổi lớn bé cho uống. “Thánh huệ phương” Long xỉ tán)

Nguồn: L/y Hy lãn

Xem thêm

Bạn có thể quan tâm