Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Kha tử (Chiêu Liêu)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Kha tử Tên gọi hay còn gọi là Chiêu Liêu

– Vốn tên là: Kha lệ lặc.

– Thường gọi: Kha tử thán, kha tử nhục.

– Đời Cổ sách cổ gọi: Sáp ông (Hòa hán dược khảo), tùy phong tử (Đồ kinh).

– Tên khoa học: Terminalia chebula, Retz (La Tinh) .

Thuộc họ Bàng (Combretaceae) TQ gọi là họ Sử quân tử (Combretaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Kha tử là quả của cây Kha tử

– Hình thái

Là loại quả cứng hình tròn trứng sắc nâu giống như phỉ thực, dọc có 6 cạnh vỏ dày mà có nếp nhăn cùng sáng bóng nội bộ rắn chắc, kiêm sắc vàng, vị đắng..

– Thu hái: Trung Quốc thu hái tháng 7 – 8. Ở ta lấy về khoảng 9 – 10 – 11 phơi khô là được.

– Phân bố:

Cây kha tử hay chiều liêu mới thấy ở miền Nam nước ta, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan. Trung Quốc trước nhập của Ấn Độ, nay đã tự túc trồng được ở Vân Nam.

2. Vị thuốc Kha tử theo Đông y

– Tính chất: Đắng, ấm, không độc, sáp, bình.

– Quy kinh: Vào kinh phế, và đại tràng

– Công dụng: Thu liễm phế, sáp xít ruột, dùng làm thuốc tả lỵ, cùng với làm thuốc thu liễm. Lại trị xích lỵ, viêm niêm mạc ruột, ngừng ho, lợi hầu họng. Trị ho lâu mất tiếng, lòi dom, đái ỉa ra máu, di tinh, đái luôn.

– Chủ trị: Khí lạnh, tâm bụng chướng đầu, khiến ăn.

– Tác dụng:

Sau khi vào dạ dày khiến chất pepsin trong dạ dày cùng albumin đều ngưng kết, mà lực tiêu hóa bị trở ngại, vả lại có thể đem niêm mạc dịch co bóp khiến sự bài tiết giảm sút, khi đến ruột có thể có bóp vị huyết quản của vách ruột khiến giảm nhẹ đi ly, vả lại hơi có Công dụng sát vi khuẩn, từ vách ruột hít vào trong máu, có thể khiến ống máu để vận chuyển huyết dịch co bóp lại, ngăn trở huyết dịch cho bạch huyết cầu thấm ra, cho nên có Công gián tiếp làm ngừng máu. Lại có thể khiến ruột co thắt lại mà giảm đi ly.

* Lượng dùng: 3g-6g/ngày .

* Kiêng kỵ: Phế tỳ có thực hóa cùng có tà thực thì cấm dùng.

Cần chú ý: Cầm đi ỉa dùng liều nhỏ từ 3 – 6 gam, nếu dùng liều lớn lại gây đi ta.

Vị thuốc Kha tử

Vị thuốc Kha tử

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Theo dược phẩm vậng yếu (Lãn Ông)

Tính đắng, sáp, ấm, không độc, trầm mà giáng, âm vậy. Chủ trị khí lạnh, tiêu thức ăn cách đêm, trừ bụng chướng, thông tấn dịch, phá khí kết, ngừng lọ lâu, đuối tràng phong, mở vị, sáp xít ruột.

Lại trị khí phế do bỏng lửa, quá tất yết chướng đầy. suyễn gấp, họ hắng, bởi vị chua đắng có công thu liễm giáng hóa, lại có thể tiêu đờm trừ phiền, tả lâu lỗ đít đau, miệng nôn trôn tháo, bôn đồn khí thận, lậu thai động thai, băng huyết khí hư, đại tiện ra máu đều trị được.

Hợp dùng cùng nhân sâm có thể ích Tỳ. Cùng ngũ vị có thể liễm thu Phế khí. Cùng trần bì có thể hạ khí xuống. Cùng bạch truật có thể ích tỳ.

Cấm dùng:

Ho mà tỳ có thực nhiệt, tiết lỵ chưa đến hư hàn, cùng bệnh tả. mới dấy đều kiêng dùng. Lãn Ông còn nói tiếp: Kha tử vị sáp xít mà có thủ thu, tính ôn ấm mà có thể thông, cho nên đã có thể phá kết đọng trừ bành chướng lại có thg sáp xít ruột ngừng ho, song hạ khí xuống gấp gáp quá nhanh, người như yếu không thể dùng. Vị này sức hóa đờm tiêu rãi rất mạnh, xem như người nước Ba Tư khi gặp con cá lớn nhả rãi ra, có khi thuyền không đi nối, mỗi khi không đi được bèn rắc bột kha tử xuống thì rãi trơn hóa thành nước, điều đó đủ biết sức hóa đờm rãi của vị này.

2) Theo Lĩnh nam bản thảo Lãn Ông có nói

Kha tử uốn xưa vị đắng thay

Sáp tràng, ngừng lỵ nó đều hay

Lại trừ đờm ho cùng suyễn gấp

Giáng hỏa, hoa Gan, liễm Phế này.

Luộc chín rồi đâm cho nhỏ mịn

Thêm vào thang thuốc lệ xưa nay

Nếu không Kha tử thay bằng Trám

Trám trắng thay dùng cũng tạm đây

3) Đời Đường

– Ngõa Quyển dùng phá khi kết ở ngực và cách mố, thông lợi tân dịch, ngừng đường thủy, đen râu tóc.

– Tiêu Bính dùng cho đi đại tiện thức ăn cách đêm, ngừng tích đọng

ruột, ngừng tiết tả lâu ngày, trị ly trắng đỏ.

– Tô Cung dùng trị đờm ho, họng hầu không thông lợi, ngậm vài ba quả hay vô cùng.

4. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Kha tử

1) Trị phế hư bị lạnh suyễn ho dùng kha tử, nhân sâm.

2) Kha tử cùng quất bì sa nhân chữa khí lạnh vào trong, vùng tim bụng chướng đầy, cùng với do lạnh ăn nuốt xuống không được.

3) Kha tử được ích trí thì ngừng khí hư lạnh đái không cấm được.

4) Kha tử tá dùng cùng căn bạch bì thì làm ngừng tràng tích ỉa ra máu.

5) Kha tử tá có bạch truật, hạt sen thì ngừng tiết tả lâu do hư lạnh.

6) Kha tử cùng sà sàng tử, ngũ vị tử, sơn thù du, đỗ trọng, tục đoạn, ngừng hư hàn ra khí hư.

7) Kha tử cùng nhân sâm, đậu khấu thì thực đại tràng.

8) Trị các loại bệnh khí, thức ăn cách đêm không tiêu dùng kha tử 1 quả, tối ngậm đến sáng nhai nuốt.

Lại kha tử 3 quả lấy giấy ướt bọc nướng chín, lấy hột nhai kỹ, dùng sữa bò điều uống. (Thiên kim phương)

9) Trị ho khi lâu ngày, kha tử tươi 1 quả ngậm nuốt nước, sau khi khỏi miệng ăn, không biết mùi vị bèn sắc nước hạt cau 1 bát uống. lập tức có mùi vị, đây là bí phương của Liên Châu Thành vậy. (Kinh nghiệm phương)

10) Trị nôn ngược lên không ăn, dùng vỏ kha lê lặc 2 lạng sao nghiên nhỏ, hoàn viên bằng hạt ngô, lúc đói bụng uống 20 viên, ngày 3 lần. (Quảng tế phương).

11) Trị phong đờm hoắc loạn, ăn không tiêu, đại tiện sáp sít 

Dùng Kha tử 3 quả lấy vỏ nghiền nhỏ hòa rượu uống, ngày 3 – 5 lần, thần diệu. (Ngoại đài bí yếu phương)

12) Trị trẻ Con miệng nôn trôn tháo (hoắc loạn) 

Dùng: Kha tử 1 quả nghiền nhỏ, nước sôi hòa uống một nửa, chưa ngừng lại uống. ” (Tử mẫu bí lục phương).

13) Trị trẻ con bị phong đờm ủng tắc, nói tiếng không ra, khí ngắn gấp suyễn muộn, chân tay dao động, kha tử nửa sống nửa nướng bỏ hột, đại phúc bì lượng bằng nhau, sắc nước uống gọi tên là “Nhị thánh tán”. (Toàn ấu tâm giám phương)

14) Trị phong nhiệt xung lên đỉnh đầu, nóng buồn bực

Dùng: Kha tử 2 quả nghiền nhỏ, mang tiêu 1 đồng cân, cùng cho vào trong dấm, khuấy cho tan, mài đồ vào chỗ nóng. (Ngoại đài bí nếu phương)

15) Trị lỵ khí, ỉa ra nước: Kha lê lặc 10 quả đắp bột xung quanh cho lò nướng chín, bỏ hột nghiền nhỏ, nước cháo điều thuốc uống, cũng có thể nhào với cơm viên uống. Một phương thêm mộc hương.

Lại uống lâu dài phương: Kha lệ lặc 3 lạng; Trần quất bì 3 lạng; Hậu phác 3 lạng

Cùng nghiền nhỏ viên với mật bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 – 30 viên, nước sôi điều uống bèn khỏi. (Độ kinh bản thảo phương).

16) Trị thủy tả (tả ra nước) hạ lỵ: Kha lê lặc nướng 2 phần. Nhục đậu khấu 1 phần nghiền nhỏ, nước Cơm điều uống 7 – 8 gam. (Thánh huệ phương)

17) Trị đi lỵ chuyển thành trắng

Dùng: Kha tử 3 quả, 2 quả nướng, 1 quả sống. Nghiền nhỏ nước sôi điều uống, nếu ly ra nước thêm 4g cam thảo bột. (Phổ tế phương).

18) Trị đi ly ra trắng đỏ 

Dùng: Kha tử 12 quả, 6 quả nướng, 6 quả sống, bỏ hột sấy khô, nghiền nhỏ, ly đỏ thì nước cam thảo sống đưa thuốc, ly trắng thì dùng nước sắc cam thảo nướng đưa thuốc, không quá 2 lần uống khỏi. (Triệu Nguyên Dương Tế cấp phương).

19) Trị độ tinh[mfn]Độ tinh là: Chứng dương vật cứng đơ, tinh tự chảy ra, bóp chặt thì mềm đi, đau như châm kim vào[/mfn] dưới hạ bộ bị cam

Dùng kha tử to sao cháy, cho vào chút ít sạ hương, trước lấy nước gạo rửa sau xát vào. Hoặc lấy kinh giới, hoàng bá, cam thảo, mã tân thảo, hành trắng sắc đặc rửa cũng được. Xưa có phương sĩ tên là Chu Thủ Chân chữa cho Đường Tình rữa nát ngọc hành đến 5 – 6 m dùng bài này có công hiệu. (Hồng mại di kiên trì phương)

Tư liệu tham khảo 

Lý Thời Trân nói:

Kha tử cùng ô mai, ngũ bội tử dùng thì thu liễm. Cùng quất bì, hậu phác dùng thì hạ khí. Cùng nhân sâm dùng thì bố phế trị ho hắng. Ông Đông Viên không dùng làm thuốc ho là không phải vậy. Nhưng họ chưa lâu không nên vội dùng.

5. Hột kha tử Chủ trị

Mài với mặt trắng rỏ mắt, trừ phong đỏ đau, rất thần diệu.

Lý Thời Trân dùng hạt trị ho cùng chữa lỵ và tiết tả.

Nhận xét:

Đọc Lĩnh nam bản thảo lăn Ông có nói:

Nếu không kha tử thay bằng trám

Trám trắng thay dùng cũng tạm đây.

Câu nói này đến nay vẫn đúng, cách đây đã bao trăm năm mà người xưa vẫn dùng thay thế một cách xác đáng đến vậy. Trám trắng là lãm nhân thụ cảm lãm vốn là trám trắng cùng họ với kha tử.

Có tên khoa học là: Terminalia catappa Linn.

Chủ trị: Thu liễm, trị bệnh lý viêm hầu. Chống hóc xương, nhất là xương cá.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ