Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ích mẫu. Ích mẫu hiện nay ở nước ta có 2 loại:

 Tên gọi  Loại ta đang dùng phổ thông có nhiều…

– Còn gọi: Xung úy, chói đèn. – Tên khoa học: Leonurus heterophyllus sw. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Tên tại Leonurus là vì: Leon là sự tử, oura là đuôi, chữ heterophyllus là lá có hình dạng thay đổi. Nói chung tên khoa học này có nghĩa là cây ích mẫu có lá giống đuôi con sư tử có hình . . dạng thay đổi, lá ở gốc khác, ở đoạn giữa thân khác, lá ở ngọn khác.

1. Bộ phận dùng thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ích mẫu là toàn cây ích mẫu bỏ rễ phơi khô

– Hình thái

Vị thuốc Ích mẫu này là loại cỏ sống 1-2 năm, cao 0,6 – 1m. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có mọc lông nhỏ ngắn, lá mọc đổi tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau.

Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim mép có răng cưa thô và sâu,

Lá ở thân có cuống ngắn hơn phiến lá thường xẻ sâu 3 thùy trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa.

Lá ở trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống.

Hoa mọc vòng ở kẽ lá, tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xe thành 2 môi gần đều nhau. Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu. Loại ích mẫu thứ 2 cũng có ở nước ta là cây Ích mẫu có tên khoa học: Leonurus sibiricus Linn.

Cây này Đỗ Tất Lợi gọi tạm là – mẫu hoa to. Cây này khác ích mẫu trên ở chỗ: Hoa to hơn, dài hơn, lá phía trên vẫn chia 3 thùy.

Tóm lại:

– Ích mẫu: Leonurus heterophyllus.

Lá trên cùng không chia thùy. hầu như không cuống. Lá giữa thân có cuống ngắn xẻ sâu 3 thùy; lá gốc cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu. Tràng hoa 9 – 12 ly.

– Ích mẫu: Leonurus sibiricus L.

Lá trên cũng xẻ 3 thùy, tràng hoa dài 15 – 20mm, môi dưới ngắn hơn mỗi trên. Câu ích mẫu Leonurus heterophyllus mà đang dùng nhiều trong nước ta, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng chưa có ai nghiên cứu, hiện nay ta dùng theo tính vị tác dụng mô tả sau đây là cho loại ích mẫu..

Leonurus sibiricus Linn.

– Thu hái: Thu hoạch lúc cây chớm ra hoa, cắt lấy cây, cách gốc khoảng 5-10cm để cây tiếp tục đâm chồi.

Cây cắt về loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho khô.

Vị thuốc Ích mẫu

Vị thuốc Ích mẫu

2. Tác dụng dược lý

– Tác dụng trên tử cung.

Nước sắc ích mẫu Leonurus sibiricus độ đặc 1/5000 hay 1/ 1000 có tác dụng kích thích đối với tử cung có lập của thỏ cái (dù có thai hay không).

– Dung dịch nước 109 ích mẫu khô tác dụng trên tử cung mạnh hơn là dung dịch rượu 20%. Đáng chú ý là dung dịch rượu hay nước ích mẫu tác dụng lên tử cung thì có 1 giai đoạn hưng phấn. Trước khi sắc ích mẫu dùng ête để loại phần tan trong ete đi thì hiện tượng ức chế tử cung không còn nữa.

– Tác dụng trên huyết áp.

Không trực tiếp tác dụng trên huyết áp nhưng làm giảm tác dụng của adrenalin trên mạch máu, cao ích mẫu làm giảm huyết áp nhất là thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp.

– Tác dụng trên tim mạch.

Loại Leonurus quinquelobatus và loại Leonurus cardia có tác dụng tốt trên tim mạch và đối với cơ tim có bệnh. Ích mẫu Leonurus sibiricus đối với hệ thần kinh mạnh hơn tác dụng của Valerian và của Mugghe (convallaria maialis).

– Tác dụng kháng sinh đối một số vi trùng ngoài da: Với nước sắc ích mẫu 1/4 có tác dụng ức chế một số vị trùng ngoài da.

– Tác dụng trên viêm thận và phụ cấp tính. Trên lâm sàng, ích mẫu chữa khỏi một số trường hợp viêm thận và phù.

Trung 9 tạp chí SỐ 6, 1959 và Trung y dược 1966 kỳ 4. 26).

3. Vị thuốc Ích mẫu theo Đông y

– Tính vị: Cay, hơi đắng, hơi lạnh.

– Quy kinh: vào kinh can, tâm bào.

– Công dụng của vị thuốc Ích mẫu

+ Cầm máu tử cung phụ nữ đẻ xong bị rong huyết, chữa niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều. đau tử cung úm nhảy mạnh.

+ Chữa huyết áp cao nhất là thời kỳ đầu do làm giảm tác dụng của adrenalin trên mạch máu.

+ Chữa các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ, thuốc bổ máu.

+ Quả ích mẫu dùng với tên Sung úy tử làm thuốc thông tiêu, chữa phù thũng, thiên đầu thống glocom), làm sáng mắt..

+ Dùng ngoài, thân và quả giã nhừ để đắp hay sắc lấy nước rửa một số bệnh như: sưng vú, sài chốc đầu, lở ngứa, nhọt độc.

+ Sách cổ đông y nổi: Ích mẫu cay đắng hơi lạnh, có khả năng trục ứ huyết sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, người có đồng tử – nở rộng không dùng được.

* Liều dùng: Điều kinh 10 – 12g. Không có kinh: 20 – 30g. Điều trị tim: 30 – 50g.

* Kiêng kỵ: Người huyết hư gầy lao không dùng.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Cao ích mẫu hiện nay: Ích mẫu 800g; Ngải cứu 200g Hương phụ 250g;Tá dược xirô, cồn 15° vừa đủ 1000g (bỏ bã).

2) Trị đàn bà khó đẻ

Dùng có ích mẫu giã nước 7 hợp to, sắc cạn còn nửa uống, không có ích mẫu tươi lấy khô 1 nắm to, nước 7 hợp sắc uống.  3) Trị thai chết trong bụng, ích mẫu giã nhừ lấy chút nước nóng hòa lẫn, vắt lấy nước uống.

4) Trị sau đó huyết vậng, tâm khí muốn tuyệt: ích mẫu thảo nghiền, vắt nước, uống 1 bát tuyệt diệu. (Tử mẫu bí lục phương)

5) Trị sau đẻ máu bế tắc không ra: Dùng nước ích mẫu thảo 1 chén nhỏ, cho vào 1 hợp rượu uống ấm. (Thánh huệ phương)

6) Trị ra khí hư đỏ trắng:

Dùng: Ích mẫu thảo lúc nở hoa nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân (10g) trước bữa ăn uống ấm.(Tạp nghiệm phương)

7) Trị đái ra máu. Dùng ích mẫu thảo giã vắt lấy nước uống 1 thăng lập tức khỏi. (Ngoại đài bí yếu phương)

8) Trị lỵ tạp trắng đỏ, khôn khố nặng nề 

Dùng ích mẫu thảo phơi khô, mơ muối sao tồn tính, lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, lỵ trắng nước can khương điều uống, lỵ đỏ nước cam thảo điều uống.

Gọi tên là “nhị linh tán”. (Vệ sinh gia bảo lương, phương)

9) Trị trẻ con cam đi lỵ muốn chết 

Dùng: Lá non ích mẫu thảo cùng gạo nấu cháo ăn, lấy khỏi làm mức, giã vắt lấy nước uống cũng được.(Quảng lợi thân hiệu phương)

10) Trị bệnh trĩ ra máu: Lấy lá ích mẫu thảo giã nhỏ vắt lấy nước uống.(Thực y tâm kính phương)

11) Trị độc phát sinh mụn vảy nhỏ (tiết): Ích mẫu thảo giã đắp rất hay. (Đẩu môn phương)

12) Trị tích sữa thành ung: Ích mẫu thảo nghiền nhỏ trộn nước đắp lên trên vú đau 1 đêm rất kỳ diệu. (Thánh huệ phương)

13) Trị hầu tắc sưng đau:

Ích mẫu thảo giã nhừ, nước mới múc 1 bát hòa lẫn vắt lấy nước đặc uống, theo nôn ra khỏi. Mùa đông thì dùng rễ (Vệ sinh dị giản phương)

14) Trị tai điếc ra nước. Giã lá dọc ích mẫu vắt lấy nước đặc ở vào tai điếc. (Thánh Huệ phương).

15) Dùng riêng ích mẫu thảo cùng nước tiểu trẻ uống có thể cho thai chết ra cùng trị nhiệt vào nhà huyết, phiền táo loại thương hàn.

(16) Yên thai ngừng đau: Dùng: Vị này làm quân và thang tứ vật gia thêm: Đỗ trọng, a giao, xuyên tục đoạn làm viên uống.

17) Tiêu các loại đinh sưng phát bối, cùng sưng độc vô danh

Dùng: Ích mẫu thảo 1 nắm; Sinh cam cúc hoa 1 nắm; Xương nhĩ thảo 1 nắm; Kim ngân hoa 1 nắm; Tử hoa địa đình 1 nắm; Bối mẫu 3 đ.cân; Thử niêm tử 3 đ.cân Bạch chỉ 3 đ.cân; Cương tàm 3 đ.cân; Bạch cập 3 đ.cân; Bạch liễm 3 đ.cân; Sinh cam thảo 3 đ.cân; Liên kiều 3 đ.cân; Sinh địa 3 đ.cân

Sắc nước hạ khô thảo cùng các – nước thuốc trên sắc đặc uống.

5. Từng thời đại đã dùng để chữa.

Đối với hạt ích mẫu

1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có nói:

Xung úy cùng tên với ích mẫu.

Cay, ngọt,  trừ đau băng lậu.

Yên thân sáng mắt khỏi tim đau

Sản hậu thai tiền thuốc quý báu

2) Đời Nguyên. Ngô Thụy bàn rằng: Giã hạt ích mẫu bỏ vỏ ăn thì bổ trung ích khí, thông – mạch, tiêu tinh thêm tủy, n khát nhuận phế.

3) Đời Minh. Mậu Hy Ung bàn rằng:

Xung úy tử vị cay ngọt hơi ấm, hơi lạnh, không độc. Vào kinh thủ túc quyết âm, làm thuốc chính cho đàn bà thai sản, điều kinh, vị này bố mà hay hành, cay tán mà kiêm nhuận. Mắt là khiếu của gan, ích gan hành huyết cho nên mắt sáng thêm tinh, khí của nó thuần dương. Vị cay nên chạy mà không giữ, cho nên trừ được thủy khí.

Tạng can có hỏa thì máu ngược lên, gan mát thì giáng mà thuận vậy. Chứng nóng dữ, đầu váng tâm phiền đều là chứng hậu huyết hư sinh nhiệt, hạt ích màu làm mát gan, tan nóng hòa huyết thì đau đầu tâm phiền đều giải được.

* Lượng dùng: Dọc lá. Dùng độc vị: 10 – 30 gam. Dùng chữa tim ít nhất 30 đến 50 gam. Hợp dùng: 5 – 2g.

* Kiêng kỵ: Không phải người huyết trệ huyết nhiệt cùng với đồng tử nở to thì cấm dùng.

Tóm tắt: 

1) Ích mẫu:

Tính chất: hơi đắng, lạnh, không độc.

Vào kinh: vào kinh can, tâm bào

Công dụng: Trừ ứ, sinh tân, hoạt huyết điều kinh dùng làm thuốc thông kinh.

Chủ trị: Ẩn chẩu, nấu nước tắm

2) Hạt ích mẫu:

Tính chất: Cay, ngọt, hơi ấm, không độc.

Công dụng: Hoạt huyết điều kinh, đuổi phong sáng mắt, dùng làm thuốc thu liễm thông kinh.

Chủ trị: Sáng mắt ích tinh, trừ thủy khí uống lâu nhẹ mình. (Bản kinh), chữa máu ngược, đại nhiệt (rất nóng) đầu đau, tâm phiền (Biệt lục).

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ