Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Nhân sâm. Tên gọi Vị sâm này hình thái giống như người, nhân là người. sâm là sậm. Sâm hình người là ít thấy, là núi. – Tên thường gọi: Cát lâm sâm, giã sơn sâm. 

– Đời cổ gọi: Đời xưa gọi nhân sâm tới 20 tên khác nhau.

Thí dụ: Sách Biệt lục gọi “Thần thảo” tức ý nói có thần. “Thổ tinh” tức cái tinh của đất. “Huyết sâm” sâm máu. Ngô phổ bản thảo gọi là Hoàng tinh, ngọc tinh. Trong Cương mục gọi “Thang sâm” “Hài nhi sâm” vv… 

– Tên khoa học: Panax ginseng C.A. Mey (P. schinseng nees) Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Tên panax do chữ Hy Lạp pan là tất cả, acos là chữa được, có ý nói vị thuốc quý chữa được mọi bệnh, ginseng và schinseng là phiên âm chữ nhân sâm.

– Chủng loại:

Nhân sâm một loại là đào được trong núi rừng, một loại là người trồng, nước ta đã xin mua giống của Liên Xô, Trung Quốc về trồng thử nhưng chưa thu được kết quả. Đại khái nhân sâm ở động tạm tỉnh Trung Quốc trồng ngày xưa trị giá từ 2 lạng bạc đến 12 lạng. Còn nhân sâm tự mọc trong rừng, có lúc mỗi cân mua giá tới vài nghìn lạng. Nhân sâm tự mọc trong rừng số năm càng lâu thì giá càng đắt. Muốn phân biệt số năm tuổi của sâm, nhìn nốt điểm mắt ở mặt ngoài dọc (hành) của sâm, có thể biết được già hay non. Có sách nói: Nhân sâm có thể chia làm 3 loại: Sâm núi – Sâm chuyển vùng (đánh từ núi về) – Sâm gieo trồng. Sâm núi là sâm tự mọc trong rừng núi, phẩm chất rất tốt, giá rất cao. Sâm chuyển vùng là sâm đánh từ trong núi rừng đem về nhà trồng bón, giá trị thứ nhì. Sâm tự gieo trồng kém phẩm chất này thường bán ở quầy hàng, nhãn hiệu tuy đẹp nhưng không giá trị mấy, cũng cần phải biết.

– Tính chất: Ngọt, hơi lạnh, không độc. 

1. Bộ phận dùng, thu hái, bào chế

– Bộ phận dùng: Nhân sâm là rễ cây Nhân sâm 

– Hình thái: Củ sắc vàng, màu nâu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo. Hình như hình người, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt. Chiều dài thân rễ khoảng 7 – 10cm, đường kính 2 – 3 cm, trọng lượng khoảng 50 – 120 g, hoặc hơn.

– Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu đông, lúc đó toàn bộ dinh dưỡng tập trung vào phần rễ.

– Bào chế:

Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm thái lát, lót giấy lên chảo rồi sao nhỏ lửa.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chưng cho mềm, thái lát mỏng dùng sống. Hoặc tẩm nước gừng sao, gạo nếp sao. 

2. Thành phần hóa học

Qua nhiều người nghiên cứu mới được một số kết quả sau:  

1) Trong sâm này có loại saponin sterolic. Hỗn hợp saponin có tên là panaxozit, trước đây gọi là: pan aquilon hay panakilon. 

2) Chất glucozit hoặc hỗn hợp glucozit mang tên là:

Panaxin cũng chưa được nghiên cứu sâu. Trước đây gọi là gensenin cũng là một loại saponin chưa tinh khiết lắm. 

3) Ngoài ra còn có một ít tinh dầu 0.055% – 0,25% làm cho nhân sâm có mùi đặc biệt, trong đó chủ yếu là panaxen CH,

4) Các vitamin B và B, các men diataza. 

5) Tro chừng 3 – 7% trong đó có chừng 53% axit photphoric.

6) Các tạp chất khác gồm nhựa và chất béo tổng số chừng 1,5%. Các axit béo gồm hỗn hợp axit panmitic, stearic và linoleic. Hỗn hợp này mang tên axit panaxic.

7) Các chất khác gồm có phytosterin 0,029%. Tinh bột chừng 20%, chất pectin 16 – 23% và đường 4%. ..

8) Mới đây người ta lại thấy trong nhân sâm có hàm lượng germanium cao.

dùng lầm nhân sâm - cách dùng nhân sâm

Hãy dùng nhân sâm cho đúng cách

3. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng trên hệ thần kinh:

– Có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, dùng với liều điều trị có thể làm đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác, so với phenamin thì tốt hơn.

– Có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm mau sự chuyển động của thần kinh nhưng liều cao quá có thể gây hiện tượng quá trấn tĩnh (Chu Nhan – Chu Kim Hoàng. Trung Hoa y học tạp chí 12 – 1956).

2) Tác dụng trên huyết áp và tim:

– Dùng dung dịch 5% – 10% – 20% nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ và mèo thấy tác dụng hạ huyết áp, nồng độ càng cao tác dụng ức chế trên tim càng mạnh, nhưng nếu nồng độ thấp thì lại co bóp tim mạch và số lần bóp càng tăng, do đó sau thí nghiệm kết luận rằng: Nhân sâm có 2 hướng tác dụng trên thần kinh thực vật; liều nhỏ có tác dụng như thần kinh giao cảm, liều lớn có tác dụng như thần kinh phế vy. (nerf vague)

3) Tác dụng trên hô hấp:

– Dùng 0,3 – 0,5ml dung dịch nhân sâm 20% tiêm vào tĩnh mạch mèo thấy nhân sâm hưng phấn hô hấp. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc đã tiêm vào tĩnh mạch thỏ chất ginsenin thất, liều nhỏ làm tăng hô hấp, liều cao có tác dụng ngược lại, nếu tiêm axit panaxic hay chất panaxen cũng thấy tác dụng như vậy. Đó là tác dụng khi tiêm, chưa thí nghiệm 1 tác dụng của việc uống nhân sâm.

4) Tác dụng đối với chuyển hóa cơ bản:

– Có tác dụng rõ rệt làm hạ mức huyết đường xuống. Khi uống và tiêm bột nhân sâm và chất tan trong cồn của nhân sâm do một số tác giả Nhật Bản và Trung Quốc thí nghiệm.

– Trên lâm sàng người ta thấy nếu dùng nhân sâm chung với Insulin thì có thể giảm bớt lượng dùng Insulin, thời gian hạ huyết đường được kéo dài hơn và chữa được bệnh đường tiện. •

5) Tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát dục của động vật:

Cho uống hoặc tiêm nhân sâm cho 1 số động vật và so sánh thấy động vật dụng nhân sâm tăng trọng, thời gian giao cấu của con vật kéo dài, hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt hơn động vật không dùng nhân sâm..

6) Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật: Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với tất bệnh, qua thí nghiệm thấy rõ.

7) Độc tính của nhân sâm:

Thí nghiệm tiêm dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch nhân sâm 20% thấy sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái “mất sắc” nhưng cho uống thì độc tính rất ít.

4. Vị thuốc Nhân sâm theo Đông y

– Tính vị: Ngọt, hơi đắng, hơi ôn 

– Qui kinh: Vào kinh phế, tỳ.

– Công dụng:

Nhân sâm chuyên trị tạng tâm suy nhược cùng với chứng tiêu hóa không tốt do suy nhược thần kinh. Làm thuốc bổ duy nhất, bổ mạnh nguyên khí, thêm tinh thần, sinh tận dịch, bệnh lâu nguyên khí hư cần phải dùng, nhất là khí hư sắp thoát. Sau ốm muốn khôi phục nguyên khí nên thường uống.

Sau khi nhân sâm vào dạ dày có thể giúp thêm năng lực tiêu hóa cho dạ dày, một bộ phận cùng vị toan hóa hợp, mà hàm chứa sinh tố nước cùng chất đường giống như đường glucoza. Đến ruột non mới bị hấp thu mà vào trong máu, có thể xúc tiến huyết dịch tiến hành giúp sản sinh ra hồng cầu, khiến tinh thần chấn hưng thể lực mạnh mẽ. Cho nên công năng chủ yếu của nhân sâm là làm thuốc cho khỏe mạnh. Nói chung người phế lao, thần kinh suy nhược, âm nuy di tinh, suy lão thiếu máu cùng với bệnh tạng thận, bệnh tử cung, cùng các bệnh do thể lực tiêu hao mà sinh ra, đều có thể dùng. Đối với thần kinh suy nhược sinh ra nặng đầu xây xẩm càng có công hiệu đặc biệt.

Nhưng dùng lâu nhân sâm thì hiện ra chứng trạng đầu đau đầu nặng, mọi chứng não xung huyết cùng tiện bí, vị ngốc trệ.

–  Chủ trị: 

Bổ 5 tạng, yên tinh thần, định hồn phách, ngừng kinh quý, trừ tà khí, sáng mắt, mở tâm, uống lâu nhẹ mình sống lâu, lại có thể chữa trong vụ lạnh, tâm bụng chướng đau, ngực sườn ngược đầy, hoắc loạn nôn ngược, điều hòa trung tiêu, ngừng tiêu khát, thông huyết mạch, khiến người không quên. 

* Lượng dùng:  1g – 10g. Lượng lớn từ 10 gam – 32 gam thì thu công nhiều mà không hại.

* Kiêng kỵ:

– Hỏa bốc khí xốc lên, như ho hắng nôn đờm, nôn máu máu cam, lao sái nóng trong, nóng trong xương, âm hư hỏa động sau chấn mới phát, nốt ban chưa hình, thương hàn mới dấu, tà nóng mới bốc không được dùng.

– Mạch huyền trường khẩn thực hoạt sác có lực đều là hỏa uất thực trong, không thể dùng.

– Khiết Cổ bảo suyễn ho chớ dùng đó là cái suyễn đàm thực khí ủng (nếu thận hư khí ngắn mà suyễn xúc thì tất phải dùng).

– Trọng Cảnh bảo phế lạnh mà ho chớ dùng, đó là hàn bó tà nhiệt ủng uất ở phí gây ho vậy (nếu tự ra mồ hôi sợ lạnh mà họ tất phải dùng vậy).

– Đông Viên bảo bệnh lâu uất nhiệt ở phổi chớ dùng đó là hỏa uất trong, nên phát ra không nên bổ vậy (nếu phế hư hỏa vượng khí ngắn tự ra mồ hôi tất phải dùng vậy).

– Đan Khê bảo mọi đau không thể vội dùng, đó là tà khí đương nhọn, nên cho tan không nên bổ (nếu trong hư, nôn, ta cùng bệnh lâu vị yếu, đau hư thích sờ nắn thì tất phải dùng vậy).

– Tiết Lập Trai bảo âm hư hỏa vượng chỉ dùng, đó là huyết hư hỏa cang thịnh có thể ăn được, mạch huyền mà sác, làm mát thì tổn thương vị, làm ấm thì tổn thương tỳ, không chịu bổ vậy (nếu tự ra mồ hôi khỉ ngắn, chị lạnh, mạch hư tất phải dùng vậy). .

Xét kỹ như trên thì cách dùng nhân sâm đã biết quá nửa rồi. Sợ ngũ linh chi, ghét tạo giáp, đậu đen cùng lê lô, la bắc.

Vị thuốc Hồng sâm

Vị thuốc Hồng sâm

5. Phát minh của Trường Trọng Cảnh

Một vị nhân sâm qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm cho rằng chủ trị: Dưới vùng tâm bĩ chắc, bị cứng, chi kết. Bàng trị không ăn nôn mửa, thích ngủ, tâm đau, bụng đau, phiền quí. Nay giải ra như sau:

1) Thang một phòng kỷ chứng rằng:

Dưới tâm bĩ chắc (dùng nhân sâm tới 128gam), dưới tâm bĩ cứng càng hay phát trở lại ấy thì bỏ thạch cao thêm phục linh mang tiêu làm chủ để chữa. Đó là nhân sâm, mang tiêu chia ra để chữa dưới vùng tâm bĩ chắc (bĩ kiên) cùng bĩ cứng vậy. Do đó có thể thấy người xưa dùng thuốc không tạm dùng vậy. Bởi lẽ đầu tiên dưới tâm bị cứng còn chậm, bảo rằng bị cứng cũng có thể, cho nên cho dùng nhân sâm vậy. Lại phát không khỏi mà bị rắn chắc là tất nhiên vậy, cho nên cho mang tiêu vậy. Thang bán hạ tả tâm đã trút được chữ cũng vậy. Thang cam thảo tả tâm, phương này ở trong bội cam thảo – thang sinh khương tả tâm là thang thêm sinh khương, cộng lại mà nói: Trị dưới tâm bị cứng thì phương này thoát chữ cứng (ngạnh) rõ vậy.

2) Thang nhân sâm chứng rằng: Trong tâm bĩ. Lại nói rằng: Thích ngủ, lâu không khỏi vậy.

3) Chứng của thang quế chi nhân sâm nói rằng: “Dưới vùng tâm bị cứng”. 

4) Thang bán hạ tả tâm chứng rằng: Nôn mà ruột reo, dưới tâm bĩ.

5) Thang sinh khương tả tâm chứng rằng: Dưới tầm bị cứng, ợ khan, do ăn sinh hôi mồm (thực sú).

6) Tháng cam thảo tả tâm chứng rằng: Dưới tâm bị cứng mà đây, mưa khan, tâm phiền. Lại nói rằng. Không muốn ăn uống, ghét ngửi thấy mùi thức ăn nó hôi.

7) Thang tiểu sài hồ chứng rằng:

Trầm lặng không muốn ăn uống, tâm phiền, thích nôn, lại nói rằng: Trong ngực phiền. Lại nói rằng: Dưới vùng tâm (qúy) run rẩy. Lại nói rằng: Trong bụng đau.

8) Thang ngô thù du chứng rằng: Ăn cơm là buồn nôn. Lại nói rằng: Mửa khan, nôn ra rãi bọt.

9) Thang đại bán hạ chứng rằng: Nôn mà dưới tâm bị cứng. 

10) Phục linh ẩm chứng rằng: Khí đầu, không thể ăn.

11) Thang can khương hoàng liên hoàng cầm nhân sâm chứng rằng:

Ăn vào miệng bèn mửa. Thang ngô thù du, phục linh ẩm. Thang can khương hoàng liên hoàng cầm nhân sâm. Thang lục vật hoàng cầm. Thang sinh khương cam thảo, đều nhân sâm 3 lạng (96 gam). Mà nói rằng trị ho hắng ra rãi bọt, nôn mửa đi ly. Không nói rằng: Trị dưới tâm bĩ cứng, do đó tổng hợp xét ông Trọng Cảnh trị họ nhổ rãi bọt, nôn mửa đi lỵ, các phương này đều không dùng nhân sâm đến 8 – 9/ 10. Nay căn vào các thang này dùng nhân sâm, 5 thang thi hành tâm bĩ cứng mà ho nhổ rãi nửa đi lỵ kết quả như hình với bóng vậy. Do đó mà xem chứng của 5 thang đều là cái độc của dưới tâm bĩ cứng vậy rất rõ. 

12) Thang quế chi thêm thược dược, sinh khương, nhân sâm mới thêm chứng không đủ vậy. Điều nói rằng

Sau khi ra mồ hôi mình đau đớn đó là chứng của Thang quế chi, thế thì chứng của thược dược, sinh khương, nhân sâm thiếu vậy. Nói ở loại từ phương.

13) Thang lục vật hoàng cầm chứng rằng: Mửa khan.

14) Thang bạch hổ gia nhân sâm chứng không đủ vậy.

Thang bạch hổ gia nhân sâm dưới 4 điều đều là chứng không có nhân sâm, bởi lẽ Trương Trọng Cảnh dùng nhân sâm tới 3 lạng tất phải có chứng dưới tâm bĩ cứng, phương này một không. Do đó xét kỹ Thiên kim phương, ngoại đài bí yếu, cùng lấy bạch hổ làm chủ, cho nên nay hết theo vật..

(15) Thang sinh khương cam thảo chứng rằng: Ho nhổ rãi bọt không ngừng 

(trên đầy 14 phương nhân sâm đều 3 lạng).

Chú dẫn:

Sách Tố vấn nguyên cơ khải bệnh tự tự nói: “Phương của Trọng Cảnh nói 4 thăng tức 1 thăng ở cuối đời Đường 4 lạng là 1 lạng cuối đời Đường. Như trên nhân sâm đều 3 lạng tức nói 96 gam/4 = 24 gam. 

16) Thang sài hồ quế chi chứng rằng:

Dưới tâm chi kết (chi kết = chỗ gân phân chi đi bị kết đọng)

17) Can khương nhân sâm bán hạ hoàn chứng rằng:

Nôn mửa không ngừng (can thương nhân sâm bán hạ hoàn, căn cứ ví dụ về cách chữa của phương này suy xét công dụng là dưới tâm có cái độc kết thực mà nôn mửa không ngừng, thực là chủ, đại để cùng thang đại bán hạ chủ trị giống nhau, cái điều lớn thì giống cái điều nhỏ thì khác, hơi có phân biệt về hoãn cấp (nhanh chậm) vậy.

18) Chứng thang tứ nghịch gia nhân sâm. 

19) Chứng của thang phụ tử, rét sợ lạnh, mạch vi mà lại lợi đó là thang tứ nghịch chủ trị mà không thấy cái chứng của nhân sâm vậy. Phương này tuy thêm nhân sâm, chỉ 1 lạng (tức 32g/4 = 8 gam) mà không thấy chúng thì cớ sao lại thêm? Đấy là rút khỏi cái bệnh chứng dưới tâm rõ vậy. Thang phụ tử cùng thang Chấn Vũ chỉ kém có 1 vị, mà ý phương thực có khác xa. Thang phụ tử dùng truật phụ làm vị thuốc chủ yếu, mà chủ trị mình mẩy đau đớn, hoặc tiểu tiện không lợi, hoặc dưới tâm bị cứng đầy Thang chấn vũ lấy phục linh thược dược làm vị thuốc chủ yếu, mà chủ trị thịt rung gân giật, co rút nôn ngược, tứ chi trầm nặng đau đớn (trên đầy 3 phương nhân sâm dùng từ 1 lạng hoặc 1,5 lạng, tức là 8g đến 12 gam). 

20) Thang hoàng liên chứng rằng: Trong bụng đau muốn nôn mửa.

21) Thang tuyền phúc hoa đại giả thạch chứng rằng: Dưới tâm bĩ cứng, ợ hơi không trừ (thang tuyền phúc hoa đại giả thạch dùng nhân sâm 2 lạng (ước 18g) mà có chứng dưới tâm bị cứng, đó là thang tiểu bán hạ gia giảm, 2 lạng nghi là 3 lạng vậy (ước 24g).

22) Thang đại kiến trung chứng rằng:

Trong tâm ngực quá lạnh đau, nôn mửa không thể uống ăn (trên đầy 4 phương nhân sâm đều dùng 2 lạng vậy (ước 16g). Xét mọi phương trên đầu nhân sâm chủ trị dưới tâm kết thực vật, cho nên có thể trị dưới tâm (bĩ kiên) bĩ chắc, (bĩ ngạnh) bĩ cứng, chi kết mà thêm trị không ăn, nôn mửa, thích nhổ, tâm đau, bụng đau (phiền qúy) phiền muộn run rẩy, cũng đều là kết thực sinh ra vậy, nhân sâm chủ trị vậy.

6. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Theo Lãn Ông. (Dược phẩm dựng nếu hạ)

Vị ngọt hơi lạnh, không độc, vị khí điều hòa, không hậu không bạc, lên nhiều hơn xuống, phù mà lên dương vậy. Nếu muốn bổ 5 tạng thì nên theo thuốc bổ của tạng đó làm sứ, thăng ma làm dẫn đường, phản lê lô, ghét mặn đậm đặc.

Chủ dùng:

Ích 5 tạng chân dương không đủ, trị phế kim hư gấp ngắn hơi, tả tà hóa tâm phế tỳ vị, trị tổn thương lao lực do hư hỏa ngược lên, khỏe mạch điều lý trung tiêu, sinh tân dịch ngừng khát, mở tâm ích trí, tư bổ nguyên dương, lui kinh qúy, trừ tà trong mộng, tràng vị trúng lạnh, tâm bụng chướng đau, ngực sườn nghịch đầy, phá tích cứng, thông ủng trệ, trừ hay quên, hưng thịnh dương đạo, nuôi tinh thần, yên hồn phách, khí mạnh mà vị tự mở vị hòa mà thức ăn tự hóa, là thuốc thánh để lui hư hỏa vậy. Người khí hư ấy vốn không thể thiếu, không dương thì âm không thể sinh mà huyết thoát hết, huyết thoát thì phải bổ khí, vì khí là mẹ thủy vậy, liên có thể thu công trong lúc khí sắp tàn. Khiến cái vô hình sinh ra cái hữu hình, uống nhiều thì tuyên thông, uống ít thì ủng trệ.

Hợp dùng:

Cùng linh truật thì ráo thấp, cùng thục địa thì tư bổ, cùng mạch đông thì thanh nhuận. Lại nói: Cùng hoàng kỳ dùng thì bổ ở phần biểu, cùng bạch truật dùng thì bổ trung tiêu, cùng thực địa dùng mà giúp có phục linh thì giúp hạ tiêu mà bổ thận.

Cấm dùng:

Hình như hình người, lớn như chân gà, bỏ râu thì không khiến người nôn, cùng tế tân gói kín thì nghìn năm không mục nát. Khi dùng cắt mỏng đặt trong đồ sứ đun nhỏ lửa cho nhừ rồi uống, nếu làm hoàn tán thì cách giấy nhỏ lửa sao khô, nếu muốn cất lâu thì sao với gạo đảo đều cùng gạo gói kín thì để lâu không hỏng và lại được khí của gạo rang làm thơm tho nhuận trạch vậy.

Xét nhân sâm được cái khí thanh dương ở trong đất, bấm thụ cái lệnh mùa xuân lên của thiếu dương mà sinh ra, vị ngọt hợp với cái chính của 5 hành, tính ấm được cái hòa của 4 khí, dạng như hình người trên ứng với ngọc dạo quang, cho nên có thể hồi khí dương trong khi sắp tuyệt, đuổi hư tà trong phút chốc, công vượt mọi loại cỏ, sức hơn cả chân đan (đan dược qui) vào 2 kinh tỳ phế thì mọi hư được điều hòa, 5 tạng được bổ người hư yếu uống như khí dương xuân một khi đã đến thì muôn vật phát sinh, cũng như đói mà được ăn, khát mà được uống. Đến như giải độc rượu, chữa mụn nhọt, chữa mắt bị đau đều thu được công hiệu, thì cái công bố hư bồi gốc (nguyên dương) càng có thể thấy rõ vậy..

Nếu luyện thành cao mà uống, Công sức càng ưu việt hơn. Hàn Phi Hà nói: Nhân sâm luyện thành cao có thể phục hồi nguyên khí ở tất cả các nơi trong cơ thể các bệnh sau đẻ, sau ốm, nhọt độc sau khi vỡ mủ nguyên khí chưa phục hồi coi là thuốc thánh,

2) Đời Ngụy. Hoa Đà trung tàng kinh bàn về nhân sâm rằng:

Nhân sâm cũng là trắc bá, bông kinh giới sao nghiền nhỏ, trộn với bột miến trị khí huyết đi càn tâm phế mạch phá, mũi miệng ra máu như suối tuôn ra.

3) Đời Đườn. Ngõa Quyền dược tính bản thảo Bản rằng:

Nhân sâm chủ trị 5 chứng lao 7 chứng tổn thương, hư tổn đờm nhiều, ngừng nôn oẹ, bố 5 tạng 6 phủ, giữ gìn trung tiêu bảo vệ thần, tiêu đờm ở trong ngực trị phế nay (liệt yếu) cùng bệnh động kinh, khí lạnh ngược lên, không ăn do thương hàn (cảm nặng) người hư yếu mà mộng mị luôn. Ngừng phiền khát. .

4) Đời Tống. Tô Tụng Gia Hựu độ kinh bản thảo bàn rằng:

Muốn thử nhân sâm khiến 2 người cùng chạy, một ngậm sâm, một không ngậm, đều chạy 3 – 5 dặm, người không ngậm sâm tất suyễn nặng, người có ngậm sâm hơi thở như thường.

– Nhật Hoa tử chư gia bản thảo bàn nhân sâm rằng:

Nhân sâm tiêu ăn mở vị, điều trung tiêu trị khí, giết độc của loại thuốc chất kim thạch.

– Trần Tự Minh sản luận tập bàn rằng:

Nhân sâm cùng thạch xương bồ, thạch liên nhục cùng chữa sau để không nói.

5) Đời Kim. Trương Nguyên Tố chân châu nang bàn nhân sâm rằng: Nhân sâm trị phế vị dương khí không đủ, khí phế hư gấp xúc, ngắn hơi, ít hơi, bổ trung tiêu.

6) Học thuyết gần đây Trịnh Tiêu Nhanh nói:

Thần nông bản kinh, nhân sâm là thượng phẩm đầu bảng đời Hán. Trương Trọng Cảnh chế phương đều theo bản kinh thương hàn luận 115 phương, dùng nhân sâm ấy chỉ có 17 phương, đều là sau khi (hãn) cho ra mồ hôi, (thổ) cho nôn, (hạ) cho đi ỉa, bị mất âm tân mà cần cứu âm vậy. Thang lý trung, thang ngô thù du, dùng thuốc cương táo quá đáng, cho nên dùng nhân sâm, tính ngọt hơi lạnh nuôi âm phối dương để làm cho tính thuốc trung hòa vậy. Đó là chuyên chỉ nhân sâm mà nói, như sâm cao ly, sâm Đông dương, đảng sâm khí vị đều ngọt ấm, chỉ có Tây dương sâm khí vị đắng lạnh hơi ngọt, lại không thể chung chung mà nói, mà không mảy may phân biệt vậy, kế gì loại nông cạn, không xét hư thực, chỉ thấy phát nóng, động tay bèn công phạt. Lại nói: Mạch vi nhược mà dễ ấn xuống, dùng nhân sâm thì huyết áp dần tăng lên, mà không biết rằng huyết không thể tự sinh, ắt trước phải bổ khí mà sau huyết mới thông hành. Người nói sóng mạch dần dần nổi lên cao vậy. Chẳng xem như Cát khả cửu trong thập được thần thư dùng “hóa nhụy thạch tán” “thập thôi tán” sau khi hóa ứ ngừng máu bèn tiếp dùng “thang độc sậm”. Chính vì người bị thoát máu nên ích khí, dương sinh thì âm lớn, cái nghĩa đã rõ ràng. Nếu hỏa khí đang ngược lên máu nóng đi bừa thì lại nên kiêng dùng vậy.

Câu nói rằng: Lúc bệnh nguy cấp hoàn toàn không tác dụng bởi vì người đó chỉ biết nhân sâm có nguyên chất đường mà chưa biết rằng nhân sâm giúp quế chi phụ tử thì thực là vật phẩm rất báu để cứu nguy, là loại linh đan cấp cứu vậy. Điều nói rằng: Nguyên chất đường là thuốc chủ yếu cho tạng tim thì đó lại là chưa biết nhân sâm chủ yếu bố tạng phế, phế là trưởng của 5 tạng, là tổ của trăm mạch, giữ quyền vận – hóa chất trong chất đục, là thước đo của toàn thân. Vả lại phế chủ khí, ích khí tức là ích máu, dương sinh thì âm lớn, cho nên 5 tạng đều lên, lại há chỉ có 1 tạng tâm yên vậy ư? Tóm lại:

Dùng hóa học làm căn cứ thể nghiệm mà bỏ cái tinh vi lý giải của đông y thì thật là suốt đời làm mà không rõ đạo lý vậy.

Vị thuốc Nhân sâm

Vị thuốc Nhân sâm

7. Phối hợp ứng dụng

1) Trị tướng hỏa lấn tỳ, mình nóng mà phiền, khí cao mà suyễn, đầu đau mà khát, mạch hồng mà to dùng hoàng bá tá nhân sâm.

2) Trị tháng hè, nhiệt làm tổn thương nguyên khí, dẫn đến mồ hôi cả tiết ra, muốn thành chứng ngu quyết (bại liệt chân tay lạnh) dùng nhân sâm cùng mạch động, ngũ vị tử làm sinh mạch tán, đây là bổ cái chân khí của thiên nguyên, không phải bổ nhiệt hỏa vậy. 

3) Nhân sâm được thăng ma dẫn, dùng bổ nguyên khí thượng tiêu, tả hỏa ở trong phế. Được phục dẫn dùng bổ nguyên khí hạ tiêu, tả hỏa ở trong thận, được mạch động sinh mạch, được can khương thì bổ khí..

4) Nhân sâm cùng hoàng kỳ dùng bổ phần biểu hư, cùng bạch truật dùng trợ giúp tỳ vị.

5) Bổ tỳ âm dùng nhân sâm cùng táo nhân, long nhãn nhục bạch thược, cam thảo, đại táo.

6) Ngừng hư phiền tác dụng nhân sâm cùng bạch truật, phục linh, chích thảo, mộc qua, hoắc hương.

7) Trị tự ra mồ hôi, dùng nhân sâm cùng bạch truật, hoàng kỳ, thược dược.

8) Trị mồ hôi nhiều vong dương, dùng nhân sâm cùng hoàng kỳ, thược dược, ngũ vị tử.

9) Trị chân khí bị hư, khí không về nguồn do đó ngực sườn nghịch đầy dùng nhân sâm cùng trầm hương bạch thược. 

10) Trị hoảng hốt kinh qui hồn phách không định, dùng nhân sâm cùng phục linh, viễn chí, ích chí, táo nhân, mạch đông.

11) Trị tâm hư mà tà trú lại gây đau dùng nhân sâm cùng trầm hương phục thần. 

12) Trị kinh, động kinh dùng nhân sâm cùng ngưu hoàng, tê giác, thiên trúc hoàng, câu đằng, chu sa, hàng hoàng, chân châu, phục thần, viễn chí.

13) Trị mạn kinh, mạn tỳ phong, dùng nhân sâm cùng phụ tử, bạch truật, thược dược, cam thảo, phục linh.

14) Trị trúng phong không nói dùng nhân sâm cùng hoàng kỳ, thiên động, ngũ vị, ngưu tất, câu kỷ tử, xương bồ.

15) Thận khí suy dương nuy (liệt dương) lấy nhân sâm làm quân thêm lộc nhung, ba kích, thung dung, ngũ vị tử, thỏ ty, sơn thù, địa hoàng, mạch động, câu kỷ tử, đỗ trọng, bá tử nhân làm thuốc chủ yếu để giúp suy, khiến người có con..

16) Trị nhập phòng lao lực quá mức, thoát dương muốn chết, vùng hạ bộ hư lạnh, dùng nhân sâm cùng phụ tử, nhục quế, mạch động, ngũ vị tử.

17) Trị khí dương thoát, ấm trong tràng vị lạnh, dùng nhân sâm cùng phụ tử, ngũ vị tử.

18) Trị quyết lạnh, móng tay xanh xám, đại tiện trong, thích nằm co, dùng nhân sâm cùng phụ tử, can khương nhục quế.

19) Trị trúng lạnh tiết tả, ỉa ra nguyên thức ăn, dùng nhân sâm cùng can khương, bạch truật, chích thảo, nặng hơn thì thêm nhục quế, phụ tử.

20) Trị tỳ tả lâu không ngừng dùng nhân sâm cùng bạch truật, ngô thù.

21) Trị thận tả dùng nhân sâm làm quân, ngũ vị, ngô thù, cốt chư, nhục khấu.

22) Trị huyết hư tâm bụng căng đau dùng nhân sâm cùng bạch thược, chích thảo.

23) Trị phế hư khí suyễn, tháng hè uống, ích khí trừ nhiệt ngừng tiêu khát, dùng nhân sâm quân, ngũ vị, mạch đồng gia thêm bạch truật, lại trị trúng nóng nắng tổn thương khí mỏi mệt.

24) Trị vị hư nôn mửa, dùng nhân sâm làm quân, hoắc hương, mộc qua, quất hồng, như có mang nôn mửa thêm trúc nhự, tỳ bà diệp..

25) Trị ác trở (có thai buồn nôn) an thai, dùng nhân sâm cùng quất bì, mộc qua, trúc nhự, tử tô, bạch truật, nhiệt nhiều bỏ bạch truật, tử tô thêm mạch đông. .

26) Trị thai lậu không nên dùng nhân sâm cùng lộc giao, đỗ trọng, tục đoạn, đương qui, thục địa, sinh địa, bỏ sinh địa thêm tô mộc chữa gánh vác nặng gắng sức nội thương, mất máu.

27) Trị huyết băng dùng nhân sâm cùng địa hoàng, a giao, mạch đông, sơn thù, ngũ vị, tục đoạn, thêm ngưu tất, đại tô, lộc giao trị huyết lâm.

28) Chữa đẻ ngang sinh ngược khó đẻ thần hiệu, dùng nhân sâm cùng nhũ hương, chu sa, kê tử bạch” (lòng trắng trứng) nước gừng 3 thìa đảo đều.

Ngoài dùng đương quy hơn lạng sắc đặc nước cùng nuốt uống. 

29) Trị sau đẻ huyết vậng (xây xẩm) dùng nhân sâm cùng tô mộc, đương quy, nước tiểu trẻ sắc uống.

30) Trị sau đẻ không nói dùng nhân sâm cùng thạch xương bồ, liên nhục lượng bằng nhau sắc uống.

31) Trị khí hư sốt rét lâu không ngừng dùng nhân sâm cùng vỏ gừng đều hơn 1 lạng (khoảng 10 gam) sắc nước để cách đêm dưới sương 1 đêm, đến canh 5 uống ấm.

32) Tiêu ngược mẫu[mfn]Ngược mẫu: Chứng này là cơm ghé có máu cùng chất ăn kết làm trắng hà, phục ở kinh can, lạnh nóng dấu ơn[/mfn] dùng nhân sâm cùng miết giáp, thanh bì, can tất, giá trùng, nhục quế, mẫu lệ, sạ can.

33) Trị đới hạ (khí hư) bụng đau sắc đỏ, dùng nhân sâm cùng họng liên, hồng khúc, bạch thược, hoạt thạch, thăng ma.

34) Trị đới hạ lâu không ngừng dùng nhân sâm cùng hoàng liên, ô mai, liên nhục, thăng ma, hoạt thạch, nhục đậu khấu.

35) Sáng mắt dùng nhân sâm cùng cam cúc, câu kỷ, địa hoàng, đương quy, sài hồ, tật lê, cam thảo.

36) Trị bại liệt (nuy) nhân sâm cùng hoàng bá, hoàng kỳ, bạch truật, mạch đông, ngũ vị, bạch thược, mộc qua, ý mẽ, phục linh.

37) Trị tý dùng nhân sâm cung ngũ gia bì, bạch tiên bì, thạch nam diệp, thạch hộc, tần giao, mộc qua, ý dĩ, tỳ giải, ngưu tất, trầm hưng, xương bồ, nhị truật.

38) Trị lao thương nguyên khí, người mắc bệnh nhiệt quá khát, đồng thời đầu đau dùng nhân sâm thêm vào thang bạch hổ.

39) Trị khí hư người mắc khí lạnh bất chính 4 mùa dùng nhân sâm thêm vào đại độc tán. 

8. Các vị thuốc khác từ nhân sâm

Hạt nhân sâm

(Nhân sâm tử) 

– Hình thái: Như quả cật, tươi xanh chín đỏ, lớn như hạt đậu vàng nhỏ dùng làm thuốc.

– Chủ trị: Bổ mạnh nguyên khí, phục hồi hồn phách cho người, càng có thể mạnh tỳ, phát đậu mọc ra.

Lá nhân sâm

(Nhân sâm diệp) – Tên khoa học: Folia ginseng (La Tinh). 

– Tính chất: Đắng, hơi ngọt, không độc. 

– Chủ trị:

Bổ trung, sinh tân dịch cho vị, trừ nóng nắng, giáng hư hỏa, lợi tứ chi, sáng mát đầu mắt, ngâm nước gội đầu khiến tóc sáng đen không rụng sau khi say rượu ăn thì giải tỉnh.

– Cương mục thập di:

Lá nhân sâm khí vị mát thơm, khéo sinh tân dịch, lại không hao khí, phơi khô có thể thay trà uống.

lá tuy bẩm cái dư khí sâm, xét về công sức chỉ có thể đi trong da lông tứ chi, tính kiêm biểu tán (cho ra phần biểu) kém sâm rất xa, chỉ có thể dùng cho sinh tân nhuận táo, ích phế hòa can.

– Dược học giảng nghĩa: Bản thảo cương mục thập di nói như trên lấy lý mà suy thì đúng.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm