Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Can khương ( Gừng khô )

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Can khương ( Gừng khô ) – Tên thường dùng: Đạm can khương, xuyên can khương. Tên có trong sách cổ: Bạch khương, quân khương (Lý Thời Trân).

– Tính chất: Cay nóng, không độc. 

– Tên khoa học: Zingiber officinale, Rose. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Củ của cây gừng

Thu hái: Quanh năm, củ càng già càng nhiều xơ càng tốt

Bào chế: Củ gừng tươi rửa sạch, thái miếng, phơi khô

Bảo quản: Tránh ẩm mốc

2. Tác dụng dược lý

+ Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên..Tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric.

+ Hạ sốt: shogaol và gingerol trong gừng khô làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng cách tiêm men bia.

+ Giảm đau và giảm ho.

+ Tác dụng chống viêm: dịch chiết can khương tiêm dưới da cho chuột trong phản ứng viêm thực nghiệm ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản .

+ Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng chống co thắt

+ Chống nôn: dịch chiết Can khương có tác dụng chống nôn trên chó bị gây nôn bằng đồng sulfat.

+ Kích thích tiêu hóa: dịch chiết can khương cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.

vị thuốc can khương

3. Vị thuốc Can khương theo Đông y

– Tính vị: Cay, ấm

– Vào kinh: Phế, tỳ, vị.

– Công dụng chủ trị: Ấm trung tiêu, hồi dương, đuổi lạnh, trị dạ dày bụng lạnh đau, hư hàn nôn mửa, chân tay quyết lạnh, đờm ấm, họ.

– Chủ trị:

Ngực đầy, họ ngược khí Xốc lên, ấm trong tiêu ngừng ra máu, cho ra mồ hôi, đuổi phong thấp tý, tràng tích, đi lỵ, loại sống càng tốt (Bản kinh).

Trị hàn lạnh bụng đau, trúng ác miệng nôn trôn tháo, chướng đầy, mọi độc phong tà, khoảng cơ da khí kết, ngừng nhổ ra máu (Biệt lục).

– Ứng dụng lâm sàng:

+ Cầm ỉa chảy do tỳ vị hư hàn: ỉa chảy, sôi bụng, đau bụng, thích xoa bóp chườm nóng, người lạnh, không khát, nước tiểu trọng, đi ngoài phân lỏng không thôi, mạch trầm trì (bài Lý trung thang).

+ Trợ dương cứu nghịch: chữa chứng vong dương, hư thoát tay chân lạnh mạch vị (truỵ mạch, choáng): bài Tứ nghịch.

+ Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): cơn đau dạ dày, co thắt đại tràng (bài Đại kiến trung thang).

+ Chữa ho do lạnh (bài Tiểu thanh long thang).

+ Chữa nôn mửa do lạnh. 

+ Cầm máu chữa chứng ho ra máu kéo dài, người lạnh. 

* Liều lượng: 0,6g-4g/1 ngày. Nếu hồi dương cứu nghịch dùng: 12g-20g/1 ngày.

* Kiêng kỵ:

Can khương rất cao, cay có thể tan khí chạy huyết, uống lâu tổn âm hại mắt, âm hư nóng bên trong, âm hư ho hắng, nôn máu biểu hư có nhiệt, mồ hôi ra, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, tạng độc ỉa ra máu, nhân vì nhiệt nên dữ, mọi chứng hỏa nhiệt bụng đau đầu cấm dùng.

Ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa.

Tần tiêu làm sứ… 

4. Từng thời đại đã dùng Can khương để chữa

1) Đời Đường. Ngõa Quyền trị lạnh đau khoảng eo lưng, thận, trừ khí lạnh, phá huyết trừ phong, thông khớp đốt tứ chi, mở ngũ tạng lục phủ, tuyên thông mọi lạc mạch, trừ phong độc, tý tắc do lạnh, đêm đái nhiều.

2) Đời Minh. Lý Thời Trần bàn về can khương rằng: Can thương khéo dẫn thuốc huyết vào phần huyết, thuốc khí vào phần khí, lại hay bỏ cái xấu ác, nuôi cái mới, có ý dương sinh âm trưởng, cho nên người huyết hư dùng – Phàm người thổ huyết, hạ huyết, có âm không dương cũng nên dùng. Đó là nhiệt nhân nhiệt dùng theo pháp tòng trị vậy.

3) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo nói về can khương rằng:

Can khương chế tự củ gừng già.

Vị cay, không độc, tính ôn mà.

Đau bụng phong hàn, hư nhiệt khỏi.

Mất máu yên lành, bệnh nặng qua.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị người huyết thoát sắc trắng, mặt nhợt không nhuận, mạch nhu, đó là rất lạnh nên dùng can khương cay ấm để bổ ích huyết, đại nhiệt để ấm kinh lạc, nên sao đen dùng. .

2) Trị tỳ vị hư yếu, uống ăn kém, dễ bị tổn thương, khó tiêu hóa, không có sức Cơ gầy dùng:

Can khương nghiền nhỏ 4 lạng, tấm qua nước đường loãng, dung hóa vào 1 dụng cụ bằng sắt, hoàn viên bằng hạt ngô, lúc đói uống với nước cơm 30 viên.

3) Trị trúng lạnh sinh ỉa ra nước.

Bào khương nghiền nhỏ, uống với cháo hai đồng cân.

4) Trị lỵ ra máu không thôi.

Can khương sao đen tồn tính, để nguội nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, nước cơm chiêu thuốc. Thần hiệu. 

5) Trị ngực đầy, ho ngược đưa khí lên.

Can khương dùng sống, Quất bì, Ô dược, Bạch đậu khấu. Lượng bằng nhau đều 10 gam sắc uống.

6) Trừ phong, thấp, tý

Can khương, Tử tô, Quế chi hay ấm trung tiêu ra mồ hôi, thêm Truật đuổi phong thấp, tỷ.

7) Trị đi lỵ do hàn lạnh, đau bụng dùng:

Can khương; Truật; Phục linh; Đẳng sâm; Cam thảo.

8) Trị sau đẻ máu xấu ra không hết, huyết hư phát sốt dùng:

Can khương (sao đen); Sinh địa; Bạch thược; Đương quy; Ngưu tất.

9) Trị tràng tích, đại tiểu tiện ra máu.

Can khương; Sinh địa; Bạch thược; Mạch môn; Đẳng sâm; Hoàng kỳ; Cam thảo; Thăng ma 

10) Trị trúng ác

Can khương; Hoắc hương; Xúc sa nhân; Quất bì; Tử tô; Mộc hương. 

+ Nếu bỏ Mộc hương, thêm Mộc qua thì chữa hoắc loạn chướng đầu.

+ Thêm quế chi thì trị mọi độc phong tà và khí kết khoảng bì phu.

11) Trị vị hư nôn ngược. Can khương; Quất bì; Nhân sâm 12) Trị hàn ngược (sốt rét lạnh. nhiều).

Can khương; Nhân sâm; Truật; Quế chi; Quất bì

13) Trị hư hàn tiết tả, trúng lạnh gây ỉa lỏng.

Can khương; Nhân sâm; Truật; Cam thảo

14) Trị (đờm ngược) sốt rét do đờm, lâu không khỏi.

Can khương; Quất bì; Truật; Bối mẫu; Phục linh.

15) Trị lỵ do lạnh, sắc xanh. Can khương cắt như hạt đậu, nước cơm điều uống 6 – 7 hạt, ngày 3 lần, dùng luôn thấy công hiệu.

6. Phương tễ trứ danh

1) “Đại thuận tán”

Trị xông vào nơi nóng nắng nhiệt nằm phục trong người không ra, đòi uống quá nhiều, tỳ vị bị thấp, nước gạo không phân biệt hoắc loạn nôn tả, tạng phủ không điều (cục phương) dùng:

Can khương 4 cân

Cam thảo (chặt dài 5cm) 30 cân

Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 4 cân

Nhục quế (bỏ vỏ thô) 4 cân

Trước đem cam thảo dùng đường cát trắng sao 8/10 chín vàng. thứ cho can khương cùng sao, khiến gừng nứt, cho hạnh nhân vào lại cùng sao, đợi không tiếng nổ làm mức, rây sàng sạch, cho nhục quế vào cùng gia mỗi lần uống 2 đồng cân, sắc nước uống ấm, nếu phiền táo lấy nước giếng sáng sớm mai điều uống, không kể lúc nào.

2) “Thang can khương nhân sâm bán hạ”

Trị có mang nôn mửa không ngừng.

Can khương 1 lạng; Nhân sâm 1 lạng; Bán hạ 2 lạng.

Ba vị trên nghiền nhỏ, trộn nước gừng hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên..

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm