Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Sinh khương ( Gừng tươi)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Sinh khương – Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) là thân rễ tươi của cây gừng Zingiber  officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Can sinh khương = sau khi đào về rửa bỏ đất cát, để vỏ lại cắt miếng phơi khô.

+ Can khương = đào về rửa sạch đất cát, bỏ vỏ đi, bào chế, cắt miếng phơi sấy khô.

+ Bào khương = tức hắc (đen) khương, dùng can khương đốt sao khói mà thành.

+ Khương y = tức vỏ gừng (y là áo).

+ Khương chấp tức gừng tươi giã vắt lấy nước.

– Tên cổ trong sách cổ.

Khương căn, bách lạt vân, câu trang chỉ, nhận địa tân, viêm lượng tiểu tử (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Zingiber officinale, Rosc.. Thuộc họ Gừng.

1. Tính vị quy kinh, tác dụng

Tác dụng dược lý

Sinh khương làm tăng tiết dịch tiêu hoá, tăng cường khả năng tiêu hoá, có tác dụng làm giảm nôn, giảm đau, kháng viêm, tiêu thũng; hưng phấn trung khu vận động huyết quản –  hô hấp – tim mạch; tăng huyết áp.  Có tác dụng ức chế và diệt khuẩn: thương hàn (Salmonella typhi), phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholrrae), bệnh nấm Trichophyton, trùng roi ở âm đạo (Trichomonas vaginalis)…

Tính chất:  Tươi: Cay ấm

Quy kinh: Phế, tỳ, vị thận

Công dụng:

Phát biểu, tan lạnh, ngừng nôn giải độc, mạnh dạ dày, tiêu ăn, ngừng họ. Trị phong hàn cảm mạo, vị lạnh nôn mửa, giải độc cua cá cùng độc bán hạ, thiên nam tinh.

Hay kích thích thần kinh , khiến vỵ tăng thêm bài tiết, nhu động tăng nhanh, lại có thể kích thích ruột non khiến sức hấp thu của (ma nhũ quán) mạnh lên, đồng thời có thể làm giảm bớt bài tiết, cho nên dùng làm thuốc ngừng nôn mạnh dạ dày.

Chủ trị:

Uống lâu trừ khí uế thông thần minh. (Bản kinh). Về 5 tạng trừ tà phong nóng lạnh, thương hàn cảm sốt váng đầu tắc mũi, ho ngược khí xốc lên, ngừng nôn mửa, trừ đờm hạ khí xuống. 

vị thuốc sinh khương

2. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sinh khương

Chứng cảm mạo phong hàn: khi điều trị có thể dùng đơn độc, có thể dùng phối hợp thông bạch hoặc các thuốc tân ôn giải biểu khác để tăng cường khả năng phát hãn giải biểu như bài Quế chi thang

Chứng đau bụng buồn nôn do lạnh: sinh khương có tác dụng ôn vị tán hàn, hoà trung giáng nghịch, cầm nôn, phối hợp với bán hạ như bài Tiểu bán hạ thang. Nếu vị nhiệt, buồn nôn,  có thể phối hợp với hoàng liên, trúc nhự. Một số các thuốc cầm nôn khác thường dùng  nước gừng để chế như bán hạ – trúc nhự … 

Chứng ho do lạnh: sinh khương dùng để điều trị phế cảm phong hàn, đàm nhiều, ho nhiều, sợ lạnh, đau đầu có thể phối hợp với hạnh nhân, tử tô, trần bì, bán hạ như bài Hạnh tô nhị trần thang

Kích thích tiêu hóa chống đầy hơi, ợ chua.

Ngoài ra sinh khương còn giải độc của bán hạ, thiên nam tinh, khử mùi tanh và giải độc cá. 

3. Phát minh của Trường Trọng Cảnh

Một vị sinh khương qua thực nghiệm của Trương Trọng Cảnh cho rằng: Chủ trị nôn, kiêm trị mửa khan, oẹ ngược. Nay dẫn chứng như sau: 

1) Chứng của Thang tiểu bán hạ là: Nôn mửa ăn cơm nuốt không xuống.

2) Chứng của Thang tiểu bán hạ gia phục linh là: Thốt nhiên nôn mửa. Lại nói rằng: Trước khát sau mửa.

3) Chứng của Thang hậu phác sinh khương bán hạ cam thảo nhân sâm rằng: 

sau khi ra mồ hôi thì chướng đầy, chướng đầy hậu phác chủ trị, nay dùng sinh khương nửa thăng, bán hạ nửa thăng tất là nôn mửa kiêm phát không nghi ngờ gì nữa.

4) Chứng của Thang quất bì là: Mửa khan, oẹ.

5) Chứng của Thang quất bì trúc nhự rằng: Oẹ ngược. 6) Chứng của Thang quất bì chỉ thực sinh khương không đủ. (Xét phương này chứng của quất bì nhiều, cho nên là 1 cân, chứng của chỉ thực ít, cho nên là 3 lạng, nay thêm sinh khương nửa cân, há không có chứng nôn ư?).

Trên đây sinh khương trong phương đều nửa cân.

7) Chứng của Thang hoàng kỳ quế chi ngũ vật không không đủ.

(Phương này chữa nôn mà không cấp bách vậy).

8) Chứng của Thang ngô thù du thang là: ăn Cơm buồn nôn. Lại nói rằng: nôn khan. Lại nói rằng: Nôn  mà ngực đầy (Trên hai phương dẫn gừng tươi đều 6 lạng).

9) Chứng của Thang đại sài hồ là: Nôn không ngừng. Lại nói rằng: Nôn mửa.

10) Chứng của Thang sinh khương cam thảo là: Ho nhổ rãi bọt không ngừng.

11) Chứng của Thang chi tử sinh khương sị là: Nôn.

12) Chứng của Thang tuyển đại giả thạch là: Ợ hơi

13) Chứng của Thang hậu phác thất vật là: Không đủ Phương này sinh khương nhiều hơn đại táo, tất có nôn mửa).

14) Chứng của Thang hậu phác bán hạ là: Đàn bà trong họng như có miếng thịt nướng, bá nhân vì có một chứng này mà được dùng phương này ư? Nay căn cứ Thiên kim phương thì là chữa: ngực đầy, dưới vùng tâm cứng. 

Trong họng nghẹn nghẹn như có miếng thịt nướng, nên không ra, nuốt không vào, tựa như có dạng nôn ngược, cho nên có sinh khương 5 lạng, bán hạ 1 thăng. Phương này há chỉ dùng chữa cho đàn bà ư? Dù con trai cũng có chứng này thì nên dùng mà chữa. 15 Chứng của Thang đương quy sinh khương dương nhục là: Không đủ. (Trên đây 7 phương, chước tinh khương đều 5 lạng).

16) Chứng của Thang phục linh trạch tả là: Mửa mà khát. 

17) Chứng của Thang sinh khương tả tâm là: Ợ khan ra mùi trong thức ăn hôi.  

18) Chứng của phương Phục linh ẩm là: Tự mửa ra nước. Trên đây 3 phương sinh khương đều 4 lạng).

19) Chứng của Thang quế chi vì là: Nôn khan

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có ghi rằng: 

Sinh khương tên gọi củ cây gừng, 

Vị cay, khí ẩm, nhiều công năng.

Lợi khí, thông thần, mở 9 khiếu.

Trừ tà, giúp chính chẳng chi bằng.

2) Lê Hữu Trác dược phẩm vựng yếu có chép: 

– Tính vị:

Vị cay, khí ấm, rất nóng, không độc. Bẩm thụ khí dương, nổi mà đi lên, tần tiêu làm sứ, ghét hoàng cầm hoàng liên, trừ độc bán hạ, lương thương, hậu phác.

– Chủ dùng:

Tính chạy mà không thu, làm tan phong hàn thấp tý, đờm ủng tắc, mũi tắc, váng đầu ngoại cảm, khí kết khoảng ngoài da, thông thần minh, tránh khí ác, hoắc loạn chướng đầu, các loại trúng ác, mọi độc của chứng sốt rét, chứng đờm, hòa vinh vệ mà hòa tân dịch của tỳ, vào phế mở miệng của dạ dày, h phàm bệnh của tỳ vỹ đều nên di trọng dùng, ngừng nôn mửa chữa phiên rất hay, sau khi đẻ dùng tất có thể phá huyết trục ứ..

3) Hải Thượng Lãn Ông

Người ta chỉ biết làm thuốc chữa mà không biết dùng để thông khí của tâm phế, vì khí tâm thông thì khí của toàn thân khỏe mà khí của tà không còn chỗ ở nữa. Đan Khê nói: “Để vỏ thì lạnh, bỏ vỏ thì nóng” đó không phải vỏ gừng tính vốn lạnh đầu, nếu để vỏ thì ở ngoài biểu mà trừ nhiệt, bỏ vỏ thì cố thủ ở trong mà nhiệt còn vậy.

Vỏ gừng tiêu phù thũng, chướng thũng..

Ổi khương là gừng nướng. Chuyên trị ỉa lỏng, tiết tả, có thể làm ấm bên trong cơ thể, ấm trung tiêu.

– Can khương là gừng khô:

Phá huyết tiêu đờm, đau bụng tế phiên đều có thể uống. Ôn trung hạ khí, trưng hà tích khối trướng đều có thể trừ, khai vị giúp tỳ tiêu cơm trừ trệ, dùng khô thì ra mồ hôi, dùng cháy đen thì ngừng máu. 

Lãn Ông còn bàn rằng: xét ra gừng tươi cay ấm mà lại bảo có thể trừ được nhiệt cao vì sao? Bởi vì (tráng nhiệt) nhiệt cao về nguồn gốc sinh ra nó, nếu không phải ngoại cảm phong tà thì do nội thương ăn uống, nên gừng tươi vừa có thể phát tán vừa có thể tiêu dẫn nó đi vậy. . 

– Cách phối hợp của Lãn Ông.

+ Cho vào thuốc phát tán dùng gừng tươi.

+ Cho vào thuốc cay mát dùng vỏ gừng. .

+ Cho vào thuốc làm ấm bên trong dùng bào khương (tức can khương rửa nước nướng vàng).

+ Cho vào thuốc bổ máu, ngừng ra máu, và dẫn hỏa đi xuống dùng hắc thương (can khương cắt miếng sao đỏ, đậy kín, đó khi đổ ra bàn thành tro, dùng với ý nghĩa cháy đen có thể thu mà giáng xuống). 

+ Cho vào thuốc tỳ vị, ngừng tả dùng ổi khương (gừng già tươi, bỏ vỏ cuốn giấy ướt nướng chín).

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị đờm tích, thốt nhiên mà trúng gió.

Gừng tươi 2 lạng Phụ tử 1 lạng

Nước lã 5 thăng, nấu còn 2 thăng. Chia 2 lần uống. Kiêng thịt lợn, nước lạnh.

2) Trị đờm ho nóng lạnh mới bị mắc: Nướng 1 cục gừng ngậm. 

3) Chữa đột nhiên khí xốc ngược lên: Nhá 2 – 3 miếng gừng rất hiệu nghiệm. 

4) Chữa hoắc loạn (miệng nôn, trôn tháo), bụng chướng, không nôn không ỉa được: Gừng tươi 1 cân, nước 7 thăng, nấu còn 2 thằng chia 3 lần uống.

5) Chữa thấp nhiệt sinh vàng da: Dùng gừng tươi luôn luôn xoa sát khắp ngoài da, màu vàng tự lui. Một phương thêm nhân trần càng hay.

6) Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn oẹ có đờm:

Gừng khô 10 gam Cam thảo nướng 4 gam

Nước 300ml, sắc còn 100ml chia nhiều lần uống trong ngày. khi đỡ rồi uống bớt đi.

7) Chữa đi tả ra nước: Gừng khô sấy khô tán nhỏ, dùng nước cơm chiêu thuốc, mỗi lần 2 – 4g.

8) Chữa đi lỵ ra máu: Can khương thiêu tồn tính, ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2 – 4g, chiều thuốc bằng nước cơm nước cháo..

9) Chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và chỗ đau.

6. Phương thuốc nổi tiếng

1) Tháng sinh khương tả tâm. 

” Chữa người trong vỵ không hòa, dưới vùng tâm bị cứng, ợ khan, thực sú, dưới sườn có thủy khí, bụng dưới như sấm reo đi lỵ.

Gừng tươi 4 lạng Cam thảo nướng 3 đồng cân
Nhân sâm 3 đồng cân Hoàng cầm 3 đồng cân
Bán hạ 1 lạng Gừng khô 1 lạng
 Đại táo 12 quả

Nước lã 1 đấu, nấu còn 6 thăng, bỏ bã, nấu còn 3 thăng, uống ấm 1 thằng ngày 3 lần.

2) Thang sinh khương bán hạ

Chữa người bệnh trong ngực tựa suyễn không phải suyễn, tựa nôn không phải nôn, không oẹ, trong tâm hội hội) hồ đồ hỗn loạn,

Gừng tươi 1 cân Bán hạ nửa cân

Nước lã 7 thăng, nấu còn 2 thăng cho nước gừng tươi vào, nấu còn 1,5 thăng, để hơi lạnh chia 4 lần uống, ngày 3 lần đệm 1 lần.

7. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

Liều dùng: 3 -10g. 

Chú ý: cấm dùng cho những người âm hư nội nhiệt. 

Thu hái: Thân rễ đào vào tháng 9-10. Dùng tươi

Cấm kỵ:  Người âm hư hỏa thịnh, người ra mồ hôi nhiều, ra máu, khí tâm âm hao tán, trong người nóng bốc, bụng đau đều kiêng.

Ghét hoàng cầm, hoàng liên, dạ minh sa, tần tiêu làm sứ, trừ độc bán hạ, nam tính, giã cầm (chim hoang dã). 

Lại nữa uống nhiều tổn tâm, thiếu thông minh khôn khéo. Nếu tháng 9 ăn gừng khiến đến mùa xuân mắc bệnh mắt tổn thọ giảm sức của gân, nếu người thường ăn ban đêm khiến khí bế tắc.

Nguồn: Tổng hợp/ có sử dụng tài liệu của cụ Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm