Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đương quy: Vị thuốc này có thể điều khí nuôi huyết, khiến khí huyết đều về chỗ của mình, cho nên có tên là đương quy. Đương là nên, quy là về là nên về chỗ đáng về.

Tên dùng trong phương thuốc: Đương quy tu, toàn đương quy, (dùng cả rễ quy) quy vĩ = đuôi quy, quy thân (chỉ dùng thân qui không dùng đuôi không dùng đầu) còn gọi:

Bạch đương quy, tây sương quy, xuyên đương quy, đại đương quy, tần đương quy.

– Tên trong sách cổ.

Can quy(Bản kinh). Sơn kỳ, bạch kỳ (Nhĩ nhã). Văn võ, tần qui (Cương mục). Thảo đầu qui (Đào Hoằng Cảnh). Mã vũ qui, đại cần, tượng mã, nữ nhị thiên. địa tiên viên, di linh chi, tăng sêm thảo (Hoa hán dược khảo).

1. Bộ phận dùng, thu hái, bào chế

– Bộ phận dùng:

a) Angelica sinensis (oliv) Diels. Họ hoa Tán (Umbelliferae) 

– Tên trung dược: Đương quy. 

– Biệt danh: Văn quy, tần qui. 

– Tính vị:. Ngọt. cay, ấm. 

– Công dụng:

Bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, nhuận táo, trơn ruột, trị kinh nguyệt không điều, thiếu máu, kinh bế, đau kinh, băng lậu, sau đẻ đau bụng, huyết hư ruột khô táo, tiện bí, vấp ngã đánh đập tổn thương, mụn nhọt lở loét, còn có thể chữa trẻ con di chứng sau ma tú, rụng tóc.

b/ Vị tạo diệp đương quy (đương quy lá nhỏ ráp) – Tên khoa học: Angelica scaberula franch. 

– Biệt danh: Thô tạo đương quy (đương quy to ráp)

– Bộ phận dùng: Rē. 

– Công dụng: Trừ phong thấp, ngừng đau bài tiết mủ.

c/Long ngạc đương quy (đương quy tốt nụ)

– Biệt danh: Thổ đương quy, tùng hương cam dược.

– Tính vị: Cay, ngọt, ấm.

– Công dụng: Hoạt (làm sống) huyết, điều kinh, tiêu tích, nhuận táo, trị cảm mạo, tiêu hóa không tốt, lao phổi, kinh nguyệt không điều, đau kinh, bế kinh, phong thấp, vấp ngã đánh đập, tiện bí.

Tên khoa học: Angelica oncosepala H-M. 

– Thu hái: Tháng 8 tháng 9 đào rễ phơi râm. 

– Bào chế: Rễ đào về, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.

2. Tác dụng dược lý

Ở trong vị chỉ có thể xúc tiến sự bài tiết phân bí dịch vị tăng thêm, đến ruột mới dần bị hút vào trong máu, đồng thời có thể kích thích niêm mạc ruột, khiến vách ruột hấp thụ mạnh hơn. Đương quy vào trong máu tác dụng chuyên ở chỗ kích thích huyết dịch oxy hóa tăng nhanh, khiến tác dụng thay cũ của tế bào cũng theo đó mà tăng tiến, huyết áp cũng tương đối tăng cao đồng thời noãn sào cũng dẫn dụ đến tác dụng xung huyết.

Cả ba cây đương quy trên đều thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Có sách còn dùng: Aalia Edulis, aralia cordata.

Vị thuốc Đương quy

Vị thuốc Đương quy

3. Từng thời đại đã dùng

1) Theo Lãn Ông. Dược phẩm vựng yếu thượng:

Bàn về đương qui rằng: Đương qui vị ngọt cay, tính ấm, không độc, tính ấm hay đi lên, vị nặng, hay giáng xuống, âm ở trong dương, vào kinh túc quyết âm, thái âm, thủ thiếu âm, sợ xương bồ, hải tảo, sinh khương ghét mẫu mông lan như thấp mạch. 

Chủ dùng:

Trừ ứ sinh cái mới, thư ruỗi gân, nhuận tràng, ấm trung tiêu ngừng đau tâm phúc, nuôi doanh huyết chữa khớp xương nhức đầu, trị lỵ bài tiết mủ, sinh cơ ngừng đau, ôn ngược nóng lạnh, ngũ lao thất thường, có thể điều kinh trừ phong, trị bằng đới lâm lịch, chứng máu trước khi còn có thai rất nên bố hư tổn sau đẻ rất chóng, nói chung là thuốc chủ yếu trong thuốc bổ vào phần khí phần huyết. Có thể bố có thể công các loại táo sáp tiêu khô, nói chung trong thuốc cần dùng, có thể hành có thể giữ, huyết trệ có thể tán huyết hư có thể bổ huyết táo có thể nhuận, huyết tan lạc có thể về,  thực là thuốc chủ yếu trong máu. 

Hợp dùng:

Dẫn dùng xuyên khung, tế tân thì trị huyết hư váng đầu, mắt đau, răng đau. Hợp mọi thuốc huyết vào cùng ý dĩ, ngưu tất thì có thể đi xuống, mà chữa máu chẳng vinh dưỡng gân, eo lưng đau, chân bại mềm. Hợp mọi thuốc khí vào cùng nhân sâm, ô dược, ý dĩ thì có thể vinh nhuận phần biểu, để trị toàn thân gân có độc thấp, tá dùng sâm, kỳ thì bổ khí huyết hư lao mà ngừng mồ hôi sinh cơ. Tá dùng thược dược, địa hoàng thì có thể nuôi máu tư dưỡng âm mà bổ thận. Hợp Với thược dược mộc hương thì hòa can mà ngừng đau, ngừng ly. Hợp cùng miết giáp, sài hồ thì nên nóng lạnh mà trừ ôn ngược. Hợp trần bì, bán hạ thì có thể ngừng nông hợp viễn chí thì có thể nuôi tâm yên run rẩy. Giúp quế, phụ thì nóng mà ấm trung tiêu tan lạnh. Giúp tiêu, hoàng thì lạnh mà thông tràng nhuận táo. Tá nga, lăng, khiến ngưu thì phá huyết mà tiêu trưng hà.

Cấm dùng: Phàm nôn máu, máu cam, băng huyết, đại tiện ra máu nên ít dùng, dùng nhiều có thể động huyết, cùng tiết tả cấm dùng, cùng tâm khí hao tán cũng kỵ.

Cách dùng:

Cho vào thuốc nuôi máu hòa máu nên sao rượu, trị bên trên tẩm rượu, trị bên ngoài thì rửa rượu, bệnh huyết nấu với rượu, đờm dùng nước gừng phơi khô, nôn máu, máu cam băng huyết, hạ huyết sao dấm qua, đầu có thể ngừng máu mà đi lên, đuôi có thể phá máu mà chảy xuống, thân có thể nuôi máu mà giữ ở giữa, toàn qui có thể hoạt huyết mà không chạy đi. Xét đương qui là thuốc chủ yếu phần huyết, cay ấm mà tan, thuốc khí ở trong huyết vậy. Cho nên người khí huyết hỗn loạn uống vào mà ổn định có thể khiến mọi huyết đều về chốn của mình, về kinh nên về của mình nên có tên đương qui vậy.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dùng:

Ngừng nôn ngược, trừ hư lao lúc nóng lúc lạnh, hạ ly bụng đau, răng đau, đàn bà eo đau máu ra dầm dề, bổ mọi không đủ.

3) Đời Tống. Đại Minh Chư gia bản thảo bàn về đương qui rằng: Trị các loại phong, bổ mọi thứ lao, phá máu xấu, nuôi máu tốt cùng tràng vị lạnh, chữa trưng hà tích tụ.

4) Đời Nguyên. Vương Hiếu Cổ chủ trị yếu liệt, tích, thích nằm, dưới chân nóng mà đau mạch xung gây bệnh khí ngược lên khí gấp, mạch đới gây bệnh đau bụng, eo lưng lạnh như ngồi trong nước.

5) Đời Minh. Lý Thời Trân trị đau đầu, và mọi đau vùng tâm nhuận tràng vị gân cốt, dả dẻ, trị mụn nhọt, bài tiết mủ, giảm đau, hòa huyết bổ máu.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Trị đàn bà trăm thứ bệnh sau khi đẻ: 

Dùng: Thục địa; Bạch thược; Xuyên khung; Đương quy; Can khương (sao đen); Đậu đen (sao);Trạch lan; Ngưu tất; Ích mẫu thảo; Bồ hoàng

2) Chữa chứng tý: Dùng: Đương quy; Quế chi; Xương truật; Cúc hoa; Ngưu tất.

3) Trị sốt rét ở phần âm lâu không khỏi: Đương quy; Ngưu tất; Miết giáp; Quất bì; Sinh khương.

4) Trị tâm huyết hư không ngủ được: Đương quy; Toan táo nhân; Viễn chí; Nhân sâm; Phục thần 

5) Trị ra mồ hôi trộm: Dùng: Đương quy; Hoàng kỳ (gia thêm); Sinh địa; Thục địa; Hoàng cầm; Hoàng liên; Hoàng bá (Phương tễ trứ danh)

6) Trị phá thương phong (uốn ván): Đương quy; Kinh giới; Bạch chỉ; Khung cùng; Sinh địa.. 

7) Trị các loại vấp ngã tổn thương gây đau: Dùng: Đương quy; Tục đoạn; Ngưu tất; Đỗ trọng; Địa hoàng; Vảy sừng hươu; Quế

8) Trị khó đẻ, đẻ ngược:  Đương quy; Xuyên khung; Nhân sâm.

9) Trị sau đẻ huyết đưa lên tim: Dùng: Đương quy; Ích mẫu; Hồng lam hoa; Bồ hoàng; Ngưu tất.

10) Trị đàn bà huyết bế không con: Đương quy; Bạch giao; Địa hoàng; Thược dược; Tục đoạn; Đỗ trọng

11) Trị đới hạ (ra khí hư) ra toàn máu, đi ỉa vội lại mót rặn:  Dùng: Đương quy; Địa du; Kim ngân hoa; Hoạt thạch; Hồng khúc 

12) Trị huyết hư phát sốt:

Dùng: Thang đương quy bổ huyết. Chữa cơ nhiệt táo nhiệt, khát đòi uống, mắt mặt đó, ngày đêm không ngừng, mạch hồng đại mà hư, nặng tay ấn xem mạch thi không có sức, đó là chứng hậu huyết hư. Vì làm ăn lao động vất và chứng giống như chứng thang bạch hổ nhưng mạch không trường thực là khác thôi, nếu cho uống Thang bạch hổ sẽ chết. 

Nên dùng thang như sau: (Phương tễ trứ danh) Đương quy (rửa rượu) 2 đ.cân; Hoàng kỳ (nướng mật) 1 lạng. Nước 3 bát sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống. bã lại đun uống tiếp uống ấm lúc bụng đói.

(Đông liên lan thất bí tàng phương)

13) Trị mất máu xây xẩm dù mất máu vì lý do gì, tổn thương thai mất máu, sau đẻ mất máu, băng huyết mất máu, đâm chém mất máu, các loại mất máu quá nhiều, tâm phiền xây xẩm. buồn bực chân tay, bất tỉnh nhân sự 

Dùng: Đương quy 2 lạng; Khung cùng 1 lạng. Mỗi lần dùng 5 đ.cân, nước 2 bát rượu 1 bát sắc còn 1 bát chia 2 lần uống nóng trước khi ăn.

(Phụ nhận lương phương)

14) Đương quy bối mẫu khổ sâm hoàn:

Trị có mang khó đái, ăn uống như thường. Đương quy – Bối mẫu – Khổ sâm lượng bằng nhau, nghiền nhỏ viên với mật, như hạt đậu to, mỗi lần uống 3 viên, dần đến 10 viên,

(Kim quỹ phương)

15) Đương quy tán: 

Người có mang nên thường xuyên uống.

Đương quy; Hoàng cầm; Thược dược; Khung cùng Đều 1 cân; Bạch truật 1/2 cân. Năm vị tán nhỏ, rượu điều uống một thìa cà phê, hôm sau lại uống. Có mang thường uống thì dễ đẻ, thai không bệnh, chữa cả trăm bệnh sau đó.

(Kim quy phương) 

16) Đương quy thược dược tán:

Chữa đàn bà có mang trong bụng đau dữ. Đương quy 3 lạng; Thược dược 1 cân; Phục linh 4 lạng; Bạch truật 4 lạng; Trạch tả 1/2 cân; Khung cùng 3 lạng.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa cà phê, rượu điều uống ngày 3 lần.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm