Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cam thảo bắc: Còn gọi: Bắc cam thảo, quốc lão, sinh cam thảo, cam thảo. – Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis fish – họ Đậu (Fabaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái, bào chế

– Bộ phận dùng:

1) Cây cam thảo bắc: Cam thảo (radix glycyrrhiza) là rê và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran

2) Cây cam thảo Châu Âu: Glycyrrhiza glabra L (G.glandulifera waldat et kit)

Đều thuộc họ Cánh bướm (papilionaceae)

– Giải thích tên gọi:

+ Cam là ngọt, thảo là cỏ, cam thảo là cây cỏ có vị ngọt..

+ Glycyrrhiza do chữ Hy Lạp Glycos là ngọt, và rhiza là rễ, rễ có vị ngọt. Uralensis vì sản xuất ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa Châu Á, Châu Âu.

– Hình thái

Cam thảo phần nhiều là loại có có rễ ngầm, mùa xuân từ rễ ngầm mọc mầm do mọi nhà trồng trọt, cao từ 1 – 1,5m, toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá cũng có lông nhung. Khoảng hè thu ở nách lá nở hoa hình bướm màu tía nhạt, sau hoa kết quả, quả là quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3 – 4cm rộng 6 – 8cm màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quá có 2 – 3 hạt nhỏ dẹt màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt. 

Vật phẩm này to khoảng 1 – 1,5cm dài hơn 1m là loài rễ dạng cứng, mặt ngoài có những đường gân dọc, hiện ra sắc tro nâu, mặt trong hiện sắc vàng, cắt theo mặt phẳng là dạng sợi dài không có lõi, rễ mọc ngang thì có hình 5 góc, vị rất ngọt.

Hai cây cam thảo trên rất giống nhau, nhưng khác ở chỗ cây Cam thảo châu Âu (Glycyrrhiza glabra) thì lá chét thuôn dài hơn, quả giáp thẳng hoặc hơi cong. Số hạt trong quả ít hơn, mùa hoa tháng 6 -8, mùa quả tháng 7 – 9.

– Bào chế:

+ Cam thảo phiến

Đem rễ rửa sạch tạp và mốc, ủ qua cho mềm. Thái phiến vát dày 1-3mm dài 3-5cm. Phơi khô.

Cũng có thể rửa rễ cam thảo bằng nước nóng 50 ngâm 10 phút cho mềm. Vớt ra, thái phiến vát dày 1-3mm, dài 3-5cm. Phơi khô. 

+ Cam thảo tẩm mật

Cam thảo phiến 10kg;  Mật 3kg (hoặc sirô đường đỏ). Đem mật ong hòa nước vừa đủ cho cam thảo phiến vào, quấy đều (chú ý nếu mật ong chưa luyện thì không cần thêm nước, còn nếu mật luyện thì thêm 1/5 lượng nước vào), ủ 30 phút. Sau đến khi bề mặt phiện có màu vàng sở không dính tay, mùi thơm ngọt, vị ngọt đậm là được.

Cũng có thể sao riêng cam thảo 10 phút cho hơi nóng và mm, sau đó đổ mật vào trộn đều. Tiếp tục sao đến khi không dính tay, thấu vàng.

+ Cam thảo sao đơn (Sao 1 mình cam thảo): Đem cam thảo phiến, dùng lửa nhỏ sao đến khi hơi sớm, bề mặt phủ mẩu hơi thẫm, lại có các chấm đen.

+ Cam thảo sao cám

Đem cảm sao nóng, cho các đoạn cam thảo sống vào, đảo đều tay 20-30 phút đến khi mặt cắt của khúc cam thảo cổ máu vàng Rây bộ cảm; rửa các khúc cam thảo, để ráo 12 giờ, thái phiến vạt dày 1-3mm dài 3-5cm

Công dụng: Cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhun phế, giải độc, Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt giải độc nhuận phế chỉ khát. Chế một kiện tỳ ích khí. Sao chế kiện tỳ vị ích nguyên khí

2. Tác dụng dược lý

Qua 1 số nhà nghiên cứu và trên lâm sàng đã chứng minh, cam thảo có tác dụng dược lý như:

– Tác dụng giải độc của cam thảo được dùng rất rộng rãi, vì natri glyxyrizat có tác dụng chống lại với tác dụng của cloral hydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocacpin và Johimbin. Đối với histamin và cocain cũng có tác dụng chống lại.

– Natri gluxurizat có tác dụng làm mạnh tim như chất adrrenalin.

– Muối kali và canxi của axit gluxurizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá, lợn, của rắn, hiện tượng choáng.

– Chất glyxirizin có khả năng giải ngộ độc do Strycnin.

– Năm 1953, Otto Gessner cho biết cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván. Trung Hoa y học tạp chí (8: 755 – 766) báo cáo rằng cam thảo có tác dụng giải độc đối với độc tố uốn ván.

– Uống với liều 4ml dung dịch cam thảo 25%/1 kg cơ thể, có thể giải độc của cocain clohydrat, (5mg/kg tiêm dưới da) và cloral hydrat (0,2g/kg thụt).

– Cam thảo còn có tác dụng như cortison.

– Cam thảo có tác dụng làm giảm vị toan do tác dụng trực tiếp, chứ không phải do phản xạ.

– Thí nghiệm trên chuột bạch thấy cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính.

– Một số tác giả còn nói có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón.

Vị thuốc Cam thảo

Vị thuốc Cam thảo

3. Vị thuốc Cam thảo theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, bình, không độc. 

– Qui kinh: Vào kinh tâm, phế, tỳ, vị.

– Công dụng:

Thanh nhiệt giải độc, điều hòa mọi thuốc, bổ hư, chuyên trị lở loét nhọt độc cùng với thiếu máu. Sau khi vào dạ dày, cùng chất dịch của dạ dày gây nên tác dụng mà phân ra đường gluco và đường cam thảo, khiến bài tiết chất dịch và rãi tăng thêm, đến ruột có thể kích thích nhu động ruột khiến đại tiện chậm xuống, một nửa do vách ruột hút vào trong máu, có thể khiến tế bào toàn thân xúc tiến tác dụng thay cũ đổi mới, đồng thời vùng hầu họng bài tiết cũng tăng thêm, dễ khiến đờm rãi nhờ đó mà họ ra, có thể miễn trừ cái cảm giác khô ráo hầu họng do ho lâu, nó có nhiều tác dụng, chuyên làm thuốc hoãn hòa và trừ đờm.

– Chủ trị:

Tà khí nóng lạnh của 5 tạng 6 phủ, bền gân cốt, lớn cơ nhục, tăng khí lực, giải độc sưng do vết đâm chém, còn ấm trung tiêu, đưa khí xuống, trị phiền đầy ngắn hơi, tổn thương tạng sinh ho hắng, ngừng khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải trăm loại thuốc độc (theo Biệt lục và Bản kinh)

* Lượng dùng: 2g – 12g/ngày.

* Kiêng kỵ: Người tỳ vỹ có thấp trệ và trúng đầu, nôn mửa cấm dùng.

Phản đại kích, cam toại, nguyên hoa, hải tảo, ghét viễn chí, kỵ thịt lợn khiến người âm nuy. Truật, khổ sâm, can tất làm sứ. 

4. Phát minh của Trương Trọng Cảnh về cam thảo

Qua thực nghiệm của họ Trương cho rằng: Có thể chữa bệnh gấp ở trong cơ thể, đau cấp, co rút cấp, quyết lạnh, phiền táo, xung ngược, giải mọi loại độc cấp bách. Dẫn chứng như sau:

1) Chứng của Thang thược dược cam thảo là: Chân co rút cấp.

2) Chứng của Thang cam thảo can khương là: Quyết, trong họng, khô, phiền táo. .

3) Chứng của Thang cam thảo tả tâm là: Tâm phiền không được yên.

4) Chứng của Thang sinh khương cam thảo là: Họng ráo mà khát.

5) Chứng của Thang quế chi nhân sâm là: Đi ỉa không ngừng.

6) Chứng của Thang cam mạch đại tảo là: Tạng táo, thích bị thương muốn khóc..

7) Chứng của Thang cam thảo là: Họng đau. 

8) Chứng của Thang quế chi cam thảo là: Chắp tay tự xông vào tâm. (Thoa thủ tự mạo tâm). 

9) Chứng của Thang quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ là: Phiền táo. 

10) Chứng của Thang tứ nghịch là: Tứ chi co rút quyết nghịch 11) Chứng của Thang cam thảo phấn mật là: Khiến người nôn ra rãi, tâm đau, dấy cơn có lúc, thuốc độc không ngừng. 12) Chứng của Thang linh quế cam thảo là: Dưới rốn rung động.

13) Chứng của Thang linh quế ngũ vị cam thảo là: Khí tự bụng dưới xung ngược lên ngực họng.

14) Chứng của Thang tiểu kiến trung là: Bên trong đau gấp (lý cấp).

15) Chứng của Thang bán hạ tả tâm là: Dưới vùng tâm bị đầy. 

16) Chứng của Thang tiểu sài hổ là: Tâm phiền, lại nói: Trong ngực phiền.

17) Chứng của Thang tiểu thanh long là: Ho ngược, ngồi tựa mà thở. 

18) Chứng của Thang hoàng liên là: Trong bụng đau. 

19) Chứng của Thang Tuyền phúc hoa đại gia thạch là: Dưới vùng tâm bị cứng, khí ợ lên không trừ được. 

20) Chứng của Thang ô đầu là: Đau đớn không thể có duỗi, lại nói: Có rút không thể quay chuyển sang nghiêng. .

21) Chứng của Thang điều vị thừa khí là: Không nên, không đi ỉa, tâm phiền..

22) Chứng của Thang đào hạch thừa khí là: Con người như cuồng. lại nói: bụng dưới (thiểu phúc, kết đọng cứng gấp.

23) Chứng của Thang quế chi thêm quế là: Bôn đồn, khí từ bụng dưới (thiểu phúc) ngược xung lên tâm. 

24) Chứng của Thang quế chi bỏ thược dược thêm thục tất, long cốt, mẫu lệ là: Kinh cuồng, nằm hay dậy đều không yên. 

25) Chứng của Thang nhân sâm là: Nghịch lên nhói tim.

Xem tất cả các phương trên, ngoài cấp bách còn có: Đau, quyết, phiền, tim run rẩy, quý), ho, ngược lên, kinh cuồng, bị thương, bị cứng, lợi hạ đều là cam thảo chủ trị mà có chứng cấp bách vậy. Trọng Cảnh dùng cam thảo nếu cấp bách cực thì lượng dùng cam thảo cũng nhiều, không kịch liệt thì dùng cam thảo cũng ít, do đó mà xem cam thảo trị chứng cấp bách rõ lắm vậy. 

Lời Cổ ngữ nói: Người bệnh khổ đau cấp phải kịp ăn ngọt (cam) để hoãn lại, điều đó có phải là phải ăn uống cam thảo hay không.

Trọng Cảnh có nhiều phương thuốc dùng cam thảo, song cách dùng không qua chứng ở trên, cho nên phải nói rõ vậy. 

Cây cam thảo bắc

Cây cam thảo Bắc

5. Từng thời đại đã dùng để chữa

– Đời hậu Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm vậng yếu thương có bàn về cam thảo rằng:

Cam thảo vị ngọt khí bình không độc, vào kinh tỳ, có thể lên có thể xuống, cái dương ở trong âm vậy. Lại vào 3 kinh túc tam âm, cùng bạch truật khổ sâm làm sứ, ghét viễn chí, phản đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo. Kỵ lá thông thịt lợn.

 + Chủ dùng:

Giải mọi độc, lợi họng hầu, mạnh tỳ vị, bổ tam tiêu, ngừng tải khát phiền, điều hòa tính thuốc, chữa rốn bụng đau gấp, tạng phủ có tà nóng, thuốc nóng mà dùng thì hoãn giải nóng, thuốc lạnh mà dùng thì hoãn giải lạnh, bổ tỳ mà hòa trung, nhuận phế mà giải nhiệt, ngọn chữa ngọc hành đau, đốt chữa mọi lở sưng độc hại trừ ngực nóng, thân thì bổ trung. Lại nói; ngừng ho gấp, lui khí ngược lên, tiêu nôn ra mủ bệnh phế nay, trị bệnh lý ỉa ra chất trắng đỏ, lại có thể nuôi máu bổ máu, bền gân cốt, lớn cơ nhục.

+ Cấm dùng:

Người tỳ vị khí có thừa thì trong tâm đầy cùng sưng chướng, nôn mửa, bệnh lý mới mắc không có thể dùng. Cùng với chứng chướng đầu cấm dùng.

Dùng thuốc thông hành ở hạ tiêu chở dùng cam thảo. Lại nói: Bệnh rượu, bệnh chướng đều kiêng, dùng sống thì tá hỏa giải độc, dùng nướng thì ấm trong tiêu mạnh tỳ.

6. Phối hợp ứng dụng

1) Mọi độc gặp đất thì hóa, cam thảo là tinh của đất, cho nên có thể hóa độc, giải các loại tà khí, giúp hoàng kỳ, phòng phong có thể vận chuyển độc ra phần biểu cơ thể, làm thuốc cần thiết cho đậu sởi và khí huyết cùng hư.

2) Bổ tỳ dùng cam thảo bạch thược.

3) Cam thảo cùng nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đại táo, qui thân, mạch môn đông, thêm thăng ma, sài hồ làm thuốc bổ trung ích khí, chuyên trị người đói no vất vả làm ăn tổn thương bên trong cơ thể, khí đục hãm xuống phát sốt.

Cùng nhân sâm, can khương nhục quế thì ấm trung tiêu.

4) Muốn cho khí xuống dùng cam thảo, mạch môn đồng, tô tử, tỳ bà diệp.

5) Giải độc nóng ở phần dưới cơ thể dùng cam thảo, hoàng liên, thược dược, thăng ma, hoạt thạc

6) Thanh lợi làm mát và thông lợi họng hầu có hư nhiệt: Dùng cam thảo, cát cánh huyền sâm, thử niêm tử, qua lâu căn.

7) Trị hay quên dùng cam thảo, nhân sâm, xương bồ, ích trí, long nhãn nhục, viên chí..

8) Trừ phiền muộn táo khát, đau đầu, giải cơ dùng cam thảo, mạch môn, thạch cao, trúc diệp, tri mẫu.

9) Tiêu các loại định sưng dùng cam thảo, tử hoa địa đình, kim ngân hoa, cam cúc, hạ khô thảo, ích mẫu thảo, bối mẫu, bạch cập, bạch chỉ.

10) Tả kinh tâm hỏa có thừa dùng cam thảo cùng hoàng liên, mộc thông, thược dược, sinh địa.

11) Nướng thì bổ, sau khi ốm thương hàn khỏi, bị huyết hư, cho nên tâm động run rẩy (qúy): Dùng chích thảo 2 lạng, nước 3 lít nấu còn 1,5 lít uống, ngày nửa lít uống 1 lần.

12) Trị thương hàn họng đau, đau thuộc chứng thiếu âm dùng Thang cam thảo làm chủ.

Dùng: Cam thảo nướng với mật nước, nước 2 lít nấu còn 1,5 lít, uống mỗi lần nửa lít ngày 2 lần. (Trọng Cảnh phương)

13) Trị phế nhiệt họng đau, có đờm nhiệt: Cam thảo (sao) 2 lạng. Cát cánh ngâm nước gạo một đêm 1 lạng, mỗi lần uống 5 đồng cân, nước 1 bát rưỡi cho a giao ½ miếng sắc uống. (Tiền ất chân quyết phương) 

14) Trị phế nuy rãi nhiều, phế nuy rồi nôn ra rãi bọt, đầu xây xẩm, tiểu tiện luôn mà không ho. Đó là trong phế lạnh vậy dùng Cam thảo can khương thang uống ấm.

Cam thảo (nướng) 4 lạng; Can khương (nướng) 2 lạng. Nước 3 thăng nấu còn 1 nửa chia ra uống. (Trọng Cảnh phương)  

15) Trị phế nuy ho lâu rãi nhiều xương khớp phiền muộn, nóng lạnh: Dùng cam thảo 3 lạng sao nghiền nhỏ, mỗi ngày lấy nước tiểu ba bát hòa 1 đ.cân bột cam thảo uống. (Quảng lợi phương) 

16) Trị trẻ ho nhiệt:

Cam thảo 2 lạng, ngâm nước mật lợn 5 đêm, sao nghiền nhỏ, viên với mật bằng hạt đậu xanh, sau bữa ăn nước bạc hà uống 10 viên, gọi là Lương cách hoàn. (Thánh huệ phương).

17) Trị mới đẻ bị bí tiện: Dùng cam thảo; Chỉ xác nướng đều 1 đ.cân, nước 1 chén rưỡi sắc uống.

18) Trị trúng độc thịt trâu ngựa:

Cam thảo sắc đặc uống 1 – 2 thăng, hoặc sắc rượu uống cho nôn ra, hoặc đi ỉa. Nếu khát không thể uống nước, uống nước vào là chết. (Thiên kim phương).

19) Trị âm đầu sinh lở: Bột cam thảo nướng mật đồ đắp dần dần vào âm đầu rất thần hiệu. (Thiên kim phương)

20) Trị dưới âm nang thấp ngứa: Cam thảo sắc nước ngày rửa 3 – 5 lần.

21) Trị vết lở phát nứt ra: Sắc nước cam thảo rửa, sau lấy bột hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm hòa với khinh phấn, dầu vừng đắp. 

22) Trị bỏng nước bỏng lửa: Cam thảo sắc nước mật mà đồ.

Lời bàn của cụ Hy Lãn

Đọc lời bàn của Trương Sơn Lôi thì rõ cách dùng cam thảo một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác. Học giả nên đọc kỹ mới hiểu được cái tinh tế ấy, còn các đời, y gia có tiếng của từng thời đại có nêu cách chữa, chỉ nên để làm tham khảo mà thôi. Lời Trương Sơn Lôi nói đã bảo mọi người thuyết nên tin và những lời nói nên không dùng rồi.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm