Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Xích thược

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Hiệu quả, thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Radix Paeoniae Rubra và Radix Paeonia AlbaVị thuốc xích thược (Hồng thược dược) còn gọi là  Mộc thược dược (Thôi báo – Cổ kim chú). Hồng thược dược (Thinh tế tổng lục). Xích thược (Dược phẩm hóa nghĩa). Xú mẫu đơn căn (Thanh hải dược tài).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng làm thuốc: Xích thược Radix Paeoniae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược:

+ Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.) Loại này hay dùng

+ Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim). 

+ Xuyên xích thược (Paeonia veitchii Lynch).

Thu hái: Thu hái vào các tháng 3-5 hay tháng 5-10. 

Bào chế: Bỏ tạp chất, chia loại lớn nhỏ, dùng nước rửa sạch ngâm thấu 7. 8/10 vớt ra phơi trong mát, khi trong ngoài độ ướt đều, cắt miếng, phơi khô. (Đối với kích thước).

+ Sao xích thước: Lấy kích thước miếng đặt trong nồi sao đến lúc hơi có điểm sớm làm mức đổ ra ngoài để nguội.

+ Sau khi phơi khô có thể tẩm rượu hoặc giấm để bào chế thêm.

Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín sau mỗi lần sử dụng, tránh ẩm mốc, bụi bẩn…

2. Tác dụng dược lý của vị Xích thược dược

Theo bài viết được đăng trên tạp chí frontiersin có tiêu đề “Hiệu quả, thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Radix Paeoniae Rubra và Radix Paeonia Alba”. VỊ thuốc Xích thược có 3 tác dụng dược lý chính sau.

Tác động lên tim mạch

Nghiên cứu kết luận vị thuốc Xích thược có thể cải thiện vi tuần hoàn; làm giãn mạch máu; ngăn ngừa thiếu máu cục bộ cơ tim và ngăn ngừa huyết khối.

Chống viêm

Theo nghiên cứu,, các thành phần hóa học có tác dụng chống viêm chủ yếu là paeoniflorin và paeonol. Đặc biệt paeoniflorin thúc đẩy sự điều hòa các chất trung gian gây viêm. Ngoài ra, những hoạt chất này có thể giảm sự thâm nhập bạch cầu trung tính và hạn chế các cytokine gây viêm.

Bảo vệ gan

Cơ chế bào vệ gan của Xích thược có liên quan đến việc ức chế các phản ứng viêm và chống lại tổn thương do oxy hóa từ các gốc tự do. Theo đó có 3 thành phần hóa học có hoạt động bảo vệ gan nổi bật đó là paeoniflorin, ethyl palmitate và ethyl linoleate.

Vị thuốc xích thược

3. Vị thuốc Xích thược theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Chua đáng, mát. 

+ Bản kinh: Vị đắng, bình. 

+ Ngô phổ bản thảo: Đồng quân: Ngọt, không độc. 

+ Kỳ Bá: Mặn. 

+ Lý thị: Lạnh nhỏ; 

+ Lôi Công: Chua.

+ Biệt lục: Chua, bình, hơi lạnh, có độc nhỏ.

+ Bản thảo khiên nghĩa: Vị sáp đắng. 

– Vào kinh: Can, tỳ, tâm, tiểu tràng. 

3.2 Công dụng và chủ trị

Công dụng: Hành ứ, ngừng đau, mát máu, tiêu sưng.

Chủ trị: Trị ứ trệ kinh bế sán hà, tích tụ, bụng đau, sườn đau, máu cam, ly máu, tràng phong đại tiện máu, mắt đỏ, nhọt sưng.

+ Bản kinh: Chủ tà khí bụng đau, trừ huyết tắc, phá tích cứng, sán hà, nóng lạnh, ngừng đau, lợi tiểu tiện, ích khí.

+ Biệt lục: Thông thuận huyết mạch, ấm trung tiêu, tan máu xấu, đuổi tặc huyết, trừ thủy khí, lợi bàng quang đại tiểu tràng, tiêu nhọt sưng, thời tiết làm lúc nóng lúc lạnh, trúng ác bụng đau, eo lưng đau.

+ Dược tính luận: Trị phế có tà khí trong bụng đau ngầm, huyết khí tích tụ, thông tuyên khí ủng tắc tạng phủ, trị tà gây đau máu xấu, trị bệnh thời khí nóng trong xương, mạnh 5 tạng. bổ khí thận, trị tâm bụng cứng chướng, đàn bà huyết bế không thông, tiêu máu ứ, có thể ăn mủ.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị phong bổ lao, trị các bệnh con gái trước thai sau đẻ, thông kinh nguyệt, lui nhiệt, trừ phiền, ích khí, bệnh nhiệt trời làm, ôn chướng kinh cuồng, đàn bà huyết vậng cùng tràng phong tả ra máu, trĩ, nu phát bối, lở ghé, đầu đau, sáng mắt, mắt đỏ, nhài quạt.

+ Khai báo bản thảo: Biệt bản chủ rằng:  Lợi tiểu tiện hạ khí xuống.

+ Điền Nam bản thảo:  Tả tỳ hỏa, giáng khí hành huyết, phá ứ, tan cục máu, ngừng bụng đau, lui máu nóng, công ung nhọt lở loét, trị ghẻ hủi..

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Tá hỏa gan.

3.3 Kiêng kỵ và liều dùng

* Lượng dùng: Sắc uống 4-10g/Ngày , hoặc vào hoàn tán.

* Kiêng kỵ: Huyết hư cẩn thận uống.

+ Bản thảo kinh tập chú: Lôi hoàn làm sứ, ghét thạch hộc, mang tiêu. Sợ tiêu thạch, miết giáp, tiểu tô, phản lê lô.

+ Bản thảo khiến nghĩa: Huyết hư người lạnh cấm dùng.

+ Bản thảo kinh sơ: Xích thược phá huyết, cho nên các loại bệnh huyết hư cùng tiết tả, sau đẻ máu hội đã hành, bụng dưới đau đã ngừng, mụn nhọt đã có mủ đều không nên.

4. Phương thuốc chọn lọc có vị Xích thược

1) Trị đàn bà khí hư không hòa. tâm ngực phiền muộn, không thiết uống ăn, tứ chi ít sức, đầu mắt tối quay cuồng, thân thể đau đớn..

Mẫu đơn bì – Bạch phục linh – Xích thược – Bạch chỉ – Cam thảo đều 1 lạng. Sài hồ 3 lạng (bỏ mầm).

Sáu vị cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát con, gừng, táo cùng đam còn 6/10 uống ấm, sau bữa ăn lúc đi nằm đều 1 lần. (Bác tế phương Xích thược dược tán) .

2) Trị đàn bà huyết băng không ngừng; ra khí hư đỏ trắng:

Hương phụ tử – Xích thược dược lượng bằng nhau nghiền nhỏ, muối 1 nhúm, nước 2 bát sắc còn một bát, trước bữa ăn bỏ bã uống ấm. (“Thánh huệ phương” Như thần tán)

3) Trị máu cam ra không ngừng: Xích thược dược nghiền nhỏ, nước điều uống 2 gam. (Sự lâm quảng ký)

4) Trị lỵ đỏ nhiều, bụng đau không thể nhịn:

Xích thược dược 1 lạng – hoàng bá 2 lạng, (nướng mật). Hai vị nghiền nhỏ mỗi lần uống 3 đồng cân, lấy nước tương nhạt 1 bát con sắc còn 5/10, uống nóng không kể lúc nào. (Thánh huệ phương – Xích thược dược tán)

5) Trị lỵ ra máu bụng đau:

Xích thược dược – Hoàng bá (bỏ vỏ thô nướng), địa du đều 1 lạng, cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 5 gam, nước tương 1 chén, sắc còn 7/10 uống ấm không kể lúc nào. (“Thánh Lễ tổng lục” Thang thược dược) .

6) Trị 5 chứng lâm: Xích thược dược 1 lạng – Binh lang 1 quả (gói nặn trong bột miến nướng) Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cần sắc uống lúc đói. (Bác tế phương)

7) Trị viêm tuyến vú cấp tính:

Xích thược dược 1- 2 lạng. Sinh cam thảo 2 đồng cân, sắc nước uống. Nếu phát sốt thêm hoàng Cầm. Ngoài ra dùng rễ bạch liễm, chút muối ăn giã nhừ đắp chỗ đau. (Đơn phương nghiệm phương điều tra tư liệu tuyển biên)

5. Các nhà bàn luận

1) Lý Hãn nói: Xích thược phá máu ứ mà chữa đau, phiền nhiệt cũng giải, trong phương Trọng Cảnh dùng nhiều, vì nó có thể yên nóng lạnh, lợi tiểu tiện vậy.

2) Dược phẩm hóa nghĩa:

Vị thuốc Xích thược, vị đắng có thể tả, kiêm chua vào gan, chuyên tả can hỏa, bởi lẽ can chứa máu, cùng vị này thanh nhiệt mát máu, vào “thang động nhiên” trị mắt đỏ đột ngột. Vào “thang tê giác” thanh nôn máu máu cam. Vào “thần tiêu hoạt mệnh ẩm” công mọi độc nhiệt ẩm ủng tắc, để tiêu tan khí độc. Vào “thang lục nhất thuận khí” tả đại tràng bế kết khiến huyết mạch thuận xuống, vị này chủ giáng xuống, giỏi thông hành huyết trệ, điều kinh cho con gái, tiêu ứ thông sữa. Bởi tính vốn hàn có thể giải nhiệt phiền, trừ cái thấp đình tụ ở trong, lợi thủy thông tiện. So bạch thược vị đắng chỉ có thể tả mà không bổ.

Nguồn: Tổng hợp + L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm