Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch mao căn (Rễ cỏ tranh)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Bạch mao căn còn gọi là Mao căn, lan căn, như căn Bản kinh). Địa cân, kiêm đô (Biệt lục). Bạch hoa, mao căn (Nhật Hoa tử Bản thảo). Địa tiết căn (Thanh Hải dược tài). Mao thảo căn (Giang Tô thực dược chí). Kiên thảo căn, điểm thảo căn (Hà bắc dược tài). Ty mao thảo căn (Trung được chí). Hàn thảo căn (Mân Đông bản thảo). Bạch mao (Bản thảo kinh tập chú). Bạch mao quản (Đào Hoằng Cảnh), ty mao (Cương mục). Vạn văn thảo (Thiết linh huyện chí), mao thảo.

– Tên khoa học: Imperata cylindrica (L) P. Beauv. Var, major (Nees) C. E Hub.

– Thuộc họ Lúa (Gramineae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Là rễ phơi khô của cây cỏ tranh (Rhizoma imperatae).

Mô tả dược liệu: Rễ hình trụ tròn nhỏ hơi cong queo, sắc vàng ngà, thể chất nhẹ  và dai. Lấy rễ mập đốt dài, sạch bẹ, không lẫn tạp chất là tốt. 

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm

Bào chế: 

+ Không dùng thứ rễ nổi trên mặt đất mà dùng rễ dưới đất. Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, hơi nhuận rồi cắt đoạn một phơi khô, bỏ vảy tướp lông con dính ở bên ngoài.

+ Hoặc để nguyên rễ khô, rửa sạch, cắt ngắn 2-3cm, phơi khô dùng sống. 

+ Chế Than rễ cỏ tranh: Lấy rễ tranh cắt vụn cho vào nồi rang, cho lửa mạnh sao đến sắc đen, phun rượu hoặc nước trong, lấy ra, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, phòng chống mọt mốc.

 2. Tác dụng dược lý vị thuốc bạch mao căn

1) Tác dụng lợi niệu:

Thử cho thỏ bình thường uống với thuốc sắc có rễ tranh có tác dụng lợi niệu, thời gian uống thuốc 5 – 10 ngày rất rõ rệt, trên dưới 20 ngày thì lại không rõ rệt. Nhưng lượng thuốc sử dụng đặc biệt là lượng nước đưa vào động vật đều không rõ ràng, lại không có tổ đối chiếu, nên cần tiến 1 bước nghiên cứu thêm. Tác dụng lợi niệu có thể là cùng chất sploit (giáp diêm) rất phong phú trong rễ cỏ tranh có quan hệ.

2) Tác dụng kháng khuẩn:

Thuốc sắc ở trong ống nghiệm đối với khuẩn trị bệnh lỵ họ Tống nội (Shigella sonnei) và họ Phất (Flexers bacillus) có tác dụng ức chế khuẩn rõ ràng. Nhưng đối với khuẩn trị bệnh ly họ Chí hạ (Shigella senteriae) cùng họ Thư thì không tác dụng.

3) Độc tính:

Thỏ nhà rót cho uống thuốc sắc 25g/kg, sau 36 giờ thì hoạt động bị ức chế, vận động chậm chạp, thở hít tăng nhanh, nhưng rất nhanh khôi phục. Tiêm tĩnh mạch 10 – 15g/kg thì xuất hiện hô hấp tăng nhanh, vận động bị ức chế. Sau 1 giờ dần dần khôi phục, lượng thuốc tăng thêm đến 25g/kg sau 6 giờ thì tử vong. 

VỊ thuốc bạch mao căn

 

3. Vị thuốc Bạch mao căn theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Ngọt, lạnh, không độc. 

– Vào kinh: Phế, vỵ, tiểu tràng. 

+ Bản thảo kinh sơ: Vào thủ thiếu âm, túc thái âm tỳ, túc dương minh vụ.

+ Đắc phối bản thảo: Tâm, phế, tỳ, vỵ. 

+ Bản thảo cầu chân: Vào vỵ, can. 

3.2 Công dụng và chủ trị

– Công dụng: Mát máu, ngừng máu, thanh nhiệt, lợi niệu.

– Chủ trị: trị bệnh nhiệt phiền khát, nôn máu, ra máu mũi, phế nóng suyễn gấp, vỵ nhiệt ho ngược, bệnh lâm tiểu tiện không lợi, thủy thũng, hoàng đản.

+ Bản kinh: Chủ lao thương gầy yếu, bổ trung ích khí, trừ máu ứ huyết bế nóng lạnh, lợi tiểu tiện.

+ Biệt lục: Hạ 5 chứng lâm, trừ khách nhiệt tràng VỤ, ngừng phát bên gân, đàn bà băng huyết.

+ Nhật Hoa tư bản thảo: Chủ đàn bà kinh nguyệt không đều, thông huyết mạch lâm lịch.

+ Điền Nam bản thảo: .. Ngừng nôn máu, mũi ra máu, trị đái rắt ra máu, lợi tiểu tiện, đàn bà băng lậu ngừng ra máu.

+ Cương mục: Ngừng mọi thứ máu, nôn máu, máu cam, thương hàn oẹ ngược, phế nhiệt suyễn gấp, thủy thũng, hoàng đản, giải độc rượu.

+ Bản thảo phùng nguyên: Trị vỵ phản khí đưa lên, 5 chứng lâm đau nóng, cùng đậu sang khô tía không mọc.

+ Động thực vật dân gian dược: Trị cước khí. 

+ Lĩnh Nam bản thảo: (Lãn Ông) 

Mao căn thực nó rễ cỏ tranh.

Thay được hoàng liên, ai đã rành (rõ).

Cắt vụn, đun sao cho nó kỹ. 

Bỏ lông, tính mát mà lại lành.

Nó chữa máu cam, cùng lao nhiệt.

Trúng nhiệt càng hay, công lẫy lừng.

3.2 Công dụng và chủ trị

* Lượng dùng: Uống trong: Sắc uống 10-40g/ ngày. 

* Kiêng kỵ: Người Hư hỏa, mà không thực nhiệt, phụ nữ có thai, Tỳ vỵ hư hàn, đái nhiều mà không khát thì kiêng dùng.

+ Bản thảo kinh sơ: Do lạnh phát oẹ, trúng lạnh nôn mửa, đờm thấp, chất ẩm dừng, phát nóng không được uống.

+ Bản thảo tòng tân: Nôn máu do hư lạnh không nên dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị nôn máu không ngừng: Rễ cỏ tranh 1 nắm sắc nước uống. (Thiên kim dực phương). 

2) Trị huyết nhiệt mũi ra máu: Nước rễ cỏ tranh 1 hợp, uống. (Phu nhân lương phương) 

3) Trị mũi ra máu không ngừng: Mao căn nghiền nhỏ, nước cơm điều uống 2 đồng cân. (Thánh huệ phương) 

4) Trị suyễn: Mao căn 1 nắm (dùng sống), Tang bạch bì lượng bằng nhau, nước 2 bát sắc còn 1 bát, bỏ bã uống ấm, sau bữa ăn. (Thánh huệ phương, như thần thang)

5) Trị bệnh ôn có nhiệt, uống nước đột ngột lạnh sinh oẹ: Mao căn, Cát căn (đều cắt vụn) nửa thăng. Nước 4 thăng nấu lấy 2 thăng, uống ấm dần dần, nấc ngừng thì thôi uống. (Tiểu phẩm phương. Mao căn thang)

6) Trị phản vị, ăn bàn nôn ra, khí xốc lên:

Lô căn 2 lạng, Mao căn 2 lạng. Cắt vụn lấy nước 4 tháng, nấu lấy 2 thăng, uống, được hạ là tốt. (Thiên kim phương) 

7) Trị tiểu tiện nhiệt lâm:

Rễ cỏ tranh 4 thăng, nấu 1 đấu 5 thằng nước, lấy 5 thăng, tùy lạnh nóng uống ngày 3 lần. (Trừu hậu phương)

8) Trị tiểu tiện ra máu:  Rễ cỏ tranh 1 nắm, cắt, nước một chén to sắc còn 5 phân, bỏ bã uống ấm dần.. (Thánh huệ phương)

9) Trị lao thương đái ra máu:   Rễ cỏ tranh, Can khương lượng bằng nhau. Cho vào 1 thìa mật, nước 2 chung sắc còn 1 chung, ngày 1 lần uống. (Cương mục). 

10) Trị đái máu: Bạch mao căn, Xa tiền tử đều 1 lạng, đường trắng 5 đồng cần sắc uống. (Nội Mông Cổ Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyên biên)

11) Trị viêm thận: Bạch mao căn 1 lạng – Nhất chi hoàng hoa 1 lạng – Hồ lô sác 5 đồng cân, Bạch tửu dược 1 đồng cân sắc nước, chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang, kỵ muối. (Đơn phương nghiệm phương điều tra tư liệu tuyên biên)

12) Trị dương hư không thể hóa âm, tiếu tiện không lợi, hoặc có thấp nhiệt ủng trệ, dẫn đến tiểu tiện không lợi, tích thành thủy thũng

Bạch mao căn 1 cân, đào lấy loại tươi bỏ vỏ cùng đốt, rễ nhỏ cắt cho vụn, đem mao căn cùng nước 4 bát to, nấu 1 lần sôi, chuyển nồi đến cạnh lò, phút chốc nhìn rễ chìm đến tận đáy tức là thang thuốc đã được, bỏ bã uống ấm, hơn nữa bát, ngày uống 5 lần – 6 lần, đêm uống 2 – 3 lần khiến sức thuốc nối tiếp nhau, đầy đủ 12 giờ, tiểu tiện sẽ tự thông lợi.

(“Y học chung trung tham tây lục” Bạch mao căn thang)

13) Trị thốt nhiên mắc bệnh bụng nước to:

Bạch mao căn 1 nắm to, đậu nhỏ (tiểu đậu) 3 tháng. Nước 3 thăng, nấu khô, bỏ rễ tranh ăn đậu, nước theo tiểu tiện hạ. (Bổ khuyết trừu hậu phương)

14) Trị hoàng đản, cốc đản, tửu đản, nữ đản, lao đản, hoàng hãn: Rễ tranh tươi 1 nắm cắt vụn, thịt lợn 1 cân cùng hợp làm canh, ăn cả nước. (Bổ khuyết trừu hậu phương)

15) Trị huyết nóng kinh khô mà bế: Rễ tranh, ngưu tất, Sinh địa hoàng, nước tiểu trẻ sắc uống. (Bản thảo kinh sơ). 

16) Trúng độc cà độc dược: Rễ cỏ tranh 1 lạng – mía ngọt 1 cân giã nhừ vắt lấy nước, dùng nước quả dừa (1 quả) sắc uống. (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa viêm thận cấp tính. Có hiệu quả tương đối tốt. Có thể làm rút ngắn bệnh trình. Căn cứ quan sát mấy chục giường bệnh, uống thuốc thông thường là 1-5 ngày tiểu tiện bèn rõ rệt tăng thêm nhiều, mỗi ngày có thể đạt 1500 – 3000ml. Theo đó thủy thũng dần tiêu tán, cao huyết áp cùng kiểm tra biến hóa đường niệu cũng dần chuyển thành bình thường. Căn cứ bộ phận giường bệnh mà thống kê thì:

Thời gian thủy thũng tiêu tan bình quân là: 4 – 5 ngày, hoặc trên dưới 1 tuần.

Thời gian huyết áp khôi phục bình thường là từ 5 – 20 ngày, bình quân 7 – 9 ngày. 

Thời gian kiểm tra đường niệu từ 11 – 26,4 ngày không bằng nhau.  

Dùng chữa viêm thận mãn tính cũng có tác dụng lợi niệu tiêu sưng cùng giáng áp nhất định. Nhưng đối với bệnh tạng gan dẫn đến bụng nước cùng lực tâm suy kiệt sinh ra thúy thùng thì không có tác dụng lợi niệu tiêu sưng, hoặc tác dụng không rõ rệt.

Do đó có người suy lường: Tác dụng rễ có tranh chủ yếu là hoãn gái co thắt ống máu tiểu cầu thận, từ đó mà khiến lưu lượng máu thận cùng tỷ suất lọc của thận tăng theo mà sinh ra hiệu quả lợi niệu.

Đồng thờ cải thiện thận thiếu máu, thận tố sản sinh giảm ít khiến huyết áp khôi phục bình thường. Cho nên đối với chữa viêm thận cấp chữa tương đối tốt. Viêm thận mãn chữa tương đối kém, còn đối với thủy thũng do bệnh gan và bệnh tâm thì không công hiệu. Thời gian uống thuốc trừ cá biệt có đầu xây xẩm nhẹ hoặc buồn nôn ra, chưa thấy phản ứng xấu nào.

Cách dùng:

Nói chung lấy bạch mao căn 1/2 cân (loại khô) rửa sạch cắt vụn sắc nước, mỗi ngày 2 – 3 lần uống. Uống liền 1 – 2 tuần hoặc đến khỏi hoàn toàn.

Cũng có lúc phối hợp Đại tô, Tiểu tô, Sinh địa hoặc Ma hoàng, tổ chức thành chữa phúc phương. Lúc uống thuốc nên chú ý nghỉ ngơi trên giường, hạn chế cho nước và muối vào người, giữ ấm, lúc cần thiết có thể thích đáng dùng thêm dược vật khác khống chế chứng kiêm phát hoặc những bệnh táo cảm nhiễm.

2) Chữa viêm gan truyền nhiễm cấp tính:

Dùng bạch mao căn (loại khô) 2 lạng, sắc nước, mỗi ngày 2 lần chia ra uống. Chữa 28 giường, kết quả lâm sàng chữa khỏi (trong 45 ngày chứng trang chủ yếu, thể chính tiêu tan, công năng gan khôi phục bình thường) 21 giường, chuyển tốt (chứng trạng lâm sàng chuyển tốt, trong 45 ngày các hạng số trị về công năng gan đều xuống thấp vượt quá nửa số quy định, hoặc sau 45 ngày hoàn toàn khôi phục bình thường 7 giường sau khi chia, chứng trạng chủ yếu đại đa số trong 10 ngày tiêu mất. Can tỳ sưng to trên dưới 20 ngày tiêu tan Glutamic -pyruvic transaminase sau 45 ngày có 307 bệnh nhân xuống đến bình thường, chỉ số hoàng đản bình quân 20,15 ngày hoàn toàn chuyển thành bình thường chưa thấy có tác dụng phụ. Ngoài ra rễ tranh đã từng dùng chữa cao huyết áp phối hợp với tiên hạc thảo chữa đường tiêu hóa trên bị ra máu đều có hiệu quả nhất định.

6. Các nhà bàn luận

1) Cương mục:

Bạch Thảo Căn, ngọt có thể trừ phục nhiệt, lợi tiểu tiện cho nên có thể ngừng mọi cháu, ngược, suyễn gấp, tiêu khát, trị hoàng đản thủy thũng, nó là dược vật tốt vậy. Người đời coi là nhỏ mà chợt quên, chỉ dùng thuốc đắng lạnh, dẫn đến tổn thương khí xung hòa, sau đủ biết như thế vậy thay..

2) Bản thảo kinh sơ: 

Lao thương gầy yếu tất nóng bên trong, mao căn ngọt có thể bổ tỳ, ngọt thì tuy lạnh mà không phạm vỵ. Ngọt lạnh có thể trừ nóng ở trong, cho nên chủ trị lao thương gầy yếu. Ích tỷ, sở dĩ bổ trung, trừ nhiệt cho nên ích khí. Ngọt có thể ích máu, máu nóng thì ứ, ứ thì bế tắc, bế tắc thì nóng lạnh dấy vậy. Lạnh thì mát máu, ngọt thì ích máu, nhiệt đi thì máu hòa, hòa thì ứ tiêu mà bế tắc thông, thông thì nóng lạnh tự ngừng vậy. Tiểu tiện không lợi do nóng trong vậy, nóng giải thì tiện tự thông lợi, bệnh lâm ấy là phần huyết hư nóng sinh ra vậy, một huyết bổ ích máu thì chứng lâm tự khỏi, mà khách nhiệt ở tràng tự giải, tân dịch sinh mà khát cũng tự ngừng vậy. Gan chứa máu mà chủ gân bổ huyết mát gan thì gần bền vậy. Huyết nóng thì băng, mát máu hòa huyết thì băng tự khỏi vậy. Máu nóng thì đi càn, tràn ra khiếu lỗ ở trên làm nôn, làm ra khạc máu, làm mũi ra máu, răng ra máu, mát máu hòa máu thì mọi chứng tự trừ tự khỏi vậy. Ích tỳ bổ trung lợi tiểu tiện, cho nên cũng trị thủy thũng hoàng đản mà kiêm trị thương hàn oẹ ngược vậy.

3) Bản kinh phùng nguyên:

Bạch mao căn, (Bản kinh) chủ trị lao thương hư gầy, vì ngọt lạnh có thể tư dưỡng hư nhiệt mà không lo thương phạm khí vỵ vậy. Nói bổ trung ích khí, vì vỵ nhiệt đi mà trung khí phục hồi, đó là chỉ khách tà vào làm tổn thương trung châu, dần thành hư gầy mà nói, không phải gốc bệnh lao thương mà Liên dùng.

4) Bản thảo cầu nguyên:

Bạch mao căn, hòa cái dương trên dưới, thanh phục nhiệt ở tỳ vỵ, sinh tân dịch cho phế để nát huyết, là thuốc chủ yếu chữa mọi mất máu, máu nóng đi càn khắp trên dưới vậy.

Nguồn: Tổng hợp + L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm