Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Lô căn còn có tên khác là  Lô mao căn (Hội ước y kính). Lộ thông (Giang Tô thực dược chí). Vị tử căn (Hà Bắc dược tài). Lô nha căn ( Đông trung dược). Điểm cảnh tử (Tứ Xuyên trung được chí).  Vi, hà (Thị kinh), lô (Biệt lục). Lộ trúc (Dược đối). Bộ vi (Thánh tế tổng lục). Vi tử thảo Cứu hoang bản thảo). Hòa tạp trúc, thủy lô trúc.

– Tên khoa học: Phragmites communis trin. Thuộc họ Hòa bản (Gramineae). Nước ta gọi họ Lúa.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Lô căn phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau, cây sậy. Nhiều sách nói rằng cần chú ý phân biệt là rễ của cây sậy chứ không phải rễ cây lau.

Cụ Hy lãn nói: Cây lau, tập V sách Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam ghi tên khoa học là: Saccharum arundinaceum Retz. Với tên khoa học này sách Trung dược: đại từ điển (trang 2280) xác định là cây ban mao, Còn gọi là đại mật và ba mao.

Còn cây lai mà ta hay dùng, thời cuối Lê, Lãn Ông cũng gọi lô căn là rễ lau thì tên khoa học sách Trung dược đại từ điển xuất bản năm 1977, lần thứ 5 tháng 10-1997 thì xác định tên khoa học là: Phragmites communis Trin.

Hai tên khoa học này cùng thuộc họ Lúa (Gramineae). Cần xem lại?

Mô tả dược liệu: vị thuốc Lô căn có hình trụ tròn, mặt ngoài thường có màu vàng nhạt, không có rễ tơ, bên trong rỗng màu hơi vàng. Lô căn dai, khó bẻ gãy, ngửi không mùi, nhai có vị ngọt.

Thu hái: Thường thu hái quanh năm, nên chọn  rễ mọc to mập, sắc trắng, hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt mới tốt.  Loại rễ nhỏ nát, nhẹ thì không tốt.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu bàng rằng: Mùa xuân, hạ và thu đều đào được, bỏ lớp bẹ bọc ở mặt ngoài, phơi khô hoặc vùi trong cát ướt để dùng tươi.

Bào chế: Sau khi đào lên, rửa sạch phần thân rễ với nước để loại bỏ lớp đất cát. Cắt bỏ râu tua rua ở các phần đốt rễ. Thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.

Bảo quản: Lưu trữ nơi khô ráo, tránh ẩm mốc mối mọt.

Vị thuốc lô căn

2. Vị thuốc Lô căn theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

 – Tính vị: Ngọt, lạnh, không độc.

+ Bản thảo tái tân: Vị ngọt đắng, tính hơi hàn, không độc.

+ Lục Xuyên bản thảo: Ngọt, nhạt, hơi lạnh. – 

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị ngọt, tính hàn.

– Quy kinh: 

+ Lôi Công bào chế dược tính: Phế, Vị 

+ Đắc phối bản thảo: Phế, tâm. 

+ Yếu dược phân tế: Phế, tỳ, thận. 

+ Bản thảo tái tân: Can, tỳ.  

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vào kinh Phế, Tỳ, Thận

2.2 Công năng chủ trị

Công năng: Thanh nhiệt, sinh tân, trừ phiền, ngừng nôn.

Chủ trị: Trị bệnh nhiệt phiền khát, vụ nhiệt nôn mửa, ế cách, phản vị. phế nuy phế ung, kiêm giải độc cá nóc.

+ Biệt lục: Chỉ tiêu khát khách nhiệt, ngừng tiểu tiện lợi.

+ Dược tính luận: Có thể giải nhiệt lớn, mở vị trị ợ oẹ không ngừng.

+ Đường bản thảo: Chữa nôn ngược, ăn nuốt không xuống, trong dạ dày nóng, bệnh nhân thương hàn dùng tốt.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị lúc nóng lúc rét bệnh thời khí phiền muộn, người có mang tâm nóng, người tả lỵ kiêm khát.

+ Nhật dụng bản thảo: Giải độc cá nóc. 

+ Bản thảo mông thuyên: Giải độc rượu, trúng độc cá cua.

+ Bản thảo nguyên thủy: Trị mửa khan hoắc loạn miệng nôn trôn tháo).

+ Ngọc thu dược giải: Thanh giáng phế vị, tiêu phiền uất, sinh tân ngừng khát, trừ nôn ăn nuốt được, trị ợ oe ảo nùng.

+ Y lâm soạn yếu: Thẩm thấp, hành thủy, chữa phế ung.

+ Thiên bảo bản thảo: Thanh tâm ích thận, trừ mắt màng, đầu xây xẩm tại ù reo, độc lở loét, đêm mộng điên đảo, di tinh.

+ Trung Quốc được thực chí: Trị tiện bí.

+ Nam Kinh dân gian thảo dược: Trị đau hầu.

+ Sơn Đông trung dược: Trị phù thũng.

+ Tứ Xuyên trung dược chí: – Trị ban chẩn lưỡi ráo tân dịch ít.

+ Vân Nam trung được tư nguyên danh lục.

Lô vi: Phragmites australis

Tính vị: Ngọt, lạnh,

Công hiệu:

Lá: Trị trên nôn dưới tả, nôn má, phế ung, phát bối.

Hoa: Ngừng máu giải độc.

Dọc thân: Trị phế ung phiến nhiệt.

Thân rễ: Thanh nhiệt lợi niệu, sinh tin ngừng khát, nhuận phế hóa đơn, ngừng nôn. Trị phổi sưng mủ, ho nôn ra mủ máu, tiểu tiện xít đau, miệng khô khát, bệnh nhiệt phiền khát, miệng khô họng ráo, V nhật nôn mửa. Phế nhiệt họ táo, tiếu tiện ngắn đỏ.

Ở Trung Quốc rất nhiều sách nói về công dụng của rễ lau, cây lau, đất nước ta có nhiều mà cha tận dụng làm thuốc thật đáng tiếc.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

Liều lượng thường dùng: 15 – 30g, nếu là tươi tăng gấp đôi. Bạch Mao căn, thiên về thanh nhiệt ở phần huyết. Lô căn thô, to, thiên về thanh nhiệt ở phần khí.

Kiêng kỵ:

+ Người bị hàn tà; không có sốt, nóng trong người hoặc tân dịch hư thì không được dùng.

+ Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: những người bị tỳ vị hư hàn (đau bụng, lạnh bụng, tiêu lỏng, ăn không tiêu…) không được dùng.

4. Phương chọn lọc có dùng vị Lô căn

1) Tri thái âm ôn bệnh, miệng khát dữ, nôn rãi trắng dính trị không khoái:

Nước quả lê – nước tự tề – nước rễ lau tươi – nước mạch đông – nước rễ sen (hoặc nước mía) tùy nhiều, ít lúc dùng, hòa trộn đều uống lạnh, người không thích uống lạnh, hâm nóng uống.

(Ôn bệnh điều biện” Ngũ chấp ẩm?)

2) Trị 5 chứng ợ, tâm cách khí trệ, phiền muộn nên ngược, ăn nuốt không xuống:

Rễ lau 5 lạng cắt vụn, lấy nước 2 lít nấu lấy 1,5 lít, bỏ bã, uống ấm không kể lúc nào. (Kim quỹ ngọc hàm phương).

3) Trị nôn oẹ không ngừng quyết nghịch: Lô căn 3 cân, cắt vụn, nấu nước đặc uống luôn luôn. (Trửu hậu phương)

4) Trị sau thương hàn, nôn oẹ phản vị: cùng mửa khan, nuốt không xuống:

Rễ lau tươi 1 thăng  Thanh trúc nhự 1 thăng
 Ngạnh mẽ 3 hợp Gừng tươi 3 lạng

 Bốn vị trên lấy nước 5 tháng nấu lấp 2,5 thăng, uống không kể lúc nào. (‘Thiên kim phương” Lộ căn ẩm tử) 

5) Trị nóng trong xương, phế nuy, phiền táo không thể ăn được:

Lộ căn (cắt vụn) 10 lạng Mạch môn đông (bỏ lõi) 10 lạng
Sinh khương (cả vỏ) 10 lạng  Địa cốt bì 10 lạng
Quất bì 5 lạng Phục linh 5 lạng

Sáu vị trên cắt vụn lấy nước 2 đấu, nấu lấy 8 thăng, bỏ bã chia 5 lần uống, ngày 3 lần đêm 2 lần. mệt như người đi 8 – 9 dặm đắp chăn cho ra mồ hôi. (Huyền cảm truyền thì phương) 6) Hoắc loạn phiền muộn: Rễ lau 3 để cân. Mạch môn 1 đ.cân Sắc nước uống. (Thiên kim phương)

7) Trị ăn trúng độc cá; mặt sưng, phiền loạn, muốn chết: Nước rễ lau uống nhiều tốt, kiêm trị độc cua. (Thiên kim phương) 

8) Trị răng lợi ra máu: Nước rễ lau sắc uống thay trà. (Hồ Nam dược vật chí) 

9) Chữa viêm, giãn khí quản, lao phổi có ho ra máu.

Dùng: Lô căn hoàng cầm ẩm: Lô căn tươi 150g, Hoàng cầm 15g. Lô căn rửa sạch cắt đoạn, cùng Hoàng cầm sắc lấy nước. pha thêm chút đường cho uống. Ngày làm 1 lần, chia dùng sáng, tối.

10) Chữa phế nhiệt:

Lô căn 24g Ý dĩ nhân 24g
Đào nhân 8g Đông qua tử (hạt bí đao) 24g

Sắc uống. Chữa các chứng sưng phổi (sưng phổi có mủ), ho khạc ra đờm hôi tanh lẫn máu. Còn dùng cho các chứng thực nhiệt ở kinh phế như: ho do cảm mạo phong nhiệt, viêm phế quản cấp tính.

11) Chữa chứng tỳ nhiệt gây nôn (như viêm dạ dày cấp tính), tim bứt rứt hồi hộp:

Lô căn tươi 63g, Trúc nhự 12g
Nước gừng vừa đủ Ngạnh mễ 8g

Sắc uống. 

12) Chữa tân dịch hư gây họng khô miệng ráo : Lô căn ẩm

Lô căn 24g Mạch môn 16g
Thiên hoa phấn 16g Cam thảo 4g

Có thể thêm trúc nhự 16g. Sắc uống. 

13) Chữa say nắng, say nóng và các bệnh lý viêm nhiễm: 

Mạch đông 120g, Lô căn 150g, rửa sạch thái vụn, phơi khô. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi. Uống thay trà trong ngày. Có thể chế thêm một chút đường phèn cho dễ uống. (Mạch môn lô căn ẩm).

5. Các nhà bàn luận

1) Theo Lĩnh nam bản thảo: 

Lô căn tục gọi rễ cây lau.

Vị ngọt khí hàn, giải nhiệt mau.

Chỉ ta. cố trường, trừ nôn ọe.

Thời khi trúng độc, kíp nên cầu.

2) Bản thảo kinh sơ:

Lô căn, vị ngọt lạnh mà không độc. Tiêu khát ấy là trung tiêu có nhiệt, thì tỳ vị khô ráo, tân dịch không sinh mà thế vậy. Ngọt có thể tư dưỡng vị hòa trung tiêu lạnh có thể trừ nhiệt giáng hỏa. Nhiệt giải Uy hòa thì tân dịch lưu thông mà khát ngừng vậy. Khách nhiệt ấy là tà nhiệt vậy. Ngọt lạnh trừ tà nhiệt thì khách nhiệt tự giải phế là nguồn trên của nước, tỳ khí tán tinh đi lên phế mới có thể thông điều đường nước dưới rót xuống bàng quang. Thận là thủy tạng mà chủ hai đường tiện, 3 nhà này có nhiệt thì tiểu tiện luôn nhanh, thậm chí không thể gắng nhịn, tính hỏa cấp tốc sinh ra vậy. Phế thận tỳ 3 nhà nhiệt giải thì tiểu tiện trở về đạo thường vậy. Hỏa đưa vị nhiệt lên thi sinh ra ăn vào là nôn (phần 4) nôn ngược, nuốt thức ăn không xuống cùng ợ oẹ không ngừng.

Thương hàn thời tật nóng dữ thì phiền muộn, hạ nhiều thì mất âm cho nên người tả lợi thì khá nhiều. Đàn bà có mang máu không đủ thì tâm nhiệt, ngọt lạnh trừ nóng lên  dạ dày cũng có thể hạ khí xuống, cho nên đều chủ trị vậy dùng làm thuốc chủ yếu để dẫn kinh, vì sức đi lên của nó có thể dẫn đến vùng não huống chi ở phổi. Vả lại tính mát có thể làm mát phế nhiệt, trong rỗng có thể trị khí phế, mà lại vị ngọt nhiều dịch càng giỏi tư dưỡng phế âm, như vậy dùng rễ tốt hơn dùng thân rõ lắm vậy. Nay ở phòng thuốc gọi lô căn thực tức là vi căn. Tính nó gần tựa mao căn (rễ cỏ tranh) phàm đường dùng mao căn mà không có loại tươi đều có thể lấy lỗ căn tươi thay thế.

6. Các bộ phận khác của cây lau

6.1 Hoa lau

(Lô hoa) – Còn gọi: Hà hoa, lô bồng nhung, bồng nhung.

– Thu hái: Sau mùa thu lấy dùng.

– Thành phần:

Lignin (một chất tố) 18%, Xylan (mậu tụ đường) 24.9 – 25,6% và cellulose (thiên duy tố 26,8 – 31.1%.

– Tính vị Ngọt, lạnh, không độc.

– Công dụng chủ trị: Ngừng máu giải độc, trị máu Cam, băng huyết, trên nôn dưới tả.

+ Đường bản thảo: Nấu nước đặc uống chủ trị – nôn dưới tả.

+ Bản thảo độ kinh: Nước sắc đặc uống chủ trì trúc độc của cá.

+ Cương mục: Sao cháy thối mũi, ngừng máu cam, cho vào thuốc chống băng huyết.

– Cách dùng lượng dùng: Sắc uống: 0,5 1 lạng. Dùng ngoài: Sao tồn tính thổi mũi khi đã nghiền nhỏ.

– Phương chọn lọc:

+ Trị mọi bệnh huyết: Lô hoa – hồng hoa – hòe hoa – hoa mào gà trắng – hoa cỏ tranh. Nước 2 bát sắc còn 1 bát uống. (Tích thiện đường kinh nghiệm phương)

+ Trị bệnh hoắc loạn khô, tâm bụng chướng đau: Lô hoa l nắm, sắc đặc uống 1 thăng. (Tiểu phẩm phương)

6.2 Thân cây lau

(Lô hành) – Còn gọi: Vi hành (Thiên kim phương), nộn lô cảnh (thân non lau) (Hiện đại thực dụng trung dược). Đây là đoạn ngọn non của cây lau.

– Thu hái: Hạ, thu lấy về.

– Thành phần: Hàm chứa cellulose 38,6-40.98%, xylan 17,27-19,66 % mộc chất tố (lignin) 32 42 30,36%; thành phần tro 2,20. 2.0%; thủy phần 9,47 – 7%.

– Tính vị: Ngọt, lạnh, không độc. 

– Vào kinh: . Tâm, phế. 

– Công dụng chủ trị: Trị phế ung phiền nóng.

– Cách dùng lượng dùng: Sắc uống 0,5 – 1 lạng (tươi 2 – 4 lang) 

– Phương chọn lọc:

+ Trị ho có nóng nhẹ, phiền đây, vùng ngực tim tróc vảy, đó là phế ung:

Vi hành 2 tháng (cắt lấy nước 2 dau nấu lẩu 5 thăng, bỏ bã), Ý dĩ thăng, Đào nhân 30 hạt, Qua biện 1/2 thăng, cắt vụn cho vào trong nước vị hành, nấu lấy 2 thăng, uống 1 thăng nên có nôn ra máu mů. (“Thiên kim phương” Vi hành thang) 

– Các nhà bàn luận: Bản kinh phùng nguyên: Vì hành trong rỗng, chuyên lợi khiếu, giỏi trị phế ung, nôn mủ máu đờm hội. Thiên kim vi hành thang dùng làm quân uống vào nhiệt độc theo tiểu tiện mà ra rất tốt. .

6.3 Lá cây lau

(Lô diệp) -Còn gọi: Lô nhược (Bản kinh phùng nguyên).

– Thu hái: Xuân hạ thu đều có thể lấy. 

– Thành phần:

Hàm chứa cellulose 21,45 – 21,35%; xylan 15,21 – 10,55%, lignin 42,01 – 50,79%; thành phần tro 11,33 – 10,67%; thủy phần 10,00 – 6,67%. Còn hàm chứa axit chống hoạt huyết (ascorbic axit) 0.2%.

– Tính vị: Ngọt, lạnh, không độc. 

– Công dụng chủ trị: Trị trên nôn dưới tả, nôn máu, máu cam, phế ung, phát bối (nhọt mọc sau lưng vùng tim phổi).

– Cương mục: Trị hoắc loạn nôn ngược, mụn nhọt.

+ Bản kinh phùng nguyên: Sao tồn tính trị nôn, nục (máu cam) mọi bệnh huyết.

+ Ngọc thu được giai: Thanh phế ngừng nân, trị lưng nhọt âm tính, phế ung.

– Cách dùng lượng dùng: Sắc uống:. 1 – 2 lạng, hoặc sao tồn tính, nghiền nhỏ. Dùng ngoài: Nghiền nhỏ xoa.

– Phương chọn lọc:

+ Trị hoắc loạn thổ tả, phiền khát tâm táo:

Lá lau 1 lạng (thái), gạo nếp 1/ 2 lạng, nước 1 bát to, cho vào 1 phân Trúc nhự sắc còn 6 phân, sau cho vào 1/2 hợp mật nước gừng tươi 1/2 hợp, sắc 2 – 3 lần sôi để ấm, luôn luôn uống ít một. (Thánh huệ phương) 

+ Phát bối vỡ nát: Lá lau cũ nghiền nhỏ, nước hành, tiêu rửa sạch, đắp. (Càn Khôn sinh ý…) –

Nguồn: Tổng hợp + L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ