Vị thuốc Tang diệp – Tang diệp (Folium Mori) là lá phơi hoặc sấy khô của cây dâu Morus alba L, thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Mục Lục
1. Tính vị quy kinh, tác dụng
- Tác dụng dược lý
Nước sắc tang diệp có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh như liên cầu tan huyết. Thực nghiệm trên động vật chứng minh nước sắc tang diệp có tác dụng giảm đường máu.
- Tính vị: đắng, ngọt, lạnh. Qui kinh phế – can.
- Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thanh phế nhuận táo, bình can minh mục.
2. Ứng dụng lâm sàng vị Tang diệp
Điều trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, ho khan, phát sốt, thường dùng phối hợp với cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân như bài Tang cúc ẩm.
Điều trị phế nhiệt gây ho: thuốc có vị đắng lạnh để thanh tiết phế nhiệt, ngọt lạnh ích âm, lương nhuận phế táo nên thường dùng để điều trị táo nhiệt thương phế, ho khan ít đờm, thường dùng phối hợp với hạnh nhân, sa sâm, bối mẫu như bài tang hạnh thang; trường hợp nặng có thể phối hợp với sinh thạch cao, mạch đông, a giao như bài Thanh táo cứu phế thang.
Điều trị can dương thượng cang, đau đầu huyền vững, thường dùng cùng với cúc hoa, thạch quyết minh, bạch thược. Thuốc còn có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh tiết can hỏa, ích âm, lương huyết, minh mục nên thường dùng để thanh can minh mục, thường dùng phối hợp với cúc hoa, hạ khô thảo, sa tiền tử. Có thể dùng điều trị phong nhiệt kinh can, can hỏa thượng xung gây ra mắt đỏ, đau dát, chảy nước mắt… thường dùng phối hợp cùng với hắc chi ma như bài tang ma hoàng; còn có tác dụng điều trị can thận bất túc gây hoa mắt chóng mặt.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng lương huyết chỉ huyết dùng để điều trị các chứng huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam có thể dụng đơn độc, hoặc phối hợp với các thuốc cầm máu khác.
3. Một số phương thuốc chọn lọc
1) Chữa viêm đường hô hấp, viêm phế quản, ho, sốt:
Tang diệp 12g | Cúc hoa 12g |
Khổ hạnh 12g | Liên kiều 16g |
Bạc hà 4g | Cam thảo 4g |
Cát cánh 8g | Lô căn 6g |
Sắc uống ngày 3 lần.
2) Chữa ho khan, đờm ít, vàng.
Tang diệp 8-12g | Hạnh nhân 8-12g |
Thổ bối mẫu 8-12g | Đạm đậu xị 8-12g |
Sơn chi bì 8-12g | Vỏ lê 8-12g |
Sa sâm 12 – 16g |
Sắc nước uống ngày 3 lần.
3) Can kinh phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau:
Tang diệp 12g | Cúc hoa 12g |
Sài hồ 12g | Xích thược 12g |
Quyết minh tử 8g | Đăng tâm 4g |
Sắc uống ngày 2 lần.
4) Chữ can thận âm hư, hoa mắt chóng mặt:
Tang diệp 12g | Cúc hoa 12g |
Đơn bì 12g | Đơn sâm 12g |
Sài hồ 12g | Hắc chi ma 12 – 20g |
Bạch thược 10- 12g |
Sắc uống ngày 3 lần.
5) Chữa Ra mồ hôi nửa người, miệng đặng họng khô, lưỡi đỏ rêu nhớt, ho nhiều đàm, đàm vàng dính:
Tang diệp 9g | Tỳ bà diệp 9g |
Lữ đậu y 9g | Quế chi 9g |
Hạnh nhân 9g | Đông qua 9g |
Mộc qua 15g | Lô căn 15g |
Ý dĩ 20g | Trần bì 6g |
Bạch thược 15g | Nam tinh 5g |
Sắc uống ngày 3 lần.
6) Bài thuốc trú danh “Tang cúc ẩm”
Tang diệp (quân) 12g | Hạnh nhân (thần) 8-12g |
Bạc hà 2 – 4g | Cúc hoa (thần) 12g |
Cát cánh (thần) 8 – 12g | Liên kiều 6 – 12g, |
Lô căn (tá) 8 – 12g | Cam thảo (sứ) 2 – 4g |
Cách dùng: sắc uống
Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế, chỉ khái.
Chủ trị: Trị phong ôn giai đoạn đầu, phong nhiệt phạm phế thể nhẹ. Biểu hiện: ho, sốt không nhất định, miệng hơi khát, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù.
(Ôn bệnh điều biện)
4. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ
Liều dùng: sắc trước 5 – 10g. Nước sắc có thể dùng ngoài để rửa mắt.
Thu hoặc và sơ chế:
Lá thu hoạch vào mùa thu khi có sương. Lá không quá già, không quá non, nguyên màu xanh lục, không vàng úa, không sâu, không vụn nát. Lá hái về rửa sạch, để ráo nước, phơi râm cho khô giòn. Bảo quản Để nơi khô ráo, không phơi nắng quá sẽ mất màu. Tránh làm vụn nát.
Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)
Xem thêm: