Các thuốc về huyết gồm thuốc hoạt huyết, và thuốc cầm máu
Mục Lục
A. Đại cương thuốc hoạt huyết
1. Định nghĩa
Thuốc hoạt huyết là những vị thuốc dùng để chữa những chứng bệnh gây ra do huyết ứ, được gọi là thuốc hoạt huyết hóa ứ hoặc thuốc hoạt huyết khí ứ.
Nguyên nhân gây ra do huyết ứ có nhiều: Do sang chấn, do viêm nhiễm, do co mạch… đều dùng thuốc hoạt huyết để chữa.
2. Tác dụng chung
– Chữa cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ, do sung huyết phù nề gây chèn ép vào các mạt đoạn thần kinh cảm giác như cơn đau dạ dày, cơn đau do viêm nhiễm, thống kinh cơ năng, sang chấn do ngã, v.v
– Chống viêm nhiễm gây sưng, nóng, đỏ, đau và có tác dụng thúc đẩy hiệu lực các thuốc kháng sinh giải độc: Mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp.
– Chữa một số trường hợp xuất huyết do sung huyết gây thoát quản như rong kinh, rong huyết, trĩ chảy máu, chảy máu dạ dày, đái ra máu do sỏi. v.v
– Điều hoà kinh nguyệt, chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh.
– Chữa phù dị ứng nổi ban do Histamin làm giãn mao mạch gây ứ huyết thoát quản huyết tương.
– Chữa cao huyết áp do tác dụng giãn mạch.
3. Phân loại thuốc hoạt huyết
Căn cứ vào cường độ mạnh yếu của thuốc người ta chia thuốc hoạt huyết ra làm 2 loại:
– Thuốc hoạt huyết có tác dụng nhẹ.
– Thuốc phá huyết là thuốc hoạt huyết có tác dụng mạnh.
4. Lưu ý khi dùng thuốc hoạt huyết
– Phải phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân: Nếu do nhiễm trùng phải phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt táo thấp; nếu cao huyết áp phải phối hợp với thuốc bình can tức phong; nếu thấp khớp phải phối hợp với thuốc trừ phong thấp; nếu do dị ứng phải phối hợp với thuốc khu phong, nếu xuất huyết thì phải phối hợp với thuốc cầm máu.
– Muốn đẩy mạnh tác dụng thuốc hành huyết, người ta thường thêm một số thuốc hành khí theo nguyên tắc “Khí hành thì huyết hành”.
– Phụ nữ có thai không nên dùng thuốc hành huyết, nhất là không được sử dụng các thuốc phá huyết như Tam lăng, Nga truật, Tô mộc v.v
B. Đại cương thuốc cầm máu
1. Định nghĩa và phân loại
Thuốc cầm máu dùng để chữa chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn cứ vào các nguyên nhân, Đông y chia thuốc cầm máu ra làm 3 loại:
– Thuốc cầm máu do nguyên nhân sung huyết gây máu thoát quản làm chảy máu gọi là thuốc khứ ứ chỉ huyết.
Thuốc Khứ ứ chỉ huyết là loại thuốc mà có tác dụng hóa ứ và có tác dụng chỉ huyết chủ yếu dùng để chữa chấn thương, huyết ứ, xuất huyết.
Chỉ định chữa bệnh
+ Chảy máu do chấn thương
+ Chảy máu đường tiêu hoá: Chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột như chỉ v.v.
+ Đái ra máu do sỏi.
+ Ho ra máu, chảy máu cam.
– Thuốc cầm máu do nguyên nhân sốt nhiễm trùng, nhiễm độc gây ro loạn thành mạch làm chảy máu, gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết, lương huyết, chỉ huyết.
Thuốc thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết là thuốc hàn lương, thường vào kinh can, huyết phần, chủ yếu để chữa các trường hợp mất huyết do nhiệt bức huyết vọng hành với các triệu chứng máu đỏ tươi, người nóng phiền táo mặt đỏ, mắt đỏ, khát, lưỡi đỏ. Mạch sác hữu vực. Thuốc này hàn lương, ngoài việc chỉ huyết có thể gây khí trệ huyết ứ. Vì vậy thường dùng cùng thuốc hoạt huyết chỉ huyết hoặc thuốc hành khí. Đồng thời do nhiệt ở trong huyết một mặt làm chảy máu, một mặt làm âm hư. Vì vậy nếu có âm hư thì cần thêm thuốc dưỡng âm thanh nhiệt.
Chỉ định chữa bệnh
+ Ho ra máu do viêm phổi.
+ Rối loạn thành mạch do các truyền nhiễm, nhiễm trùng gây chảy máu cam, đái ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da.
+ Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ
– Thuốc chữa chảy máu do nguyên nhân tỳ hư không thống huyết, ngoài việc dùng thuốc kiện tỳ nhiếp huyết còn thêm một số vị thuốc chỉ huyết.
Chữa các chứng: chảy máu do tan huyết, rong kinh kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài. Phải dùng các loại thuốc bổ khí (bài Bổ trung ích khí) phối hợp với các thuốc Ô tặc cốt, Ngải cứu.
2. Lưu ý khi dùng thuốc cầm máu
– Muốn chữa tốt chảy máu do huyết ứ cần phối hợp thuốc hoạt huyết với các thuốc hoạt huyết hóa ứ như Đan sâm, Nga truật, xuyên khung…
– Muốn chữa chảy máu do nhiệt bức huyết vong hành người ta hay phối hợp các thuốc thanh nhiệt (tả hoả, lương huyết) với thuốc lương huyết chỉ huyết.
– Nếu chảy máu nhiều gây choáng, trụy mạch (thoát dương) thì phải dùng thuốc bổ khí mạnh như sâm để cứu thoát sau đó tuỳ nguyên nhân để cứu chữa.
C. Các vị thuốc về huyết
Ích mẫu | Đào nhân |
Đan sâm | Ô tặc cốt |
Đào nhân | Khương hoàng |
Ngưu tất | Uất kim |
Bồ hoàng | Nga truật |
Kê huyết đằng | Thủy điệt |
Ngũ linh chi | Tô mộc |
Một dược | Diên hồ sách |
Nhũ hương | Hồng hoa |
Bạch cập | Xuyên khung |
Nguồn: Gtyhct
Xem thêm: