Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Thủy điệt ( Con đỉa)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Thủy điệt ( con đỉa) Tên gọi trong các sách: Kỳ, chí chưởng (Biệt lục). Mã kỳ, mã điệt (Đường bản thảo). Mã hoàng, mã miết (Bản thảo khiên nghĩa). Thủy si, thảo si (Bản thảo cương mục). Hồng điệt (Hòa hán dược khảo). Nhật Bản thủy điệt, thủy điệt, thủy mã hoàng, trà sắc điệt, khoan thể kim tiền điệt, mã hoàng (Vân Nam Trung được tư nguyên danh lục).

– Tên khoa học. 

Theo TQ dược học đại từ điển. Hirudo nipponica (Whitman) hoặc Hirudo medicinalis Medicinal leech.  Thuộc họ Thủy điệt (Hirudinidae). 

Theo “Vân nam trung dược tư nguyên danh lục” thì loại địa có tên khoa học như trên gọi là: Nhật Bản y điệt.

Biệt danh: Thủy điệt, thủy mã hoàng. 

Cùng họ Thủy điệt (Hirudinidae) Còn 2 loại đĩa khác có tên khoa học là: 

a) Trà sắc điệt: Whitmania acranulata (Whitman)

– Tính vị: Mặn, đắng, bình. Có độc. 

– Công dụng:

Phá huyết thông kinh, tan ứ, tiêu sưng, giải độc, trụy thai. Chữa đánh đập tổn thương, bế kinh, sưng độc Vô danh..

(Loại Nhật Bản y điệt trên cũng Công hiệu như vậy).

b) Đĩa kim tuyến mình rộng (Khoan thể kim tuyến điệt).

– Tên khoa học: Whitmania pigra (Whitman)

– Còn gọi: Thủy điệt, mã hoàng.

– Tính vị: Mặn, đắng, bình, có độc.

– Công dụng: Phá huyết, hành ứ, ngừng đau, thống kinh.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Thủy điệt là con đỉa phơi khô 

– Hình thái

Con đỉa sống ở trong nước, nhờ vào đầm ao, rãnh ngòi, lâu năm lưu cữu không cạn mà sống, thường bám vào chân người, chân trâu bò kéo cày ruộng chiêm mà hút máu, mình tựa giun đất mà to thô, ngắn nhỏ 2 đầu, có từng khoanh đốt lệch xếp lại thành thân mình. Dài 3 – 6cm, con to tới 9 – 10cm, màu sắc có nhiều loại, đại để lưng kiêm sắc vàng nâu, toàn thân có khoảng hơn 100 khoanh Vòng, con cái, Con đực cùng hình thể, đầu đuôi đều có vòi hút máu.

Giữa vòi hút máu trước mọc 3 cái răng xanh. Miệng là hình 3 chạc dùng để hút bám vào da các loại động vật để hút máu, miệng vết cắn để lại sẹo hình 3 cạnh, một cạnh không có vết răng. .

Giống này mình mảy co ruỗi dễ dàng khi co lại giống như hình tròn nhỏ, ở trong nước thì là dạng như làn sóng mà bơi lội, khi bơi trên mặt nước thì dùng mâm hút mà vận động. 

– Thu hái: Tháng 5 – 6 bắt những con nhỏ trong nước về phơi khô.

– Cách chế 

+ Hàn Bảo Thăng nói:

Khi bắt đỉa, nên lấy ống tre đựng, đợi khô, dùng nước gạo ngâm một đêm, đem phơi nắng, dùng mỡ đặc đun đến vàng sớm, về sau mới dùng. 

+ Trần Tàng Khí nói:

Khi phơi đỉa nên căng dài ra, trước khi phơi dùng dao nhỏ lưỡi bổ dọc đa ra, ngâm rửa bằng nước vôi cho sạch trong bụng, có trứng hay con đều cạo bỏ đi, rồi hãy căng ra phơi nắng. .

Giống này rất khó chết dù lấy lửa nướng, cũng như trứng cá, hun khói ở bếp quanh năm mà gặp nước vẫn sống vậy.

+ Đại minh nói:  

Vật này rất khó trị nên băm nhỏ, lấy lửa nhỏ sao đến sắc vàng là chín, nếu không vậy, khi vào bụng lại sinh con gây bệnh.

+ Lý Thời Trân nói: 

Xưa có người đi đường uống nước cùng ăn rau sống, làm nuốt phải đỉa vào bụng sinh nhiều con gây hại, hút máu của tạng phủ, ruột đau, người gầy úa vàng héo, chỉ lấy bùn sông hoặc khuấy tan đất sét với nước uống vài lít thì đỉa sẽ theo ra hết. Bởi lẽ đỉa ở bụng người ít khi đất này hốt nhiên được khí của đất mà theo ra vậy. Hoặc lấy máu nóng của trâu và dê 1 – 2 lít cùng mỡ lợn uống địa cũng ra vậy.

Vị thuốc Thủy điệt

Vị thuốc Thủy điệt

2. Vị thuốc Thủy điệt theo Đông y

– Tính chất: Mặn, đắng, bình, có độc.. 

– Quy kinh: Vào kinh can, bàng quang

– Công dụng: Phá ứ kết, thông kinh nguyệt. chuyên làm thuốc phá huyết thông kinh. Lại làm thuốc trị ung nhọt lở loét sưng độc.

– Chủ trị: Đuổi máu xấu, máu ứ, kinh bế tắc, phá máu đóng cục thành trưng, tích tụ, không con, lợi đường nước (Bản kinh) cho ra thai (Biệt lục).

° Lượng dùng: 2g – 4g.

° Kiêng kỵ: Không thực ứ trệ cấm dùng. Sợ côi muối.

3. Phát minh của Trương Trọng Cảnh

Một vị “thủy điệt” tức con đỉa. qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm cho rằng:

Chủ trị chứng huyết vậy. Nay xét chứng minh như sau:

1) Thang để đương chứng rằng: Bụng dưới cứng đầy v.v … Lại nói rằng: nước tinh không xuống.

2) Để đương hoàn chứng rằng: bụng dưới đây, đáng lẽ tiểu tiện không lợi, nay lại thông lợi, biết rằng có máu vậy. (Đều dùng thủy điệt hoặc 30 con hoặc 20 con) xem hai phương này thì chủ trị của thủy điệt rõ lắm rồi. Để làm bệnh án, chẩn đoán chứng máu có ba phép:

a/ Bụng dưới cứng đầu mà tiểu tiện lợi, đó là có máu, mà không thông lợi là không có máu vậy..

b/ Bệnh nhân không bụng đầy mà nói bụng đầy vậy.

c/ Người bệnh hay quên, phân tuy cứng nhưng đại tiện lại dễ. sắc tất phải đen, đó là có máu vậy. Phép chẩn đoán chứng huyết của Trọng Cảnh không ngoài mấy điều đó vậy. .

4. Phối hợp ứng dụng

1) Trị dò máu không ngừng: Thủy điệt sao nghiền nhỏ rượu điều uống 3,2 gam, ngày 2 lần, máu xấu tiêu thì khỏi. (Thiên kim phương) 

2) Trị sau đẻ huyết vậng (sây sấm) huyết kết tụ ở trong ngực, hoặc thiên về bụng dưới (tiểu phúc) hoặc liên tới rẻ sườn 

Dùng: Đỉa sao; Mang trùng bỏ chân cánh sao; Một dược; Xạ hương đều 1 đ.cân (3,2 gam) nghiền nhỏ. Dùng thang tứ vật điều uống, máu ra đau ngừng, vẫn uống thang tứ vật.

(Bảo mệnh tập phương)

3) Trị gãy tổn thương đau đớn:

Đỉa trên viên ngói sấy khô nghiền nhỏ, rượu điều uống 6 – 7 gam, thời gian 15 – 20 phút lại đau, có thể làm 1 lần uống nữa, đau ngừng bèn đem thuốc gãy xương đắp và buộc nẹp cố định. (Phương kinh nghiệm)

4) Trị vấp ngã tổn thương, máu ứ ngưng trệ, tâm bụng chướng đau, đại tiểu tiện không thông, đau muốn chết:

Dùng: Đỉa sao cùng Vôi sao vàng 16 gam; Đại hoàng; khiến ngưu đều 64 gam, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6 – 7 gam, rượu nóng điều uống, nên đại tiện ra máu xấu, lấy hết làm mức, gọi là Đoạt mệnh tán. (Tế sinh phương)

5) Trị vấp ngã bị đánh đập:

Dùng: Thủy điệt, Xạ hương đều 32 gam, đập dập sao khiến khói ra làm mức, nghiền bột, rượu điều uống 3 – 4 gam, nên ta ra máu tụ, chưa dừng lại uống, Công hiệu như thần. (Cổ kim lục nghiệm phương) 

6) Trị gậy đánh sưng đau:

Đỉa đã sao lại sao rồi nghiền nhỏ, cùng phác tiêu nghiền nhỏ, lượng bằng nhau, hòa nước đắp chỗ bị đánh sung. (Chu mật trí nhã đường phương)

7) Trị đơn sưng trắng đỏ:

Lấy đĩa hơn 10 con, khiến hút máu chỗ bệnh, lấy da nhăn nheo thịt trắng làm công hiệu, mùa đông không có đỉa, đào đất mà lấy, lấy nước ấm mà nuôi khiến cựa động. trước rửa chỗ da bị bệnh, lấy ống trúc đựng đĩa cho hút chỗ đau, phút chốc hút máu đầy tự rơi ra, dùng con đói càng tốt, cũng tri ung nhọt sưng mới dấy lên. 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ