Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Sa sâm: Vật phẩm này cùng nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, khổ sâm, cách chữa chủ yếu, tương đối giống nhau, cho nên có tên gọi là sâm. Mà sắc trắng nên ở đất cát (sa là cát) nên gọi Sa sâm.

– Tên thường dùng: Nam sa sâm, bắc sa sâm, sa sâm tươi.

– Tên xưa gọi trong sách cổ

Tri mẫu (Bản kinh), bạch sâm (Ngô phố), dương nhũ, linh nhi thảo, khổ tâm, văn hy, thức mỹ trí thủ, địa hoàng, hổ tu, văn hổ (Biệt lục), dương bà nãi (Cương mu), ô dương bà nãi, gia đức (Hòa Bán dược khảo).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng

Sa sâm là rễ cây sa sâm (Glehnia  F. Schmidt ex Miq) họ Hoa tán (Apiaceae). Ở nước ta còn dùng rễ cây Launen thuộc họ Cúc (Asteraceae).

– Hình thái

Cây này là loại cỏ sống lâu năm, rễ to mập, thân mọc thẳng đọng, nhẵn, có khía dọc, cao 0,3 – 1,4m. Lá ở phía gốc có cuống, hơi tròn. mép khía tai bèo, lá ở thân mọc vòng hay mọc đối gần như không cuống, mép có răng cưa, tùy theo vị trí cao thấp có hình bầu dục hơi hình mác, dài 3 – 10cm rộng 1 -2cm. Hoa màu xanh mọc thành chùm nhỏ, có ít hoa, cuống hoa rất nhỏ. Quả mọc treo là một nang hình trứng. hơi phẳng ở phía đỉnh. Quanh đỉnh có đài tồn tại. Quả có 3 ngăn, hạt dẹt, bóng, màu vàng nhạt, dài 1,5mm. Theo A. Petelot và Ch. Crépost cây này mọc hoang khá nhiều ở các ruộng bỏ hoang miền Bắc Việt Nam, nhất là vùng chợ Ghềnh Hà Nam Ninh, nhưng hiện nay không thấy còn nữa. Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (NCT và VTVN) Đỗ Tất Lợi có mô tả cây sa sâm đang được khai thác tại Nam Hà. là sa sân nhân dân hay hái lá ăn sống, người đi bế dùng cây này giã nhỏ đắp chỗ cá mực cắn. Đó là: Cây sa sâm Launge pinnatifida – Họ Cúc (Compositae).

– Thu hái: Khoảng tháng 8 – 9 đào những cây có rễ trên 2 năm về rửa sạch phơi khô. ,

– Cách chế: Lấy được rễ lấy nước sông, suối ngâm vài ngày đợi vỏ ngoài nát ra rồi rửa nước, cắt rễ phụ phơi khô dùng.

2. Vị thuốc Sa sâm theo Đông y

– Tính chất: Đắng, hơi lạnh, không độc. 

– Công hiệu: Mát (thanh) hỏa của phế, nuôi cái âm của vị, trừ hư nhiệt, tri ho hắng, dùng làm thuốc trừ đờm.

– Chủ trị

Huyết kết khí kinh sợ, trừ nóng lạnh, bổ trung tiêu, ích khí phế (Bản kinh) chữa ngực tế tắc, tâm bụng, kết nóng, tà khí làm váng đầu và nhiệt ở khoảng da dẻ, yên năm tạng. Uống lầu lợi người. Lại nói rằng Sa sâm chủ trị đầu bụng đau ích khí, lớn cơ nhục (cơ bắp thớ thịt) (Biệt lục).

* Lượng dùng: 6g – 12g/ngày. 

* Kiêng kỵ: Phàm không phải âm hư phế táo mà thuộc họ hàn thì cấm dùng; ghét phòng kỷ, phản lê lô.

Vị thuốc Sa sam

Vị thuốc Sa sâm

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm đựng nếu họ có bàn về sa sâm rằng:

Một tên gọi là bạch sâm. Vị đắng, ngọt, hơi lạnh, không độc (ghét phòng kỷ. phản lề lô, có thuyết nói làm thuốc chính cho kinh quyết âm). 

– Chủ dùng:

Vị nhạt thể nhẹ, chuyên bổ khí phế, do đó mà ích tỳ cùng thận, họ lâu thì phế yếu liệt, vàng bị hỏa khắc thì nên dùng. Lại chủ chữa lúc nóng ” lúc lạnh ho hắng, ngực tắc đầu đau, ổn định trong tâm kinh phiền, lui cái tà nóng ở khoảng da. 

Lại nói: Chủ trị khoảng cơ biểu nóng bụng đau, nhiệt kết, sán khí đau như cắn, lở ác ghé ngứa, phong chạy (phù phong) mình ngứa, tan huyết tích đọng, có công nuôi gan, có thể có sức trị ngủ kinh sợ thần diệu.

– Cấm dùng: Phàm tà lạnh trú ở trong phổi mà gây ho thì cấm dùng,  

2) Đời Đường. Ngõa quyền Dược tính bản thảo bàn về rằng: Trừ phong nổi ở cơ da sán khí sa xuống, trị thường muốn ngủ, nuôi khí can, tuyên thông khí 5 tạng. 

3) Đời Tông. Đại Minh. Chư bản thảo bàn về sa sâm rằng:

Bổ hư, ngừng kinh sợ phiền muộn, ích tâm phế, trị các loại là ác ngứa gãi, cùng mình ngứa, bài tiết mủ, tiêu độc sưng.

4) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về sa sâm rằng: Thanh phế hỏa trị ho lâu phế yếu liệt..

5) Đời Minh. Lý Sĩ Tài bản thảo đồ giải bàn về sa sâm rằng:

Sa sâm hơi đắng hơi lạnh, lấy bổ âm thanh phế làm công dụng cho nên ho lâu phế nay (yếu liệt) cung thốn bên tay phải xác thực dùng là thích hợp những thể chất nhẹ rỗng, tính khoan chậm, không phải vật phẩm gánh vác chứng bệnh nặng vậy.

6) Đời Thanh. Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn về sa sâm rằng:

Sa sâm ngọt đắng mà nhạt, tính lạnh thể nhẹ, cho nên có thể vào phế mà tiết nhiệt, cùng với tả phế hỏa, Phàm người họ lâu phế yếu, kim bị hỏa khắc, uống nó là rất phù hợp. Bởi vì nhiệt khí hun đốt, không dùng loại ngọt, đắng, nhẹ, nhạt không thể chế được cái thế đốt cháy cho nên ho nhờ đó mà ngừng. Còn như lạnh trú trong phối gây ho xin chớ vội dùng càn. Bởi lẽ đã do lạnh mà nên, lại cho lạnh mát chúng càng khiến cho lạnh tăng thêm ư?. Đến như sách nói bổ phế nuôi con, cùng với ích tỳ thận, đều là theo phế con mẹ bị lụy, suy xét ra thì uống vị này không bị khắc. Con mẹ đều yên thì gan cũng không bị lụy mà mọi tạng đều yên hòa vậy. Không phải thực nó có thể bổ âm vậy. Nói chung sách nói tính thuốc bổ tả, phần nhiều là như thế, không phải chỉ có sâm là như vậy. Tựa giống nhân sâm mà thể nhẹ rỗng trắng, thật là tốt, mọc ở đất cát thì dài to, hoc ở đất sét gầy mà nhỏ.

4. Phối hợp ứng dụng vị thuốc sa sâm

1) Trị phế nuy, phế nhiệt:  Cùng thiên môn đông; Mạch môn đông; Bách bộ; Ngũ vị tử; Tang bạch bì.

2) Trị ho lâu:  Cùng Bối mẫu; Tỳ bà diệp; Qua lâu; Cam thảo; Tang bạch bì; Bách bộ; Thiên môn đông; Khoản đông hoa.

3) Trị thốt nhiên mắc mọi chứng sán, hai bên bụng dưới cùng trong âm nang cùng dẫn dắt đau như cắn, mồ hôi tự ra muốn chết, giã nhỏ rượu điều uống một thìa cà phê, lập tức khỏi. (Cát hồng phương)

4) Trị đàn bà bạch đới (ra khí hư trắng) phần nhiều do thất tình (7 thứ tình chí) nội thương hoặc hạ nguyên hư lạnh gây ra. Sa sâm nghiền nhỏ mỗi lần uống 10g, nước cơm điều uống. (Chứng trị yếu quyết phương) 

5) Trị phế nhiệt họ: Sa sâm 16 gam sắc nước uống (Vệ sinh dị giản phương) 

5. Tư liệu tham khảo

1) Lý Thời Trân nói:

Nhân sâm ngọt đắng ấm, thể nặng, thực, chuyên bổ nguyên khí của tỳ vị, do đó mà ích phế cùng thận. Cho nên người bên trong tổn thương nguyên khí ấy nên dùng. Sa sâm ngọt nhạt mà lạnh, thể nó khinh hư (nhẹ rỗng) chuyên bổ khí phế, do đó mà ích tụ cùng thận, cho nên kim có thể bị hỏa khắc thì nên dùng. Một bổ dương mà sinh âm, một bổ âm mà chế dương, không thể không biện rõ.

2) Trương Nguyên Tố nói: Người phế lạnh dùng nhân sâm, người phế nóng dùng sa sâm thay lấy ý là vị ngọt vậy.

3) Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam còn ghi:

Ta có nhập của Trung Quốc vị bắc sa sâm, còn gọi là hải sa sâm, liêu sa sâm Radix glehnie là rễ phơi hay sấy khô của Glehnia littoralis F. schmidt (phellopteris tlittoralis Benth) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).

Cây này là loại cỏ sống lâu năm, cao 7 – 35cm, rễ dài và nhỏ, dài tới 30cm, đường kính 0,5 – 1cm. Lá mọc so le, cuống dài tới 12cm, lá kép 2 lần lông chim. Hoa tự tán kép, mỗi tán có tới 15 – 20 hoa nhỏ màu trắng. Ở nước ta đang dùng 3 vị sa sâm này..

– Loại launge pinnatifida có nhiều ở Quảng Ninh, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình. .

– Loại Adenophora verticilata fisch Trung Quốc hay bán cho người buôn thuốc ở Hà Nội. Loại này theo dược điển Trung Quốc mô tả, nay có bán nhiều ở phố thuốc Bắc, Lãn Ông, còn loại Radix glehniae là loại ta nhập để trồng thì chưa được bao nhiêu. Loại đang bán ở Hà Nội tôi mô tả kỹ ở trên người đọc nên đọc kỹ về phần Công dụng và lời bàn, để tự mình rút ra một cách dùng chuẩn xác. Trong mọi lời bàn thì lời bàn của Trương Sơn Lôi bàn về cách dùng có lý hơn cả.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ