Vị thuốc Diên hồ sách: Vị thuốc này vốn tên là huyền hồ sách, vì kiêng tên húy của Tống Chân Tôn nên đổi làm diên vậy.
– Tên thường dùng: Nguyên hồ sách, khuê nguyên hồ, sinh liên hồ, sao diên hồ.
– Tên cô trong sách cổ: Huyền hồ sách, vũ hồ sách, trích kim noãn (Hòa hán dược khảo).
– Tên khoa học: Rhizoma corydalis là: Corydalis ternata, Nakai.
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Là rễ của diên hồ sách thuộc họ Anh túc (papaveraceae).
– Hình thái
Diên hồ sách là loài cỏ sống nhiều năm tự mọc ở vùng ẩm thấp chốn sơn giã. Thân cao 15 – 30cm, lá kép dạng bàn tay, cuống lá dài, lá nhỏ có khi xe ba, hoa là hoa không chỉnh tề, sắc tía, có qui tắc, vài đóa cùng chắp nối mà làm nên tổng dạng hoa, vật phẩm này thân cục, loại Nhật Bản trồng là một thân củ hành to ở dưới đất, qua năm thì dần khô héo, đặc biệt ở vùng trên sinh một thân củ mới có mầm lá. Thân củ mới sinh này lại để thêm vài thân dọc mềm yếu. Còn ở Trung Quốc trồng thì một thân củ chỉ sinh 1 dọc thân. Lại nữa cái thân củ mới tươi này, hình tròn như quả cầu, hoặc tựa như cái dùi tròn, hoặc như cái Côn bổng, có cái nhô lên như cái u cái bướu, chỗ nhô lên này tức là chỗ đến một ngày khác sẽ mọc thân, thỉnh thoảng có để lại một thân dọc khác thì mặt ngoài sắc tro nâu, nếp răn không rõ rệt, dài 0,5 đến 2,5cm, to 0,2 – 1cm thỉnh thoảng có to 1,7cm, chất sừng rắn chắc, phá vỡ mặt phẳng trơn, hoặc là dạng viên, sắc tro vàng kiêm xanh lục, hoặc sắc vàng, vị hơi đắng, không hôi. Trung Quốc sản sinh ra diện hồ sách đa phần là hình tròn bẹt, tựa như bán hạ sắc vàng hoặc vàng nâu, mặt ngoài ngấn nếp rõ ràng.
– Thu hái: Tiết lập hạ lấy củ về.
– Cách chế: Khi dùng lấy từng hạt sắc vàng kim ấy, muốn thông hành huyết chế với rượu, muốn ngừng máu sao Với dấm, muốn phá huyết thì dùng sống, muốn điều huyết dùng sao.
2. Tác dụng dược lý
– Tác dụng giảm đau, trấn kinh an thần.
– Tăng lưu lượng máu mạch vành của tim thỏ cô lập.
– Tác dụng làm hạ mỡ nhẹ đối với mô hình gây xơ mỡ động mạch chuột trắng lớn.
– Tác dụng ức chế sự gây loét lúc thắt môn vị của chuột, ức chế loét do acid acetic hoặc do histamin.
– Tác dụng tăng tiết nội tiết tố vỏ tuyến thượng thận.
3. Vị thuốc Diên hồ sách theo Đông y
– Tính chất: Cay, ấm, không độc.
– Qui kinh: Vào kinh can, phế, tỳ.
– Công dụng:
Lợi khí ngừng đau, hoạt huyết khứ ứ, chuyên trị đàn bà kinh nguyệt không đều hòa, cùng ra khí hư. Lại trị sán khí, mọi đau eo lưng, bụng, cùng trị mọi chứng khắp mình chân tay mình mẩy nhức đau..
Ghi chú: .Còn một loại gọi là: “Diên hồ sách núi cao”. .
– Biệt danh: Tiểu hoa tử cấn.
– Bộ phận dùng: Toàn cây.
– Tên khoa học: Corydalis alpestris C.A. Meu
– Công dụng:
Mát máu, ngừng máu, lợi tiểu. Trị kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết, lậu huyết, mũi ra máu cam bênh “lâm”. Vị thuốc “cao Sơn diện hồ sách này được xếp vào sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục.
Họ Tử cẩn (Fumariaceae).
– Chủ trị
Phá huyết, đàn bà kinh nguyệt không điều, trong bụng kết hòn, trong khi băng huyết lại đái rắt buốt khí hư, mọi bệnh về huyết sau khi đẻ, vì máu mà sâu xẩm chếnh choáng. Huyết đột ngột xung lên do bị tổn thương vì đi tiểu ra máu thì nấu với rượu hoặc mài với rượu uống.
– Lượng dùng: 6g – 12g/ngày
– Kiêng kỵ:
+ Phàm người huyết hư cùng không có ứ trệ thì cấm dùng.
+ Không dùng cho người kinh trước kỳ, huyết nhiệt, không có ứ huyết hư
+ Thuốc có thể đi cả vào huyết phận và khí phận để khứ, chỉ thống
4. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm vựng vếu thường có nói:
Vị cay, tính ấm, không độc, có thể lên có thể xuống, dương ở trong âm, vào kinh túc quyết âm, thủ thiếu âm. Lại nói: vào tỳ vị.
Chủ dùng:
Điều kinh nguyệt khí trệ huyết ngừng, trị sau đẻ huyết xung lên sây xẩm, tâm bụng thốt nhiên đau, bụng dưới (tiểu phúc) chướng đau, ngoài mô khí khối, tiểu trang khí đau, eo lưng đau do khí thận, phá khối hạ thai, thư ruỗi gân chữa sán, thần diệu không nói hết, đó là vị thuốc loại một hoạt huyết hóa khí vậy.
Cấm dùng:
Trước kỳ kinh, trong băng huyết lại khí hư dầm dề, các loại huyết nhiệt huyết hư đều nên kiêng.
Họ Lê lại bàn:
Xét huyền hồ sách hành cái máu trợ đọng ở trong khí, cái khí trệ đọng ở trong huyết, thông trị mọi đau ở trên dưới toàn thân, luôn luôn đi một mình mà Công thu được nhiều, cho nên trong thuốc điều không có cái tình bổ ích cho khí. lại ít có cái sức nuôi doanh huyết nên người hư yếu nên kiêm thuốc bổ cùng dùng nếu không sợ rằng chỉ tổn hại không có ích.
2) Đời Đường. Lý Tuấn Hải dược bản thảo bàn về diện hồ sách rằng: Tan khí, trị khí thận, thông kinh lạc.
3) Đời Tống. Đại Minh Chư gia bản thảo bàn rằng: Trừ phong, trị khí, ấm eo lưng đầu gối, ngăn ngừa eo lưng đau đột ngột, phá trưng tích, đẩy máu ứ, ra thại.
4) Đời Nguyên. Vượng Hiếu Cổ thang dịch bản thảo bàn rằng: Trị khí tâm bụng dưới đau thần hiệu..
5) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn rằng: Diên hồ sách có tác dụng hoạt huyết hòa khí, ngừng đau thông tiểu.
6) Đời Thanh. Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn về diên hồ sách rằng: Diên hồ sách khí vị cay ấm không độc, vào kinh túc quyết âm can, thủ thiếu âm tâm, có thể thông hành cái khí trệ đọng ở trong máu, cái máu trị đọng ở trong khí, cho nên phàm kinh thấy không điều, tâm bụng thốt nhiên đau, bụng dưới chướng đau, thai để không ra, gân co sán hà, sau đẻ máu xung lên gây sây xẩm, bị ngã bị đánh tổn thương, bất luận là huyết hay khí, tích lại mà không tan, uống Diên hồ sách sức nó có thể thông suốt, khoan khoái. Vị cay thì đối với khí huyết có thể nhuận có thể tan, cho nên có thể chữa khắp mình trên dưới đau, luôn luôn dùng một vị này cũng thu công nhiều. Song vị này đã không bổ ích khí lại ít nuôi doanh huyết, chỉ dùng cái cay ấm để công trục ngưng trệ, người hư yếu phải nên cùng thuốc bổ cùng dùng, nếu không chỉ hại không có ích lợi gì.
5. Phối hợp ứng dụng
1) Trị già trẻ bị ho:
Huyền hồ sách 1 lạng; Khô phàn 2,5 đ.cân. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân, nhào nặn thành 1 cục vừa ngậm.. (Nhân tôn đường phương)
2) Trị mũi ra máu cam:
Lấy bột huyền hồ sách cho vào trộn với ít bông nhét lỗ tai, chảy máu mũi bên trái lấp lỗ tai bên phải và ngược lại. (Phổ tế phương)
3) Trị đái ra máu:
Huyền hồ sách 1 lạng; Phác tiêu 7,5 đ.cân Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 4 đ.cân, sắc nước uống. (Hoạt nhân thư phương)
4) Trị tiểu tiện không thông, Trẻ đái không thông:
Dùng: Huyền hồ sách; Khổ luyện tử lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1/2 động cân hoặc một động cân. Nước sôi … điều uống.
5) Trị đau khổ ngoài mô cùng với hòn cục khí kết:
Dùng: Diên hồ sách không kể nhiều ít nghiền nhỏ, tụt lợn một cái cắt thành miếng, chấm bột diên hồ sách ăn dần. (Thắng kim phương)
6) Trị nhiệt quyết tâm thống, Hoặc phát cơn đau hoặc ngừng, lâu ngày không khỏi mình nóng chân lạnh:
Dùng: Huyền hổ sách bỏ vỏ, thịt Kim linh tử lượng bằng nhau, nghiện nhỏ, mỗi lần rượu ấm điều uống hoặc nước sôi uống 2 động cân
7) Trị đàn bà huyết khí, trong bụng đau như dùi đầm, kinh không điều:
Dùng: Huyền hồ sách bỏ vỏ sao dấm; Đương qui ngâm rượu sao, đều 1 lạng; Quất hồng 2 lạng. Nghiên nhỏ, nấu với rượu, hồ gạo trộn làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 100 viên, lúc đói nước ngải, dầm pha điều uống. (Phổ tế phương)
8) Trị mọi bệnh đàn bà sau khi đẻ, các thứ nhơ bẩn trong người không ra hết, bụng đầy, cùng với chứng huyết vậng, hoặc nóng rét thay nhau không ngừng, hoặc tâm buồn bực, chân tay nóng, buồn phiền vật vã, mọi bệnh khí lực muốn tuyệt đều dùng diện hồ sách sao nghiên uống 2 động cân (7 – 10 gam) cùng rượu, rất hiệu nghiệm (Thánh huệ phương)
9) Trị thiên chính đầu thống không chịu nổi:
Dùng huyền hồ sách 7 hạt; Thanh đại 2 đ.cân; Bồ kết 2 quả bỏ vỏ hạt nghiền nhỏ, với nước hòa viên to như hạt hạnh nhân, mỗi lần dùng nước hòa 1 viên, rót vào trong mũi bệnh nhân, tùy theo váng bên nào thì ngậm 1 đồng tiền bên đó trong mồm, thấy rãi ra nhiều là khỏi.
(Vĩnh loại ngâm phương)
Nguồn: L/Y Hy Lãn
Xem thêm: