Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Sa nhân còn gọi: Sa nhân thầu dầu, mè trề bà. dương xuân sa (Cây có thường thấy Việt Nam). Sa nhân, súc sa mật (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Xúc sa nhân, xúc sa mật (Dược tính luận). Xúc sa mật (Hải – Ác bản tháo). Sa nhân (Bản thảo nguyên thủy). Dương xuân sa (Nam Việt bút ký).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng

Ở đây giới thiệu 2 loại: 

1) Dương xuân sa

Tên khoa học: Amomum echinosphaera K schum 

Amomum villosum lour. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Đây là quả chín hoặc hạt xúc sa nhân, hoặc dương xuân sa, hoặc cây sa nhân, họ gừng.

– Hình thái: Cây thảo sống lâu, cao tới 1.5m hoặc hơn ít. Có thân rễ phình to và mọc ngang. Lá hình trái xoan mũi mác, không cuống, nhắn cả 2 mặt, dài tới 40cm rộng tới 8 cm, bẹ có khía lưỡi bẹ lõm, có 2 thùy tròn ngắn. Cụm hoa nhiều, nhưng mọc thưa từ gốc lên, cán hoa mảnh, có vảy, lúc đầu nằm ngang, sau mỌC thẳng đứng, dài 6 – 8cm, vảy có bẹ lợp lên nhau: lá bắc mỏng không xếp lớp. Hoa ít. (khoảng 6 – 10 cái) hơi cách nhau, màu trắng vàng nhạt. Đài hình ống chia 3 răng. – Tràng có các thùy hình trái xoan. Nhị có chỉ nhị có rãnh, các ô bao phấn ẩn trong trung đới nạc. Nhị lép tạo thành 2 vòng ở gốc cánh môi. Cánh môi tròn có thùy giữa nhỏ lõm. Bầu có lông, vòi nhắn, đầu nhụp hình đầu; nhụp lép dạng bản phẳng lõm. Quả nang hình trứng dài 2cm rộng 1,5cm có nhiều gai mảnh cây có hoa và quả vào tháng 5.

Phổ biến ở miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta. quá dùng làm thuốc. còn làm gia vị và chế rượu mùi. .

2) Súc sa (Hải được bản thảo) Tên khoa học: Amomum xanthioides wall. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Sa nhân (Fructus et semen amomi xanthioidis) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân (Amomum xanthioides). Vi hạt trông giống hạt sỏi nên gọi là sa nhân. sa từ chữ nho là cát sỏi,

– Hình thái

Sa nhân là loại cỏ, có thể cao tới 2 – 3m, gần giống cây riêng, nhưng thân rễ không phát triển thành củ như riêng. Lá xanh thẫm, mặt nhẵn bóng, dài 15 – 35cm, rộng 4 – 7cm. Hoa màu trắng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Từ rễ nảy ra 1 mầm, ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc 3 – 6 chùm hoa. mỗi chùm 4 – 6 hoa. Quả là một nang 3 ngăn, đậu vào tháng 5, chín vào tháng 7 – 8 (tháng 6-7 âm lịch). Hình trứng, to nhất bằng đầu ngón tay cái, trung bình bằng đầu ngón tay giữa, dài 1,5 – 2cm, đường kính 1- 1,5cm, mặt ngoài vỏ có gai rất đều, không có cái cao cái thấp, kẽ gai cũng đều nhau, bóp mạnh sẽ vỡ thành 3 mảnh. Hạt dính theo lõi định phôi trung trụ. Mùa hoa tháng 4 – 5.

Mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Miền Bắc cũng như miền Trung. Hàng năm trước đây nước ta xuất chủng 250 – 400 tấn.

– Thu hái

Sa nhân thu hoạch khoảng tháng 8 dương lịch (từ 1 – 15 tháng 7 âm lịch) có thể sớm hơn một chút. Phải chú ý mà thu hái cho đúng lúc mới có giá trị về phẩm chất. Khi vỏ ngoài đã vàng thẫm, kẽ gai đã tha, bóc ra thấy róc vỏ, bóp quả thấy còn cứng, lúc bóc ra thì hạt hơi có màu vàng ở giữa mỗi hạt có chém đen hay màu hung hung, nhóm thấy chua và có chất cay nồng là sa nhân đúng tuổi hái được. Loại này gọi sa nhân hạt cau, là loại tốt nhất. Nếu để quá, hoặc hái sớm vài ngày là kém giá trị. Lúc quả chín đúng tuổi hái về, phơi khô hoặc lửa nhẹ sấy khô tức là “súc sa” (1 tên là sa quả) có nghĩa là sa nhân cả vỏ. Bóc bỏ vỏ quả đem hạt phơi khô tức là sa nhân.

– Bào chế:

Sa nhân: Trừ bỏ tạp chất cùng vỏ quả, giã vụn ra. Diêm sa nhân: Là sa nhân sao muối, lấy sa nhân sạch dùng nước muối ngâm trộn đều, lửa vừa sao đến hơi khô, lấy ra để nguội (mỗi 100 cân sa nhân dùng 2 cân 8 lạng muối thêm nước Sôi vừa phải dung hóa lọc trong).

Vị thuốc Sa nhân

Vị thuốc Sa nhân

2. Vị thuốc sa nhân theo Đông y

– Tính vị: Cay. ấm. 

+ Hải dược bản thảo: Vị cay, bình, mặn. 

+ Khai bảo bản thảo: Vị cay, ấm, không độc. 

+ Cương mục: Cay, ấm, sáp, không độc.

– Vào kinh: Kinh tỳ vỵ.

+ Thang dịch bản thảo: Vào thủ, túc thái âm dương minh, thái dương. túc thiếu âm kinh

+ Bản thảo kinh sở: Vào túc thái âm, dương minh, quyết âm, thủ thái âm, dương minh, quyết âm.

+ Bản thảo tái tân: Vào tâm, tỳ 2 kinh. 

– Công dụng chủ trị:

Hành khí điều trung hòa vị tỉnh tỳ, trị bụng đau bị chướng. thận ngốc ăn trệ, ợ ở cách mô, nôn mửa, tả lạnh lỵ lạnh, có mang thai động.

+ Dược tính luận:

Chú khí lạnh bụng đau, ngừng lọ hưu tức khí, lao tổn, tiêu hóa Cơm nước, ôn ấm tỳ vị.

+ Bản thảo thập di: Chủ khí xốc lên ho hắng, bôn đồn, tà khí kinh giản..

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị các loại khí, hoắc loạn chuyển gần tâm bụng đau.

+ Trương Nguyên Tố: Trị tỳ vị khí kết trệ không tan. 

+ Dương Sĩ Doanh: Hòa trung hành khí, ngừng đau, an thai.

+ Bản thảo mông thuyên: Ngừng đau tim, trị bụng đau.

+ Cương mục: Bổ phế tỉnh tỳ, nuôi vị ích thận, điểu lộ nguyên khí thông khí trệ, tan hàn ẩm chướng bị, ợ cách mô nôn mửa, ngừng con gái băng huyết, trừ họng hầu răng miệng có nhiệt nổi, hóa đồng sắt xương cứng.

+ Y lâm soạn yếu: Nhuận thận, bổ gan, bổ mệnh môn, hòa tỳ vị. mở uất kết.

* Cách dùng lượng dùng:  Uống trong: Sắc nước (không nên sắc lâu) 0,5 – 2 động cân hoặc vào hoàn tán.

* Kiêng kỵ: Người âm hư có nhiệt kiêng dùng.

+ Hải dược bản thảo: Được kha tử, miết giáp, đậu khấu, bạch vu di là tốt.

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Phế có phục hỏa kỳ dùng. 

+ Đắc phối bản thảo: Khí hư phế mãn cấm dùng. 

+ Bản thảo kinh sơ:

Phàm bụng đau là thuộc hỏa, tiết tả bị vì thử nhiệt, thai động vì huyết nhiệt, hầu đau do hỏa viêm, trẻ con lòi dom do khí hư, sưng đầy do thấp nhiệt, khí xốc lên ho hắng do hỏa xung bức bách phế mà không phải do khí lạnh làm tổn thương, đều nên xem kỹ giám biệt, khó có thể dùng đại khái.

3. Phương thuốc chọn lọc có vị Sa nhân

1) Hòa khí vị, tiêu thức ăn cách đêm, trị bụng đau, khoái cách mô, điều tỳ:

Trầm hương 1 lạng; Xúc sa nhân 2 lạng; Ô dược 2 lạng; Hương phụ 4 lạng; Cam thảo nướng 1 lạng 2 đ.cân Trừ trầm hương không qua lửa, ngoài ra 4 vị sấy khô, vẫn cùng Trầm hương nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đ.cân dùng nước muối điều uống không kể lúc nào. Hoặc lúc đói nước muối nóng uống cũng tốt. Nước tía tô cùng táo điều uống càng tốt. (‘Hoạt ấu tâm thư xúc sa ẩm).

2) Tiêu thực hòa trung, hạ khí, ngừng tim bụng đau: Sa nhân sao nghiền đựng vào  túi ngâm rượu, nấu uống (Cương mục” Xúc sa tửu) 

3) Trị đờm khí chướng cách mô

Sa nhân giã vụn, lấy nước La bặc ngâm kỹ, sấy khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 – 2 động cân, xa bữa ăn nước sôi điều uống. (Giản tiện đơn phương)

4) Trị khí hư sưng đầy, đờm ẩm kết tụ, tỳ vị không hòa, biến sinh mọi chứng: 

Nhân sâm 1 đ.cân; Bạch truật 2 đ.cân; Phục linh 2 đ.cân; Cam thảo 7 phân; Bán hạ 1 đ.cân; Sa nhân 8 phân; Trần bì 8 phân; Mộc hương 7 phân; Sinh khương 2 đ.cân. Sắc nước uống. (Cố kim danh y phương luận” Hương sa lục quân tử thang)

5) Trị có mang vị hư khí nghịch, nôn mửa không ăn

Xúc sa nhân không kể nhiều ít, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân, cho vào chút ít nước Gừng tươi tự nhiên, đun sôi uống không kể (Tế sinh phương” Xúc sa tán). 

6) Trị lãnh hoạt hạ lỵ không cấm, hư gầy ..

Súc sa nhân; Bào phụ tử (nghiền nhỏ); Can khương; Hậu phác; Trần quất bì. Lượng bằng nhau, làm viên. ngày 2 lần, uống 40 viên. (Dược tính luận).

7) Trị đàn bà có mang ngẫu nhiên do bị xúc động, hoặc rơi từ cao, đánh bị thương dẫn đến thai động không yên, trong bụng đau không thể nhịn nổi

Xúc sa không kể nhiều ít, lửa nhỏ sao khiến nóng bỏ vỏ dùng nhân, giã nhừ thành bột. Mỗi lần uống 2 đồng cân, dùng rượu nóng điều uống, phút chốc thấy trong bụng chỗ thai động rất nóng mà thai đã yên. (Tôn dụng hòa)

8) Trị khắp mình sưng đầy, âm hộ cũng sưng

Xúc sa nhân – Thổ cẩu 1 cái. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, cùng rượu để lâu uống. (Nhân trai trực chỉ phương)

9) Trị trẻ con tiết tả như rót, đầu lỗ đít nhô ra

Xúc Sa 1 lạng bỏ vỏ nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 đồng cân, bổ đôi cật lợn cho bột thuốc vào trong buộc chặt, nước gạo nấu chín, cho – trẻ ăn, sau uống “bạch phần hoàn. (Tiểu nhi vệ sinh tổng luận phương” Xúc sa tán)

10) Trị răng đau nhức: Xúc sa nhân thường nhai. (Nhận trai trực chỉ phương) 

11) Trị các loại độc thức ăn: Bột xúc sa nhân, nước uống 1 – 2 đ.cân. (Sự lâm quảng ký) 

4. Các nhà bàn luận

1) Thang dịch bản thảo:

Xúc sa, cùng bạch đường, đậu khấu làm sứ thì vào phế. Cùng nhân sâm, ích trí làm sứ thì vào tỳ. Cùng hoàng bá, phục linh làm sứ thì vào thận. Cùng xích, bạch thạch chi làm sứ thì vào đại tiểu tràng.

2) Cương mục:

Xét (y thông) nói: Thận ghét táo, lấy cay để nhuận, xúc sa nhân cay để nhuận thận táo. Lại nói: Xúc sa chủ tỉnh tỳ điều vỵ dẫn mọi thuốc về trú ở đan điền, cho nên thuốc bổ thận cùng địa hoàng nấu lấy ý dẫn xuống vậy. 

3) Bản thảo kinh sơ:

Xúc sa mật, cay có thể tán, lại có thể nhuận, ấm có thể hòa sướng thông đạt. Hư lao tả lạnh là tỳ thận không đủ vậy. Thức ăn cách đêm không tiêu là tỳ vị đều hư vậy. Ra khí hư trắng đỏ là vị cùng đại tràng do hư mà thấp nhiệt cùng tích trệ trú lại tạo thành vậy. Cay để nhuận thận, cho nên khiến khí đi xuống, kiêm ấm thì khí tỳ vị điều hòa, hòa thì tả lạnh tự ngừng, thức ăn cách 

đêm tự tiêu, ra khí hư trắng đỏ tự khỏi, khí xuống thì khí được về nguồn, cho nên trong bụng đau hư tự khỏi vậy. Xúc sa mật, khí vị cay ấm mà thơm tho, khi thơm vào tù, cay có thể nhuận thận, cho nên làm thuốc chủ yếu mở tỳ vị. là chính phẩm hòa trung khí, nếu kiêm thận hư, khí chẳng về nguồn, không phải vị này làm hướng đạo không cứu được.

Vốn không phải thuốc kinh phế, nay cũng có dùng chữa kinh phí ho ngược ấy là thông chỉ tà lạnh uất phế, khí chẳng được thư thái, dẫn đến chứng ho ngược, nếu họ hắng phần nhiều do phế nhiệt thì thuốc này không nên dùng.

4) Bản thảo dựng ngôn:

Sa nhân, là thuốc ôn trung hòa khí vậy. Nếu khí thượng tiêu ngang ngược mà không xuống, khí hạ tiêu ức uất mà không lên, khí trung tiêu ngưng tụ mà không thư thái, dùng Sa nhân chữa, thu công rất nhanh. Song phương đời cổ phần nhiều dùng để an thai vì sao vậy? Bởi vì khí kết thì đau, khí nghịch thì thai động không yên, vị này cay thơm mà thông suốt, ấm mà không dữ mạnh, lợi mà không tiêu, hòa mà không tranh nhau, thông sướng tam tiêu, ấm thông 6 phủ, ấm phổi tỉnh tỳ, nuôi vụ nuôi thận, thư thái thông suốt khí can đởm không thuận không bình, cho nên giỏi an thai vậy. Thẩm Tắc Thi nói: Sa nhân ấm cay thơm tan, ngừng nôn thông cách mô, dẫn khí lên trên vậy. An thai tiêu chướng dẫn thang khí vậy. Ngừng tả lỵ, ổn định chứng bôn đồn, dẫn khí xuống vậy. Cùng mộc hương cũng dùng trị bệnh khí càng nhanh vậy,

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm

Bạn có thể quan tâm