Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hương phụ (Sa thảo căn)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Hương phụ: Vật phẩm này rễ và thân cùng phụ nhau mà mọc, lại có mùi thơm nên gọi.

Vốn tên là: Sa thảo căn. Củ gấu, cỏ cú. – Tên thường gọi: Chế hương phụ, thất hương bính, thủy tam lăng.. – Tên cổ trong sách cổ:

Sa thảo, phu tu (Biệt lục). Lôi Công đầu (Cương mục). Bão linh cư sĩ, bão tuyết cư sĩ (Ký sự châu). Tam lăng thảo, tước đầu hương (Đường bản thảo). Thảo phụ tử, thủy hương lăng, thủy ba kích, thủy sa, sa kết, tục căn thảo (Đồ kinh). Hầu sa (Nhĩ nha). Địa mao (Quảng nhã). Địa lại căn (Cương mục), Đài (Nhĩ nhã).

Hương lăng, phụ mẫ, thử sa, hồi đầu thanh, tước não hương (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: .. Cyperus rotundus Linn. Thuộc họ Cói (Cyperaceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Hương phụ là thân rễ phơi khô của cây cỏ gấu (Cyperus rotundus L.), thuộc họ Cói (Cyperaceae).

– Hình thái

Cây có thân rễ nằm dưới đất, hình chỉ, từng đoạn phình thành củ, từ đó mọc lên thân khi sinh, Thân cao 10 – 60cm hình 3 cạnh lá dài bằng thân.

Cụm hoa đơn hay kép, có 3 – 5 lá bắc tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa nhưng cũng có khi ngắn. Các bông có trục nhẵn, mang bông nhỏ. Mỗi bông nợ khoảng 30 hoa, nhưng cũng có thể thay đổi từ 8-70 hoa, trục bông nhỏ có cánh. Vảy hoa hình trái xoan, tù. Nhi 3, bao phấn hình dải thuôn, Vòi nhụy dài băng hay vượt bầu: đầu nhụy 3, dài. Quả bé có 3 cạnh, màu đen nhạt. – Ra hoa quả từ mùa hạ đến mùa đông. Cây mọc hoang dã trên bài có bãi cát, có thể sống trong vùng nước lợ hoặc nước mặn. Lấy củ làm thuốc với tận hưởng phụ.

– Bào chế:

Tứ chế: Lấy 1kg vị thuốc Hương phụ, chia làm 4 phần: một phần (250g)  tẩm rượu 40%, một phần tẩm giấm (5%) 200ml,  một phần tẩm nước tiểu trẻ em, một phần tẩm nước muối 15%. 

Thời tiết càng lạnh ngâm càng lâu. Sau đó, lấy tất cả dược liệu  của mỗi phần ra phơi hoặc sao khô, rồi trộn đều cả 4 phần lại.

Cụ Hải Thượng nói: 

+ Dùng sống thì đi lên cách mạc, lồng ngực, thông suốt ra ngoài bị phụ

+ Dùng chín thì chạy xuống Can và thận, suốt ra eo lưng và chân, sao đen thì chỉ huyết

+ Tẩm đồng tiện sao thì vào phần huyết mà bổ hư, tẩm nước muối sao thì vào phần huyết mà nhuận táo

+ Sao với Thanh diêm, thị bổ cho khỉ của thận; tẩm rượu sao thì lưu hành các kinh lạc; tâm dấn sao thì tiêu tích tụ

+ Tẩm nước gừng sao chỉ tiêu đờm ẩm. 

Lại có pháp khác: cho vào thuốc lương huyết thì tẩm đồng tiền sao đen; cho vào thuốc điều liễm thì tỉnh dấu sao đen; cho vào thuốc tiêu thức ăn tích trệ thì sao vàng giã nát.

2. Tác dụng dược lý

+ Hương phụ có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm  dịu sự căng thẳng của tử cung, gần như có tác dụng trực tiếp làm cho cơ tử cung dịu lại.

+ So sánh cao lỏng hương phụ và cao lỏng đương quy, có tác dụng chữa phụ khoa giống nhau.

+ Có báo cáo hương phụ còn có tác dụng giảm đau. 

Vị thuốc Hương phụ

Vị thuốc Hương phụ

3. Vị thuốc hương phụ theo Đông y

– Tinh vị: Cay, hơi đắng, ngọt, bình. 

– Quy kinh: Vào kinh tâm, can tỳ, tam tiêu

– Công dụng:

+ Củ: Lý khi xơ gan, điều kinh ngừng đau, trị cảm mạo, eo lưng đùi đau, đau nhức thần kinh vùng ngực bụng, ngực buồn bực nôn mửa, bụng chướng, kinh nguyệt không đều, vấp ngã đánh đập tổn thương, đau do lở loét, vảy.

+ Dọc lá: Hành khí, mở uất, trừ phong.

Tóm lại: Hương phụ điều khí giải uất, trừ mọi đau, trị thai sản, chuyên làm thuốc thông kinh, lại làm thuốc trừ đờm mạnh vỵ, lại làm thuốc tiêu ung thư lở loét.

Chủ trị nhiệt ở trong ngực, xung đầy da lông, uống lâu khiến người ích khí, dài râu tóc.

* Lượng dùng: 8g- 12g/ngày . 

* Kiêng kỵ: Người âm hư, máu nóng, cấm dùng, kỹ sắt.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có ghi:

Hương phụ tục gọi là có gấu.

Hơi hàn không độc, bị cam hậu.

Khoan trung, khai uất lợi tam tiêu.

Chữa bệnh đàn bà, thuốc rất báu.

Sao rượu trộn với trấu cho vào cối giã tróc hết lớp vỏ đen, còn lại như hạt gạo khi dùng hoặc tẩm rượu hoặc tẩm dấm tẩm nước muối, hay nước đái trẻ con rồi sao kỹ, tùy bệnh mà dùng. Một tên nữa gọi là “Sa thảo căn”.

2) Đời Tống. Tô Tụng dùng:

Trị khách nhiệt ở vùng tâm bụng, hạ khí ở khoảng bàng quang liên sườn, thường ngày ưu sầu không vui, tâm run rẩy rung động ít khí lực.

3) Đời Nguyên. Lý Đông Viên dùng: Trị các loại khí, hoắc loạn nên tả, bụng đau, thận khí, khí lạnh bàng quang.

4) Đời Minh. Lý Thời Trân dùng:

Làm tan thời khí dịch lạnh, lợi tam tiêu, giải 6 uất tiêu ăn uống, tích tụ, đờm ẩm bị đầy, phù sưng | bụng chướng, cước khí, ngừng mọi đau tâm, bụng, mình mảy, chân tay đầu mắt răng tại, ung thư loét, nôn máu đái máu ỉa máu, đàn bà băng lậu khí hư, kinh 5 không điều, mọi bệnh sau trước thai.

5. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Hương phụ

1) Nhất phẩm hoàn: Tri khí nhiệt Công lên, đầu mối tối hoa, cùng trị đau đầu 2 và toàn đầu:

Hương phụ lớn bỏ vỏ nấu nước 1 giờ, giã phơi nghiền nhỏ. Luyện mật viên bằng quả táo ta ngày uống 1 viên, nước 1 bát . còn 8 phần uống. Con gái dùng dấm sắc uống. (Ký hiệu lương phương) 

2) Thang khoái khí

Trị các loại bệnh khí, tâm bụng chướng đầy, ợ tắc ợ hơi nuốt chua, đởm ngược nôn dữ cùng rượu uống các đêm không giải

Dùng:  Hương phụ tử 500g; Súc sa nhân 400g; Cam thảo nướng 200g.

Cùng nghiền nhỏ nước uống, hoặc giã thô sắc uống cũng được. (Hòa tễ cục phương)

3) Điều hòa trung tiêu, khoan khóai khí, tâm bụng nhói đau 

Dùng: Thang tiểu ô trầm

Hương phụ tử (sao bỏ lông) 20 lạng; Ô dược 10 lạng. Cam thảo (sao) 1 lạng.

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân; nước muối tùy thời điểm uống. (Hòa tê cục phương). 

4) Thần thụ nhất thất tán

Trị tâm tỳ đau khí.

Phàm người ta một điểm chỗ mềm lồng ngực mà đau phần nhiều do khí và lạnh. Hoặc dẫn đến suốt đời, hoặc mẹ con cùng truyền bệnh cho nhau, tục gọi Tâm khí thống nhưng không phải đầu. Đó là vị quản có trệ động vậy. Dùng Độc bộ tán mà chữa. Rất hay.

Hương phụ tử (dấm gạo ngâm sao nghiền nhỏ cất kín)

Cao lương thương rửa rượu 7 lần sao qua nghiền nhỏ cất kín.

Nếu do lạnh thêm khương 2 đ.cân, phụ 1 đ./cân.

Nếu do khí thì Phụ 2 đ.cân, khương 1 đ.cân.

Nếu do cả hàn lẫn khí thì lượng bằng nhau cả 2 thứ, lấy nước gạo nóng cho thêm nước gừng 1 thìa, nước muối 1 thìa tđiều uống lập tức ngừng. Không quá 7 – 8 lần trừ tận gốc, đã nhiều người tâm đau muốn chết uống vào bàn khỏi.

Vị thuốc Hương phụ giải uất

Trai bất thiểu Trần bì, Gái bất ly Hương phụ

5) Ngải phụ hoàn

Trị mọi đau tâm bụng, chữa trai gái tâm khí thống, bụng đau, bụng dưới đau, đau huyết khí, không thể nhịn được.

Hương phụ tử 2 lạng; Lá ngải 1/2 lạng

Lấy nước dấm cùng nấu chín, bỏ ngải sao nghiền nhỏ, dùng dấm gạo hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần nước sôi điều uống 50 viên. (Tập giàn phương) 

6) Trị đờm đình tụ, chất ẩm cách đêm, công lên trên, ngực cách mô không lợi.

Bột hương phụ 1 lạng; Bột bán hạ 1 lạng; Bồ kết ngâm nước 1 lạng; Bột phèn chua 1/2 lạng

Tất cả cùng nghiền nhỏ, cùng nước gừng hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 – 40 viên, nước gừng điều uống. (Nhân tốn phương)

7) Trị nguyên tạng bụng lạnh, cùng mở vỵ

Hương phụ tử (sao nghiền nhỏ) mỗi lần dùng 2 đồng cân (10 gam), nước gừng muối cùng trộn điều uống (sắc uống). (Phổ tế phương)

8) Trị thũng do rượu, thũng do hư. 

Hương phụ tử, ngải dấm gạo nấu cho khô, nghiền nhỏ, nước dấm gạo hoàn viên uống uống lâu nước hư xấu theo tiểu tiện mà ra, rất thần hiệu. (Phương kinh nghiệm) 

9) Trị phù thũng do khí hư

Hương phụ tử 500g ngâm nước tiểu trẻ 3 ngày, sấy khô nghiền nhỏ, hoàn viên, mỗi lần nước cơm điều uống 40 – 50 viên, ngày 2 lần. (Đan khê phương) 

10) Trị người già trẻ con tích di động, lúc nơi này lúc chỗ khác (huyền tích) nhức đau. .

Dùng hương phụ, nam tinh lượng bằng nhau nghiền nhỏ, nước gừng hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần nước gừng điều uống 20 – 30 viên. (Thánh huệ phương)

11) Trị đồi sán chương đau cùng tiểu tràng khí.

Bột hương phụ 2 đ.cân; Hải tảo 1 đ.cân. Sắc rượu lúc đói bụng điều uống, kiêm ăn hải tảo (rong biển). (Tân Hồ tập giàn phương) 

12) Trị eo lưng đau xát răng

Hương phụ tử 5 lạng; Sinh khương 2 lạng.

Giã vắt lấy nước ngầm hương phụ 1 đêm, sao vàng nghiền nhỏ, cho vào 2 đ.cân thanh diêm, xát răng vài lần, đau bèn ngừng. (Càn Khôn sinh ý phương) 

13) Trị huyết khí nhói đau

Hương phụ tử (sao) 1 lạng Hạt vải (sao tồn tính) 5 đ.cân Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân (= 10 gam), nước cơm điều uống. (Phụ nhân lương phương)

14) Trị đàn bà khí thịnh huyết suy biến sinh ra nhiều bệnh, đầu sâu sấm bụng đầy, đều nên dùng 

Ức khí tán: Hương phụ tử (sao) 4 lạng; Phục linh 1 lạng; Cam thảo nướng) 1 lạng; Quất hồng 2 lạng

Cùng nghiền nhỏ mỗi lần 2 động cân, nước sôi điều uống. (Tế sinh phương)

15) Trị đại tiện ra máu, băng huyết, máu ra như suối, hoặc ra khí hư, rò rỉ (lậu) ra chất 5 sắc đều nên thường uống, tự dưỡng huyết điều khí, đó là thuốc tiên của đàn bà vậy.

Hương phụ tử (bỏ lông sao cháy nghiền nhỏ, rượu rất nóng uống 10 gam, lập tức khỏi. Người hôn mê nặng uống 15 gam nước cơm điều uống. (Hứa học sĩ bản sự phương)

16) Trị ra khí hư sắc đỏ trắng, cùng băng huyết không ngừng 

Dùng: Hương phụ tử Xích thược dược. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, muối một nhúm nước 2 bát sắc còn 1 bát, trước bữa ăn uống ấm. (Thánh huệ phương).

17) Trị nên thai thuận khí 

Dùng: Thiết trác tán

Hương phụ tử sao nghiền nhỏ, sắc đặc, nước tía tô điểu uống 1 – 2 đ.cân.  Một phương thêm sa nhân. (Trung tàng kinh phương)

18) Trị có mang tác trở nên do nghén, khí thải không yên, khí không lên xuống, nôn mửa ra nước chua, nằm ngồi không thuận tiện, ăn uống không được tăng tiến

Dùng: Nhị hương tán: Hương phụ tử 2 lạng; Lá hoắc hương 2 đ.cân Cam thảo 2 đ.cân

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân (ước 10 gam). Nước Sôi hòa muối uống, thuốc cũng trị đầu phong trong mắt đau. (Thánh huệ phương)

19) Trị sắp đẻ muốn thuận thai, 9 tháng 10 tháng uống thuốc này không bao giờ sợ 

Dùng: Phúc thai ẩm: Hương phụ tử 4 lạng; Sa nhân (sao) 3 lạng; Cam thảo (nướng) 1 lạng.

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống (10g) 2 đ.cân, nước cơm điều uống. (Chu thị tập nghiệm phương)

20) Trị sau đẻ nói cuồng, huyết vậng, phiến khát không ngừng:

Gừng tươi, hương phụ tử (bỏ lông nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân (6,5 – 10g, sắc nước cùng tạo điều uống. (Chu thị tập nghiệm phương) 

21) Trị khí uất nôn máu

Đan khê dùng nước tiểu trẻ điều 10g bột hương phụ uống. Lại trị nôn máu không ngừng 

Dùng: Sa thảo căn 1 lạng; Bạch linh 1/2 lạng, nghiền nhỏ mỗi lần uống 10g, nước gạo cũ điều uống. (Đạm liên phương).

22) Trị phổi vỡ (phế phá) khạc ra máu 

Bột hương phụ 1 đ.cân (3,2 – 5 gam), nước cơm điều uống, ngày 2 lần. (Bách nhất tuyển phương)

23) Trị tiểu tiện đái ra máu 

Dùng: Hương phụ tử, Địa du mới lượng bằng nhau, đều sắc nước. Trước uống nước hương phụ 3 – 5 ngụm, sau uống nước Địa du, đến hết, chưa khỏi lại làm uống. (Chỉ mê phương) .  

24) Trị tiểu tiện rắt ra máu, đau không thể nhịn được

Dùng: Hương phụ tử – Trần bì – Xích phục linh lượng bằng nhau sắc nước uống. (Thập tiền lương phương) 

25) Trị mọi loại đại tiểu tiện ra máu 

Dùng: Hương phụ tử ngâm nước tiểu trẻ 1 ngày, đập dập sao dấm gạo nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân (6,5 – 10g) nước gạo điều uống.

Lại dùng: Hương phụ lấy dấm rượu đều 1 nửa, nấu chín, sấy khô nghiền nhỏ, hoàng truật mễ hoàn viên bằng hạt ngô mỗi lần uống 40 viên, nước cơm điều uống ngày 2 lần.

– Lại dùng:

Bột hương phụ 2 động cân cho vào cùng Nhọ trôn nồi (bách thảo sương) chút ít xạ hương, cùng sắc uống, công hiệu càng nhanh. (Trực chỉ phương)

26) Trị người già trẻ con bị lòi dom 

Dùng: Hương phụ tử – Bông kinh giới lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa, nước 1 bát to sắc kỹ 10 lần sôi, ngâm rửa. (Tam nhân phương) 

27) Trị thiên chính đầu phong

Dùng: Hương phụ tử (sao) 1 cân; Ô đầu (sao) 1 lạng; Cam thảo 2 lạng.

Cùng nghiền nhỏ luyện với mật viên bằng quả táo ta, mỗi lần uống 1 viên, nước hành trà nhai nuốt. (Bản sự phương)

28) Trị khí uất đầu đau 

Dùng: Hương phụ tử (sao) 4 lạng; Xuyên khung cùng 2 lạng.

Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, chè xanh tháng chạp điều uống, thường uống trừ tận gốc bệnh, sáng mắt (Đạm liêu phương).

Hoa Đà Trung tàng kinh thêm: Cam thảo 1 lạng; Thạch cao 2,5 đ.cân.

29) Trị con gái đau đầu

Bột hương phụ, nước trà điều uống 3 đ.cân( ước 10-15 gam), ngày 3 – 5 (Phương kinh nghiệm)

30) Bổ can tán

Trị can hư tròng mắt đau, nước mắt lạnh ra, sợ ánh sáng

Hương phụ tử 1 lạng; Hạ khô thảo 1/2 lạng. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đ.cân (5 gam). Nước trà trong điều uống. (Giản dị phương)

31) Trị tại thốt nhiên điếc

Dùng: Hương phụ tử (sao trộn trên ngói) nghiền nhỏ; Hạt la bặc tử sắc nước, sớm tối đều uống 2 đ.cân, kiêng đồ sắt. (Vệ sinh dị giản phương). 

32) Trị tai điếc ra nước: Dùng: Bột hương phụ gói bông trong tai. (Phương kinh nghiệm).

33) Trị mọi loại răng đau: Dùng: Hương phụ, Lá ngải sắc nước ngâm, vẫn lấy bột Hương phu xát vào, cho ra rãi. (Phổ tế phương)

34) Trị tiêu khát lâu năm không khỏi

Sa thảo căn 1 lạng; Bạch phục linh 1/2 lạng. Nghiền nhỏ, mỗi lần nước cơm điều uống 3 đ.cân, ngày 2 lần.

35) Trị răng đau, sưng mộng răng, ích khí đen râu tóc, đây là phương kỳ diệu của tiên sinh Thiết Ủng. Dùng:

Hương phụ tử (sao tồn tính) 3 lạng; Thanh diêm 1/2 lạng; Sinh khương 1/2 lạng. Nghiền nhỏ ngày xát răng (Tế sinh phương)

36) Trị rết cắn bị thương: Hương phụ đắp vào, lập tức công hiệu. (Tụ chân phương) 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ