Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Đại cương thuốc Lý khí

by BBT Yhctvn

Thuốc lý khí là các thuốc điều hòa phần khí trong cơ thể. Có hai loại bệnh: khí hư và khí trệ. (Khí hư dùng thuốc bổ khí, sẽ nói ở chương thuốc bổ); khí trệ dùng thuốc hành khí.

1. Định nghĩa

Thuốc lý khí là các thuốc điều hòa phần khí trong cơ thể. Có hai loại bệnh: khí hư và khí trệ. (Khí hư dùng thuốc bổ khí, sẽ nói ở chương thuốc bổ); khí trệ dùng thuốc hành khí.

Nguyên nhân gây khí trệ do:

– Khí hậu không điều hoà.

– Ăn uống không điều độ.

– Tình chí uất kết.

Các bộ vị hay bị khí trệ: tỳ vị, can khí, phế khí và các khiếu. Khi bị tắt lại gây các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, khí bế.

Các vị thuốc hành khí thường cay, ấm thơm.

2. Phân loại thuốc

Trên lâm sàng thường chia làm 3 loại:

– Loại hành khí giải uất.

Thuốc hành khí giải uất được dụng để chữa các chứng:

Khí trệ ở tỳ vị:

+ Đau bụng do co thắt ở đại tràng.

+ Đầy bụng, ở hơi, ợ chua.

+ Lợm giọng, nôn mửa, nấc.

+ Táo bón do trương lực cơ bị giảm, mót rặn.

– Can khí uất kết:

+ Tinh thần uất ức.

+ Đau mạng sườn, đau liên sườn.

+ Kinh nguyệt không đều, thống kinh.

– Loại phá khí giáng nghịch.

Thuốc phá khí giáng nghịch được dùng trong các trường hợp: do phế khí không lợi gây ra ho suyễn, khó thở, tức ngực: do can khí phạm vị gây chứng nôn mửa, đầy, ợ hơi, trướng hơi, nấc.
Vì tác dụng của thuốc mạnh nên không dùng trong các trường hợp phụ nữ có chửa, người yếu sức khoẻ.

– Loại thuốc khai khiếu.

Ở đây chỉ nếu 2 loại trên: Hành khí giải uất và phá khí giáng nghịch.

3. Tác dụng chung thuốc Lý khí

– Vận tỳ hành trệ: Chữa chứng khí trệ ở tỳ vị; cụ thể có tác dụng kích thích tiêu hoá; chậm tiêu, ợ hơi, đầy bụng; chống mót rặn, nôn mửa chống táo bón do trương lực cơ giảm; chống các cơn đau do co thắt đường tiêu hoá.

– Hành khí: Chống khó thở, tức ngực, đau liên sườn , ho hen.

– Sơ can giải uất: Chữa chứng can khí uất kết, ngực bụng mạng sườn đau tức, hay cáu gắt, thở dài, ảnh hưởng đến kinh nguyệ thay gặp ở các bệnh rối loạn thần kinh chức năng; suy nhược thần kinh, hysteria, rối loạn chức năng tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, thống kinh v.v

– Chống các cơn co thắt các cơ, thần kinh bị kích thích như đau vai gáy đau liên sườn, đau lưng cơ năng do lạnh v.v

– Theo lý luận Trung y:

+ Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, người ta dùng thuốc hành khí để làm tác dụng các thuốc hoạt huyết.

+ Thuốc hành khí làm tăng cường tác dụng của thuốc lợi niệu (hành khí lợi niệu), thuốc tả hạ, thuốc điều kinh.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Lý khí

– Thuốc hành khí là các loại thuốc cay, thơm (tân hương) nếu dùng nhiều và mạnh sẽ làm tổn thương đến tân dịch, xuất hiện các chứng họng đau, miệng khô chảy máu cam; vì vậy không nên dùng kéo dài và dùng liều cao.
– Một số vị thuốc hành khí được sử dụng với các thuốc bổ âm để tránh nê trệ như Trần bì dùng với thục địa.
– Một số vị thuốc làm tăng tác dụng của thuốc tả hạ như Chỉ thực dùng với Đại hoàng.

5. Cấm kỵ khi dùng thuốc

– Những người khí hư, âm hư không được dùng các loại tân hương (cay thơm).
– Phụ nữ người yếu, có mang không được dùng các loại phá khí giáng nghịch.
– Những người trụy tim mạch, choáng (thoát chứng): mắt nhắm, miệng ha tay duỗi, đái ỉa dầm dề, mồ hôi ra nhiều, cấm không được dùng thuốc khai khiếu

6. Các vị thuốc Lý khí

Hương phụ Bạch đậu khấu
Ô dược Mộc hương
Sa nhân Chỉ thực
Trần bì Chỉ xác
Thanh bì Trầm hương

Nguồn: Gtyhct

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm