Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Trần bì  (vỏ quýt)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Trần bì  (vỏ quýt) còn gọi: Quất bì bì, vỏ quýt (Việt Nam). Mandarinier (Pháp). Quí lão (Hầu ninh cấp dược phổ). Hoàng quất bì (Kê phong phổ tế phương). Hồng bì (Thang dịch bản thảo).

– Tên khoa học: Citrus tangerina Hort. et tanaka

Hoặc chu quất: C. erythrosa Tanaka

Hoặc quít: Citrus delicios tenore, citrus nobilis var deliciosa swigle.

Thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Trần bì là vỏ Quýt già, họ Cam quýt (Rutaceae).

– Thu hái: Sau tháng 10 thu hái quả chín. bóc lấy vỏ quả phơi trong tâm hoặc phơi nắng khô.

– Bào chế: Rửa bỏ bùn đất, làm sạch tạp chất, phun nước trong cho mềm, thái nhỏ như sợi, hoặc cắt miếng phơi trong râm cho khô.

2. Tính chất dược lý 

1) Tác dụng đối với tâm huyết quản

Thuốc sắc lượng nhỏ trần bị: khiến tạng tim cóc đã tách rời CƠ thể hay tại vị sức co bóp tăng cường thêm, lượng tống ra tăng thêm, đối với tâm xuất ảnh hưởng không lớn. Tăng thêm lượng thuốc thì xuất hiện tạng tâm bị ức chế.

Rót vào tim thỏ đã tách rời cơ thể có thể khiến ông máu dạng mũ dãn nở, rót vào toàn thân cóc khiến lưu lượng giảm ít. Thuốc sắc trần bì tiêm tĩnh mạch có thể khiến dung tích thận chó giảm nhỏ, ống máu thận co bóp, lượng tiểu giảm ít, đối với chó cùng thỏ có thể khiến áp lực động mạch tăng lên. Sau khi huyết áp khôi phục có thời gian ngắn có hiện tượng giáng thấp, về tác dụng so với thân thượng tuyến tố tương tự, lặp đi lặp lại dùng thuốc cũng không sản sinh ra tính quen chịu nại thụ tính). Trong trần bì hàm chứa có hesperidin (đăng bì đại) có thể khiến lượng dịch truyền (perfusion flou) tai thỏ tăng thêm có thể đối kháng với thân thượng tuyến tố dẫn sinh ra ống máu co bóp. Methylhesperidin nhân công hợp thành là nhiều loại dihydroflavonoid cùng với kiểu chalcone (tra nhi đồng) tạo thành hỗn hợp ấy. Dáng thấp hiệu lực tính thẩm thấu của ống máu so với glycoside flavone khác mạnh hơn. Đối Với ống máu dạng mũ của chó có tác dụng nong giãn ra (Dilatation)

Trên thực nghiệm truyền dịch vào tim thỏ đã tách rời cơ thể cung những trang trí về tâm phế thấy không ảnh hưởng sức co bóp và tâm xuất của tim, nhưng lúc thực nghiệm chỉnh thể bởi vì huyết áp xuống thấp Có thể dẫn đến tính phản xạ tâm xuất tăng nhanh, dùng 0,5 – 1mg methylhesperidin đối với tác dụng làm giãn ống máu dạng mũ tim thỏ đã tách rời cơ thể so với hiệu lực theocin (theophylline) là 1/2 – 1/4 nhưng thời gian tiếp tục tương đối lâu, lượng thuốc khi tăng đến 10mg thì tác dụng làm giãn ống máu dạng mũ tăng mạnh, đối với sức co bóp của tâm cùng tâm xuất vẫn không ảnh hưởng. Đối với chó, mèo, thỏ đã gây mê mà tiêm tĩnh mạch có tác dụng giáng áp từ từ. Cái nguyên lý giáng áp là bởi vì trực tiếp tác cung với vơ trơn huyết quản. Nghiên cứu các đơn thể trong vật hỗn hợp methylhesperidin (giáp cơ đăng bì đại, đối với tác dụng giáng áp của thỏ nhà, tác dụng giãn nở ống máu dạng mũ của tim thỏ đã tách rời cơ thể, tiêm vào động mạch đùi chi sau của động vật có tác dụng tăng thêm lưu lượng, dùng 3 dihydro flavonoid -methyl – 7- rhamnose – hesperetin thì tác dụng rất mạnh.

Vị thuốc Trần bì

Vị thuốc Trần bì

2) Tác dụng đối với cơ trơn

Thuốc sắc trần bì đối với ống ruột đã tách rời cơ thể của chuột trắng nhỏ cùng thỏ nhà, dạ dày cùng ruột vận động ở vị trí của chó và thỏ đã gây mê, tử cung đã tách rời cơ thể của chuột trắng nhỏ đều biểu hiện ức chế, đối với tử cung ở vị trí của thỏ đã gây mê thì biểu hiện co bóp mạnh mẽ, tác dụng cùng thận thượng tuyến tố (adrenalin) tương tự. Methyl Hesperidin đối với ống ruột khí quản, tử cung của thỏ nhà và chuột cống, cùng với động mạch chủ vùng ngực của chuột trắng lớn đều có tác dụng buông lỏng, nhưng tác dụng tương đối yếu, là papaverine (anh túc kiềm) 1/100 trở xuống.

3) Tác dụng kháng viêm, lợi mật, chống vỡ lở  

Hesperidin (đăng bì đại) không có thể làm giảm nhẹ móng ngón chân sau chuột lớn do formaldehyde giáp thuyên) dẫn đến phù thũng. Trong loại cây thuộc cam quất ciscoumarin (thuận thức hương đậu tố) thì có tác dụng kháng viêm. Methyl Hesperidin (lấy dihydro flavonoid là vật hỗn hợp chính) đối với tính thẩm thấu của mao tế quản (phép rắn độc đối với chuột trắng nhỏ cùng phép chloroform đối với thỏ nhà) cũng có tác dụng ức chế, đồng thời có thể phòng ngừa rắn độc cắn dẫn đến ra máu. Ở trong đơn thể Methylhesperidin, 3-methyl – 7-rhamnose – 2- methyl glucose – 1 hesperatin thì tác dụng kháng viêm (. càng mạnh, độc tính rất thấp..

Methylhesperidin giáp cơ đãng bì đại) đối với thắt buộc u môn làm cho chuột trắng lớn bị loét lở (ulcer) |thấy có tác dụng kháng lở loét, cùng sinh tố C cùng K hợp dùng có thể tăng cường hiệu lực, miệng uống thì vô hiệu, cho chuột trắng lớn tiêm xoang bụng thì nhanh chóng biểu hiện tác dụng lợi mật, vitamin C cùng K cũng có thể tăng cường tác dụng này.

4) Những tác dụng khác

Hesperidin (đăng bì đại) đối với chuột trắng lớn, cho ăn uống phân biệt “dẫn sinh máu thuyên tắc cùng “dẫn đến động mạch xơ cứng hóa dạng cháo”, thuốc này có thể kéo dài thời gian sống còn.

Dùng phép tiêm phun chloroethane (lục ất hoàn) vào vùng tai thỏ nhà, tạo thành chỗ tổn thương vì rét, ở trước và sau chỗ tổn thương liên tục cho dùng Hesperidin có thể giảm nhẹ chứng trạng tổn thương, đồng thời dùng vitamin C không thể tăng cường được hiệu quả dự phòng tổn thương.

Quảng trần bì ở trong ống nghiệm có thể ức chế khuẩn cầu chùm nho (staphylococcus), neisseria catarrhalis (sa tha nại thị lan), khuẩn trụ thích máu kiểu dung huyết (haemophilus haemolyticus) sinh trưởng.

Trần bì cùng “tiểu diệp dong” cùng sắc trong ống nghiệm cũng có tác dụng ức chế khuẩn. Nghiên cứu dượC vật (đông dược chữa bệnh cước khí, phát hiện thấy trần bì (vỏ quả tiêu cam) cùng quảng trần bì (vỏ quả điềm đăng) trong đó có chứa vitamin B, loại nói trước mỗi 100 gam vỏ sống chứa 55 microgram B, loại nói sau ước có 100 microgram B.

3. Vị thuốc Trần bì theo Đông y

– Tính vị: Cay đắng, ấm, không độc. 

– Vào kinh: Bốn kinh tỳ vị can phế.

Bản thảo cầu nguyên còn nói: Vào tỳ, đại tràng.. 

– Công dụng chủ trị:

Lý khí điều trung, ráo thấp, hóa đờm; trị ngực bụng chướng đầu, không thiết uống ăn, nôn mửa xe ngược, ho hắng đờm nhiều. Cũng giải độc cá, giải) cua.

+ Bản kinh: Chủ trong ngực có u cục (hà) nóng khí ngược, lợi cơm nước, uống lâu trừ mùi hôi, đưa khí xuống.

+ Biệt lục: Đưa khí xuống, ngừng nôn ho, trừ nhiệt lưu động ở bàng quang, nước tụ, 5 chứng lâm, lợi tiểu tiện, chủ tỳ không tiêu cơm, khí xung lên trong ngực, nôn ngược, hoắc loạn, ngừng tiết tả, trừ sán.

+ Dược tính luận: Trị khí khoảng ngực cách mô, mở vị, chủ khí lỵ, tiêu đờm rãi, trị khí xốc lên ho hắng..

+ Bản thảo thập di: phá trung, trừ khí, điều trung. 

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Tiêu đờm ngừng ho, phá trưng hà, huyền, tích..

+ Y học khải nguyên: Trừ tà lạnh trong ngực, phá khi trệ, ích tỳ vị..

+ Cương mục: Chữa nôn oẹ phản vụ tào tạp. luôn nôn nước trong, đờm bĩ. hạch, sốt rét, đại tràng bế tắc, đàn bà ung vú, cho vào thức ăn giải độc tanh cá..

+ Tùy tức cư ẩm thực phẩm: Giải độc cá cua, trị ợ nấc, chướng đầu buồn bực, cam, sốt rét, tả lỵ, tiện bí, cước khí.

* Cách dùng lượng dùng: 

Uống trong: Sắc uống 4g – 12g/ngày, hoặc cho vào hoàn tán.

* Kiêng kỵ: Bệnh nhân ho táo khí hư cùng âm hư không nên, chứng nôn máu cẩn thận khi dùng.

+ Bản thảo kinh sơ:

Trung khí hư, khí không trở về nguồn, kỵ cùng thuốc hao khí cùng dùng; Vị hư có hỏa nôn mửa, không nên cùng thuốc ôn nhiệt thơm ráo cùng dùng.

Âm hư họ hắng sinh đờm, không nên cùng bán hạ, nam tinh cùng dùng. Sốt rét không phải hàn nặng cũng chớ dùng.

+ Bản thảo vựng ngôn:  Chứng mất tân dịch, chứng tự ra mồ hôi, người nguyên hư, chứng nôn máu không thể dùng.

+ Bản thảo tòng tân. Không trệ chớ dùng 

+ Đắc phối bản thảo: Đầu sởi lúc rót mủ cấm dùng 

4. Phương chọn lọc có vị Trần bì 

1) Trị tỳ vị không điều, khí lạnh ngột lần vào trung tiêu, hàn thì khí thu tụ lại, tụ thì ủng vết không thông, cho nên chướng đầy, mạch huyền trì:

Hoàng quất bì 4 lạng; Bạch truật 2 lạng. Nghiền nhỏ rượu hoàn viên như hạt ngô đồng, sắc nước Mộc hương điều uống 30 viên trước bữa ăn. (Kê phong phổ tế phương Khoan trung hoàn)

2) Trị tắc ngực (hung tý) trong ngực khí tắc ngắn hơi:

Quất bì 1 cân; Chỉ thực 3 lạng; Sinh khương 1/2 cân. Ba vị trên nước 5 thăng sắc lấy 2 tháng, chia 2 – 3 lần uống ấm. (Quất bì chỉ thực sinh khương thang)

3) Trị nôn oẹ khan, chân tay quyết lạnh

Quất bì 4 lạng; Sinh khương 1/2 cân. Hai vị trên nước 7 thăng nấu lấy 3 tháng, uống ấm 1 thăng. (Quất bì thang) 

4) Trị oẹ ngược

Quất bì 2 tháng; Trúc nhự 2 thăng; Đại táo 30 quả; Sinh khương 1/2 cân Cam thảo 5 lạng; Nhân sâm 1 lạng. 6 vị trên nước 1 đấu, nấu lấy 3 thăng, uống ấm 1 thắng, ngày 3 lần uống. (Quất bì trúc nhự thang) 

5) Trị phản vị nôn ra vật ăn

Quất bì, lấy đất vách sao thơm nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân, gừng 3 lát, táo 1 quả, nước 2 chung, sắc còn 1 chung, uống ấm. (Nhận trai trực chỉ phương) 

6) Trị đờm ở cách mô khí chướng: Trần bì 3 đ.cân. Sắc uống nóng. (Giản tiện đơn phương) 

7) Trị đại tiện bí kết

Trần bì (bỏ cùi trắng tẩm rượu) nấu đến mềm sấy khô nghiền nhỏ, lại lấy rượu ấm điều uống 2 đ.cân. (Phổ tế phương) 

8) Trị động ăn là ợ:

Trần quất bì 1 lạng. Ngâm nước bỏ cùi trắng, sấy khô nghiền nhỏ, nước 1 chén to, sắc còn 1 chén rưỡi, uống ấm. (Thực y tâm kính).

9) Trị cam gầy

Trần quất bì 1 lạng; Hoàng liên 1,5 lạng (bỏ râu, ngâm nước gạo 1 ngày) .

Nghiền nhỏ. Cho vào 5 phân Xạ hương, dùng 7 cái mật lợn cho thuốc vào trong mật lợn, đem nước nấu, đợi chín lấy kim châm phá, lấy chín làm mức, lấy ra đem gạo nấu cháo hoàn viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 – 20 – 30 viên, nước cơm điều uống, tùy theo tuổi trẻ con lớn nhỏ mà cho uống không kể lúc nào uống lâu tiêu cơm hạ khí, lớn cơ nhục..

(Tiểu nhi dược chứng trực quyết” Quất liên hoàn)

10) Trị sau đẻ vú bị áp xe: Trần bì 1 lạng; Cam thảo 1 đ.cân. Sắc uống bèn tan. (Cương mục) 

11) Trị hóc xương cá trong hầu: Thường ngậm quất bì bèn hạ. (Thánh huệ phương) 

12) Chữa viêm tuyến vú cấp 

Lấy Trần bì 1 lạng; Cam thảo 2 đ.cân. Mỗi ngày 1 tễ, sắc chia 2 lần uống.

Nghiêm trọng có thể mỗi ngày 2 tễ, chia 4 lần uống. Căn cứ lâm sàng quan sát:

Phát bệnh 1 – 2 ngày mà chữa, đại bộ phận thu được hiệu quả rất tốt. Tỉ lệ chữa khỏi trên 70%, nói chung 2 – 3 ngày là khỏi. Thời gian phát bệnh càng dài, hiệu quả chữa khỏi càng kém. Nếu đã hóa mủ thì vô hiệu.

5. Y gia bàn luận

1) Y học khải nguyên

Quất bì có thể ích khí, thêm thanh bì giảm nửa, bỏ trệ khí, thay cũ đổi mới. Nếu bổ tỳ vị không bỏ cùi trắng, nếu trị khí trệ trong ngực thì bỏ cùi trắng; Chủ trị bí yếu nói: Đắng, cay ích khí lợi phế, có cam thảo thì bổ phế, không thì tả phế.

2) Nhật dung bản thảo:  

Quất bi, có thể tán có thể tả, có thể ôn, có thể bổ, có thể tiêu khí cách mô, hóa đờm rãi, hòa tỳ ngừng ho, thông 5 chứng là m. Trúng rượu nôn mửa đau tim sắc uống hay.

3) Cương mục:

Quất bì, đắng có thể tả có thể làm ráo, cay có thể tan, ấm có thể hòa. Cách chữa trăm bệnh, tóm lại là lấy cái công lý khí ráo thấp, cùng thuốc bổ thì bổ, cùng thuốc tả thì tả, cùng thuốc lên thì lên, cùng thuốc xuống thì xuống. Tỳ là mẹ của nguyên khí, phế giữ quyền tác khí, cho nên quất bì làm thuốc của 2 kinh về phần khí. Nhưng theo cái phối hợp mà bổ tả lên xuống vậy. Trương Khiết Cổ nói: Trần bì, Chỉ xác lợi khí mà đờm tự hạ, lời nghĩa ấy vậy. Cùng hạnh nhân trị đại tràng khí bí muộn, cùng cáo nhân trị đại tràng huyết bế, huyết muộn, đều là lấy ý thông trệ vậy.

Xét Bá Trạch Biên có nói: Quất bì khoan khoái cách mô giáng khí, tiêu đờm ẩm rất có công lạ. Thuốc khác quí mới, vị này càng cũ càng quí vậy.

4) Bản thảo kinh sơ:

Quất bì chủ trong ngực nhiệt hà khí nghịch, khí xung lên ngực nôn ho ấy là vì phế chủ khí vậy, khí thường thì thuận khí biến thì nghịch, nghịch thì nhiệt tụ ở trong ngực mà thành hà, hà ấy là giả vậy, như loại bị đầy uất muộn vậy. Cay có thể tan, đắng có thể tiết, ấm có thể thông hành thì khí nghịch xuống, nôn ho ngừng, trong ngực hà nhiệt tiêu vậy. Tỳ là tạng vận động mài xát vật, khí trệ thì không thể tiêu hóa cơm nước, làm ra nôn ngược, hoắc loạn, tiết tả mọi chứng. đắng ấm có thể ráo cái thấp của người bệnh tỳ, khiến khí trệ vận hành thì mọi chứng tự khỏi vậy, phế là nguồn trên của nước, nguồn kiệt hết thì hạ lưu không thông lợi, nhiệt kết ở bàng quang, phế được nuôi mà tân dịch rót đến các nơi, khí hóa vận động, cho nên bàng quang lưu động nhiệt, nước đình tụ, 5 chứng lâm đều thông vậy. Trừ mùi hôi cùng sán vì cay có thể tan tà, đắng có thể sát trùng vậy.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm