Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Trư linh – Trư là lợn, linh là linh lạc, rời rạc, vật phẩm này từng cục có màu đen mà rời rạc linh lạc nên gọi trư linh

– Tên thương gọi: Phấn trư linh (phấn là bột) – Tên có trong sách cổ: Địa ô đạo (Độ kinh). Linh, chu linh, trư linh, đạo hà suyên (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Polyporus umbellatus (pers) Fr. Thuộc họ Lan nhiều lỗ (Polyporaceae) – Nơi sinh:

Trư linh sinh ở huyện Hưng An tỉnh Hiệp Tây, phủ Hán Trung là tốt nhất. Tỉnh Tứ Xuyên cũng khá. Tính Vân Nam thứ 2, một loại sinh Trai Đường Hà Bắc. Đó là gỗ mục dưới núi hóa mà sinh ra tục gọi thụ căn lan (khuẩn rễ cây).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Là nấm cây phong, họ Nấm lỗ

Mô tả dược liệu: Là một khối cục không tròn ngay ngắn, giống như cứt lợn, chất nhẹ, vỏ ngoài sắc đen, trong ruột sắc trắng.

Thu hái: Ở Trung Quốc lấy về tháng 2 và tháng 8, phơi trong râm cho khô.

Cách chế: Lý Thời Trân nói: Trư linh dùng để hành thấp dùng sống càng tốt.

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng lợi niệu

Người khỏe mạnh uống thuốc sắc trư linh 5 gam, trong 6 giờ lượng nước tiểu tăng 62%, chloride (lục hóa vật) tăng thêm 45%, nhưng 3g thuốc sắc cùng với lượng lâm sàng thường dùng đối với người chưa thể chứng thực là có tác dụng lợi niệu. Dùng con chó không gây mê bị rò niệu quản (fistular of ureter) làm thực nghiệm, thuốc sắc trư linh 0,25 – 0,5g/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thì biểu hiện lợi tiểu, miệng uống hoặc tiêm tĩnh mạch lượng thấp như 0,0048g/kg thì không tác dụng. Cho thỏ nhà miệng uống hoặc tiêm vào xoang bụng, cần tiếp cận lượng dùng của người mới có công hiệu. Thuốc sắc, cao ngâm với liều 2 gam/kg thì vô hiệu. Chuột lớn miệng uống dịch Cần chiết xuất ra có thể tăng thêm lượng tiểu, nhưng chuột lớn cắt bỏ tuyến thượng thận thuốc sắc trư linh cùng desoxycorticosterone (khử dưỡng bì chất đồng) hợp dùng, đối với sự bài tiết lượng niệu cùng muối đều không ảnh hưởng. Trư linh hàm chứa lượng potassium (giáp) không cao (30mg%) cũng không làm loãng huyết dịch, cái tác dụng lợi niệu có khả năng do ức chế ốn. thận nhỏ đối với chất điện giải và nước lại được hấp thu.

Thuốc sắc ngũ linh tán (trư linh, phục linh, bạch truật, trạch tả, quế chi) tiêm tĩnh mạch cho chó trong lúc tăng gia lượng nước tiểu, đồng thời tăng thêm natri, kali, chloride ion (lục ly tử) bài tiết ra. Dung dịch dùng cồn chiết xuất cho chuột lớn uống cũng có tác dụng lợi niệu rõ rệt, trong loại thuốc tổ chức nên này lấy quế chi lợi niệu tương đối rõ rệt nhất.

2) Tác dụng kháng khuẩn

Dịch chiết xuất trư linh bằng cồn đối với khuẩn cầu chùm nho sắc vàng kim (staphylococcus aureus), khuẩn trụ đại tràng (bacillus coll) có tác dụng ức chế.

3) Một số tác dụng khác

+ Chống ung thư

+ Tăng cường hệ miễn dịch

+ Giúp ăn ngon miệng, giảm đau nhức ở những bệnh nhân ung thư điều trị hóa xạ

Vị thuốc trư linh

Vị thuốc trư linh

3. Vị thuốc Trư linh theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, bình, không độc.

– Quy kinh: Thận, bàng quang

– Công hiệu: Thông hành nước, lợi thấp, tiêu thũng sưng, ngừng tả, chuyên làm thuốc lợi tiểu.

– Chủ trị: Sốt rét ho, giải độc trùng “chú” không lành, lợi đường thủy. Uống lâu nhẹ mình quên già. 

* Lượng dùng: 2 – 4 đồng cân.

* Kiêng kỵ: Phàm người tỳ thận hư mà không thấp nhiệt ấy cấm dùng. Kiêng lửa cùng đồ sắt.

4. Từng thời đại đã chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm hạ bàn về trư linh rằng:

Một tên là chu linh, vị ngọt, nhạt kiêm đắng, khí bình không độc, vào kinh túc thái dương thiếu âm, thăng lên mà hơi giáng, âm ở trong dương vậy.

– Chủ dùng:

Vào bàng quang, thận thông làm lợi tiểu tiện trừ thấp tiêu sưng đầy, cái Công thông hành thủy nhiều, chủ sốt rét họ ấy cũng là lấy cái khả năng lợi cái khí thử thấp vậy. Mọi thuốc lợi thủy không bằng vị thuốc này nhanh vậy.

Lại nói: Đàn bà tử lâm, tử thũng, thương hàn ổn dịch, cho ra mồ hôi, giải độc trùng, ngừng tiết tinh.

– Cấm dùng:

Vị này có thể táo mất tân dịch người không có chứng thấp ấy. kiêng dùng. Uống lâu thường tổn thận mờ mắt, lại nói người có chứng thấp mà thận hư cũng kiêng dùng.

Xét: Trư linh bẩm thụ cái khí dương mậu ngọ thố, được cái khí âm của phong mộc mà cái khí dự của rễ cây phong để trở thành cái tính thẩm nhạt vốn có, để làm cái nhu cầu lợi thủy trừ thấp, vì cái hình nó giống như cục phân lợn cho nên gọi tên là trư linh, cùng phục linh cùng nghĩa.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về trư linh rằng: Giải nóng dữ của thương hàn ôn dịch, cho ra mồ hôi, chủ trị sưng chướng đầu, bụng đau gấp.

3) Đại Kim. Trương Nguyên Tố chân châu nang bàn về trư linh rằng: Trị khát, trừ thấp, trừ trong tâm ảo nùng.

4) Đời Nguyên. Vương Hiếu cổ thang dịch bản thảo bàn về trư linh rằng: Tả bàng quang.

5) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về trư linh rằng: Mở tấu lý (lỗ chân lông), trị đi rắt sưng, cước khí, đái đục, khí hư, có mang mắc chứng từ lâm, thai thũng tiểu tiện không lợi.

– Chú dẫn: Tử Lâm: Có mang mà tiểu tiện nhỏ giọt xít đau. Cước khí là bệnh chân từ gối đến chân hoặc thấy tê tắc lạnh đau, hoặc thấy mềm yếu co rút, hoặc sưng hoặc không sưng, hoặc càng ngày càng khô nhỏ, hoặc phát sốt sợ lạnh, hoặc như băng lạnh, hoặc như lửa nóng, hoặc có thể ăn, hoặc không ăn được, hoặc có vật như ngón tay phát từ dái chân bắp chân mà khí xốc lên tâm, ngoài bệnh chủ yếu trên còn có đau đầu, nóng lạnh, bụng đau, nôn mửa, sợ sáng, nói lẫn, mờ mịt mọi chứng kiêm. Cách chữa xem trang 3596 Trung Quốc y học đại từ điển.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Vào “ngũ linh tán” làm thuốc chủ yếu để trừ thấp.

2) Giúp bạch thược, bạch linh, nhân sâm, quất bì, truật, trạch tả trị thủy thũng ở dương phận.

3) Tá bạch thược dược, bạch phục linh, sinh địa, tang ký sinh, tang căn bạch bì, trạch tả, hổ phách, thạch hộc, ý dĩ nhân, nhục quế trị thủy thũng thuộc âm phận, đều là thuốc chủ yếu, công nó giỏi về lợi thủy cho nên giỏi trừ thấp.

4) Trị thương hàn miệng khát, tà ở tạng vậy..

Thang trư linh làm chủ: Trư linh, phục linh, trạch tả, hoạt thạch, A giao đều 1 lạng, lấy nước 4 lít nấu Còn 2 lít, mỗi lần uống 7 hợp(7/10 lít) ngày 3 lần uống. Người nôn mà nhớ nước ấy, cũng dùng làm chủ mà chữa. (Trương Trọng Cảnh phương)

5) Trị trẻ con bị kết dùng: Trư linh 1 lạng, lấy nước chút ít nấu kê thỉ bạch (cứt gà trắng) 1 đồng cân, điều uống, lập tức thông. (Ngoại đài bí nếu phương)

6) Trị khắp mình sưng đầy, tiểu tiện không lợi, trư linh 5 lạng nghiền nhỏ, nước nóng uống một thìa cà phê, ngày 3 lần. (Dương thị sản nhũ phương)

7) Trị có mang sưng khát, từ bàn chân đến bụng, tiểu tiện không thông. hơi khát đòi uống, phương cùng phép như bài trên. (Tử mẫu bị lục phương).

8) Trị có mang đái rắt buốt (tử lâm). Phương cùng phép trên, ngày 3 đêm 2 lấy thông làm mức. (Tiểu phẩm phương)

6. Tư liệu tham khảo

1) Đào Hoằng Cảnh nói: Đây là trư linh dưới cây “phong” vỏ đen, trong trắng mà thực là tốt, gọt bỏ vỏ dùng.

2) Tô Tụng bảo: Hiện nay ở Châu Thục Châu Tập đều có, mọc ở dưới đất, không hẳn chỉ ở dưới rễ cây phong mới có.

3) Lý Thời Trân nói: Trư linh cũng là cái khí dư thừa của cây mà sinh ra, như cái dư khí của thông mà kết thành phục linh vậy. Cây khác đều có, nhưng ở cây phong là nhiều hơn.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm