Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Ngũ linh tán

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Ngũ linh tán –  Xuất xứ Thương hàn luận- Công dụng: Lợi thuỷ thấm thấp, ôn dương hoá khí, chủ trị: bàng quang khí hoá bất lợi chi súc thuỷ chứng

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Trạch tả (quân) 12-20g Bạch linh (thần)
Trư linh (tá) Bạch truật (tá) đều 12-18g
Quế chi (tá) 4-8g

Cách dùng:  Tán bột, mỗi lần uống 6-12g, ngày 2 lần với nước sôi để ấm. Có thể sắc thuốc thang uống.

Tác dụng: Thông dương lợi thuỷ, kiện Tỳ trừ thấp. 

Chủ trị: Trị bên ngoài có biểu chứng, bên trong thủy thấp đình trệ lại, gây nên sốt, phiền khát, uống nước liên tục, tiểu ít, tiểu không thông. Thủy thấp nội đình gây nên phù thũng, tiêu chảy, tiểu không thông, hoắc loạn, thổ tả, đàm ẩm, hơi thở ngắn, ho, suyễn, dưới rốn đập mạnh, nôn ra nước miếng, váng đầu, hoa mắt.

Kiêng kỵ: Người âm hư, tân dịch hư không dùng.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Bạch linh, Trư linh, Trạch tả tính vị ngọt nhạt, hơi hàn, có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ dược; Quế chi cay ôn, giúp bàng quang khí hoá, giúp cho các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu; Bạch truật kiện Tỳ táo thấp.

Ứng dụng lâm sàng: Trên lâm sàng thường dùng trị tiểu tiện không thông gây nên phù.

Gia giảm:

+ Do Tỳ Vị tổn thương, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, bỏ Quế chi tức là bài ‘Tứ linh tán’ (Minh y chỉ chưởng).

+ Phù nặng, thêm Tang bạch bì, Trần bì, Đại phúc bì để tăng tác dụng hành khí, lợi thuỷ, tiêu phù (Minh y chỉ chưởng).

+ Trị thấp nhiệt hoàng đản, tiểu tiện ít, thấp thắng, thêm Nhân trần cao gọi là bài ‘Nhân trần ngũ linh tán’ (Kim quỹ yếu lược).

+ Thương thực, bụng đầy, đau, tiêu chảy, tiểu tiện ít, dùng bài này kết hợp với bài ‘Bình vị tán’ gọi là bài ‘Vị linh thang’ (Đan khê tâm pháp).

Lâm sàng hiện nay:

  • Trị thận viêm cấp: Dùng bài này thêm Mộc thông, Phòng kỷ, Hạ khô thảo, Đỗ trọng, Bạch mao căn. Trị 3 ca. Khỏi 2, có chuyển biến 1 (Quán Châu vệ sinh 4, 1959).
  • Trị thận viêm cấp: Trị 40 ca. 7 ngày là 1 liệu trình. Kết quả: Khỏi hoàn toàn (Cáp Nhĩ Tân 12, 1959).
  • Trị thận viêm cấp: Dùng bài này hợp với bài ‘Thận khí hoàn’, uống xen kẽ nhau. Trị 5 ca viêm thận cấp, 2 ca viêm thận mạn. Kết quả: Bệnh nhân đều tiểu được nhiều, hết phù (Quảng Đông trung y 7, 1960).
  • Trị bí tiểu: Trị 8 ca sau khi sinh bị bí tiểu. Muốn tử cung co rút lên, thêm Đương quy, Xuyên khung. Để tăng lợi tiểu, thêm  Mộc thông, Thông thảo. Kết quả: Sau 1-4 ngày đều tự đi tiểu được (Trung Hoa phụ sản khoa tạp chí 1, 1959).
  • Trị gan viêm truyền nhiễm: Dùng bài này bỏ Trư linh, Quế chi, thêm Nhân trần, Sơn tra, Sa nhân, Trần bì, Kê nội kim. Trị 353 ca. Kết quả: Sau 3 tuần, khỏi 198 ca, 4 tuần khỏi 112 ca, 6 tuần khỏi 35 ca, 8 tuần khỏi 8 ca (Thỉểm Tây trung y học viện học báo 1, 1990).
  • Trị não ứ nước: Dùng lượng cao ‘Ngũ linh tán’, trị 4 ca não ứ nước. Kết quả (lều khỏi (Tân y dược học tạp chí 8, 1978).
  • Trị dịch hoàn ứ nước. Dùng bài này thỏm Xa tiền tử, Tiểu hồi, Trần bì, Thanh bì, Binh lang, Mộc thông, Ồ dược, Lệ chi hạch, Quất hạch. Trị 4 ca trẻ nhỏ dịch hoàn ứ nước. Kết quả: Đều khỏi (Tứ Xuyên trung y 3, 1985).

3. Trích dẫn y văn

> Triệu Vũ Hoàng nói: Thuỷ của người ta có hai, một là chân thu một là khách thuỷ, Chân thuỷ là do thận sinh ra; khách thuỷ là do ăn uống sinh ra. Cho nên chân thuỷ chỉ muốn cho nó thăng lên, khách thuỷ chỉ muốn cho nó giáng xuống. Nếu chân thuỷ không thăng lên, thì thuỷ hoả không giao nhau mà sinh chứng tiêu khác, khách thuỷ không giáng xuống thì thuỷ thổ lẫn lộn mà sinh thũng đầy.

Bài ‘Ngũ linh tán’ là vì thông hành thuỷ ở bàng quang mà đặt ra, mà cũng là phương thuốc đứng đầu để trục thuỷ ẩm nội ngoại, vì thuỷ dịch tuy dồn xuống hạ tiêu mà tam tiêu đều có trách nhiệm cho nên Phế kim có chức năng trị tiết. Tỳ thổ chuyển vận không nghỉ, cửa thận đóng mở bình thường thì tiểu tiện mới đi đúng lúc được. Nếu Phế khí không vận hành thì khí hoá ở cao nguyên (Phế) tuyệt, trung châu (tỳ) không vận chuyển thì âm thuỷ chảy tràn, thận tàng không có dương thì thuỷ đóng băng lại ở trong, thuỷ không bao giờ tự thông hành được, không hiểu rõ gốc, chỉ trị ngọn sao được ? Trong bài dùng Bạch truật để bồi đắp thổ, thổ mạnh thì chế được âm thuỷ; Phục linh để ích kim (Phế), kim thanh mà thông điều đường nước; Quế vị cay nhiệt, lại thông đạt hạ tiêu, vị cay hoá khí, tính nhiệt, chủ lưu thông, châu đô (bàng quang) ấm áp thì thuỷ tự thông hành; dùng Trạch tả, Trư linh nhạt thấm làm tá thì hiệu quả trị thuỷ sẽ rõ rệt. Các danh y xưa nói: Nước chảy xuôi dòng yên lặng là có đất làm đê điều giữ gìn, chảy mãi không thôi là nhờ hoả chưng động. Không có thuỷ thì hoả không phụ vào đâu, không có hoả thì thuỷ không !lưu hành, câu nói thật chí lý (Danh y phương luận).

> La Đông Dật nói: Thương hàn dùng bài ‘Ngũ linh’, chính là hàn tà Thái dương phạm vào gốc nhiệt ở bàng quang, cho nên dùng ‘Ngũ linh’ lợi thuỷ tả nhiệt, nhưng dùng Quế chi là để tuyên thông tà, vẫn trị thái dương. Tạp chứng mà dùng ‘Ngũ linh’ là chỉ vì bàng quang hư, hàn thuỷ ngưng đọng, ở đấy tất dùng Nhục quế vị hậu làm quân, mà khí hư hàn mới được vận hành tuyên tiết. Hai chứng dùng có hơi khác nhau, không thể không biện rõ (Thượng Hải phương tễ học).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ