Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Phục linh –  Vật phẩm này đời xưa coi như thần linh của cây thông phục kết mà thành, nên gọi phục linh, sắc trắng gọi bạch phục linh sắc đỏ ghi xích phục linh.

– Còn gọi: Phục thỏ (Bản kinh). Canh sinh, vạn cầm tinh, kim ông (Hòa hán dược khảo). Phục linh (Sử ký), phục linh, phục thỏ (Đường bản thảo). Tùng tiết (Ký sự châu). Dáng thần phục thai (Tây dương tạp trở). Vân linh (Điền hải ngu xung chí). Tùng thự, tùng mộc thự, tùng linh (Quảng Tây trung được chí).

– Tên khoa học: Phục linh: Poria Cocos (schu) Wolf. Thuộc họ Nấm nhiều lỗ (polyporaceae). 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận làm thuốc:

+ Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra. Mặt ngoài màu nâu hoặc nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc trắng nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi

+ Phục linh khối: Là phần sau khi tách lớp ngoài. Phục linh được thái, cắt thành phiến hay miếng. Màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. 

+ Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, màu hơi hồng hoặc nâu nhạt. 

+ Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng. 

+ Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. 

+ Mộc phục thần: Là Phục thần trộn chu sa 

Thu hoạch: Từ tháng 7 đến tháng 9.

Bào chế:  

+ Phục linh lấy về, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt. tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt. Sau đó phơi âm can đến khô. 

+ Hoặc Phục linh đồ mềm, thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. 

+ Chu phục linh: Dùng miếng phục linh khô sạch phun nước cho nhuận, thêm bột chu sa đảo đều, đảo đến khi bề ngoài dính đầy chu sa rồi phơi trong râm cho khô (cứ 100 cân phục linh (tức 50 kg) cùng bột chu sa 30 lạng (tức 15 kg)

Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc

2. Tác dụng dược lý vị thuốc Phục linh

1) Tác dụng lợi tiểu:

Thuốc sắc phục linh 3g hoặc theo lượng lâm sàng thường dùng đối với người khỏe mạnh đều không có tác dụng lợi niệu. Thuốc sắc tiêm tĩnh mạch chó Với lượng 0,048g/kg cơ thể cũng không khiến cho lượng tiểu tăng thêm, đối với chuột trắng lớn cũng vô hiệu hoặc rất yếu.

Thuốc sắc cho thỏ uống (lượng dùng của người tiếp cận lâm sàng) cũng không tăng thêm lượng tiểu. Nhưng có người dùng cần chiết xuất dịch tiêm vào xoang bụng thỏ nhà, hoặc dùng nước chiết xuất thực nghiệm chữa thỏ mãn tính lại bảo có tác dụng lợi tiểu. Thuốc sắc đối với chuột lớn đã cắt bỏ tuyến thượng thận, dùng đơn hoặc cùng Desoxy Corticosterone hợp dùng, có thể xúc tiến bài tiết natri. Do đó tác dụng lợi tiểu của phục linh còn cần được tiến một bước nghiên cứu, Phục linh hàm chứa kali 97,5mg%, lấy 30% thuốc sắc để tính toán, hàm chứa natri 0,186mg/ml. Kali 11.2mg/ml, cho nên phục linh xúc tiến natri bài tiết cùng với hàm lượng natri không quan hệ (nhân vì hàm lượng natri. quá thấp) mà tăng thêm kali bài tiết thì cùng với hàm chứa lượng lớn (giáp diêm) sploit có quan hệ.

“Ngũ linh tán tiêm tĩnh mạch chó bị liệt niệu quản (ureter), thuốc sắc cho người và thỏ uống, dung dịch dùng cồn chiết xuất cho chuột lớn uống thì đều biểu hiện tác dụng lợi niệu. Trong thực nghiệm đối với chó có thể khiến natri, kali, chlorine (lục) bài tiết tăng thêm, nhưng trong “ngũ linh tán” dược vật chủ yếu làm lợi tiểu là quế chi, trạch tả, bạch truật.

Cũng có báo cáo “ngũ linh tán” sắc thuốc cho chuột lớn uống, lượng thuốc tăng đến 1 gam/100g cũng chưa có thể chứng minh là có tác dụng lợi niệu. .

2) Tác dụng kháng khuẩn:

Trong ống nghiệm chưa phát hiện thấy phục linh có tác dụng ức chế khuẩn. Bởi ngoài dịch do cồn chiết xuất có thể giết chết Leptospira, thuốc sắc thì vô hiệu.

3) Ảnh hưởng đối với hệ thống tiêu hóa:

Phục linh đối với ống ruột của thỏ nhà đã tách rời cơ thể có tác dụng trực tiếp thư giãn (laxation). Đối với chuột lớn u môn kết xoắn hình thành vỡ lở, có hiệu quả dự phòng, đồng thời có thể giáng thấp vy toan.

4) Tác dụng khác:

Phục linh có thể giáng thấp đường huyết, thuốc tím, thuốc ngâm có thể ức chế tạng tim đã tách rời cơ thể con cóc. Ether hoặc alcohol chiết xuất lấy dịch có thể khiến tim co bóp thêm mạnh. Đối với dương địa hoàng (digitalix) làm cho chim bồ câu nôn mửa thì không có tác dụng trấn nôn.

Vị thuốc phục linh

Vị thuốc phục linh

3. Vị thuốc Phục linh theo Đông y

– Tính vị: Ngọt nhạt, bình.

+ Bản kinh: Vị ngọt, bình.

+ Y học khái nguyên: Chủ trị bí quyết nói: Tính ấm vị nhạt.

– Về kinh: Tâm, tỳ, phế.

+ Thang dịch bản thảo: Phế, bàng quang, đởm.

+ Bản thảo mông thuyên: Bàng quang, thận, phế

+ Lôi công bào chế dược tính giải: Phế, tỳ, tiểu tràng.

+ Bản thảo kinh sơ: Thận, tâm, tiểu tràng, tỳ, vỵ kinh.

– Công dụng chủ trị:

Thẩm thấp lợi thủy, ích tỳ hòa vỵ, yên tâm an thần, trị tiểu tiện không lợi, thủy thũng hướng đầu, đờm ẩm ho ngược lên, nôn ọe, tiết tả, di tinh, lâm trọc (đái rắt đái đục) kinh sợ run rẩy, hay quên.

+ Bản kinh:

Chủ trị khí nghịch ở ngực sườn, lo nghĩ kinh sợ run rẩy rung động, dưới tâm kết đau, nóng lạnh phiền đầu, ho ngược, miệng sớm lưỡi khô, lợi tiểu tiện.

+ Biệt lục:

Ngừng tiêu khát, thích ngủ, bụng to, lâm lịch, đờm nước ở trong cách mô, thủy thũng đái dắt kết độc, mở phủ ngực, điều khí tạng, đánh tà ở thận, làm lớn âm, ích khí lực bảo vệ thần, giữ trong tiêu..

+ Dược tính luận:

Mở vỵ, ngừng nôn ngược, giỏi yên tâm thần. Chủ trị phế nay đờm ủng tắc, trị trẻ con kinh sợ, động kinh, tâm bụng chướng đầu, đàn | bà đái dắt do nhiệt.

+ Nhật Hoa tử bản thảo:

Bổ 5 chứng lao 7 chứng tổn thương. An thai, ấm eo lưng đầu gối, mở tâm ích trí, ngừng hay quên.

+ Thương hàn minh lý luận: Thấm nước ấm tù.

+ Y học khái nguyên:

Trừ thấp, lợi máu khoảng eo lưng rốn, hòa trung tiêu ích khí làm chủ, trị đái vàng hoặc đỏ mà không thông lợi; chủ trị bí quyết nói: ngừng tả trừ hư nhiệt, mở tấu lý, sinh tân dịch,

+ Vương Hiếu Cổ: Tả bàng quang ích tỵ vỵ, trị thận tích chứng bôn đồn.

+ Dược chinh: Chủ trị (qui) run rải rung động cùng thịt máy dật, gân run, thêm trị đầu quay cuồng phiền táo,

+ Vân Nam trung được tư nguyên danh lục:

Vị thuốc Phục linh: Poria cocos (schu) Wolf.

Biệt danh: Vân linh. Bộ phận dùng: Hạch nấm. Tính vị:. Ngọt, nhạt, bình. Công hiệu:

Thẩm thấp lợi thủy, ích tỳ hòa vị, yên tâm an thần, trị thủy thũng đái ít, đờm ẩm, quay cuồng xây xẩm, run rẩy rung động (quy), tỳ hư ăn ít, tâm thần không yên, kinh sợ mất ngủ mọi chứng.

+ Dược phẩm hạ (Hải Thượng Lãn Ông) phục linh chủ dùng:

Chủ trị khí nghịch ở ngực sườn, đờm nước trong cách mô, lo nghĩ kinh sợ, nóng lạnh phiền đầy, dưới tâm kết đau, ho ngược miệng khô, thủy thũng lâm kết, năm chứng lao 7 chứng tổn thương, an khí thai, ấm eo lưng gối, sinh tân dịch mạnh từ đuổi đờm hỏa ích phế, lợi máuthẩm thấp lên hồn, trừ kinh, mở vỵ, hậu ruột, trên thì thấm cái thấp của tỷ phế, dưới thì đánh cái tà của can thận, cho nên làm thuốc chủ. Nếu lợi thủy ráo thấp, tiểu tiện sáp có thể lợi, tiểu nhiều có thể ngừng, đại tiện kết có thể thông, đại tiện nhiều có thể khỏi. Các loại tỳ vỵ không hòa Cơm nước không phân biệt, nóng lạnh không ổn định, nôn ngược không ngừng, trên có đờm hóa, dưới có thấp nhiệt nên dùng.

Xích linh:

Vào tâm tỳ tiểu tràng, chuyên công tả nhiệt, lợi thủy, bạch linh kiêm bổ, xích linh chuyên tả. Trắng vào nhâm quý, đỏ đến bình định, phá huyết kết khí kết, vị nhạt, vào kinh tỳ, tam tiêu, tâm.

Kiêng kỵ: Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng

4. Phương chọn lọc

1) Trị bệnh thái dương, sau khi cho ra mồ hôi, mồ hôi ra nhiều, trong vụ khô, phiền táo không ngủ được, mạch phù, tiểu không lợi, sốt nhẹ khát nhiều:

Trư linh 18 thù (bỏ vỏ) Trạch tả 1 lạng 6 thù Bạch truật 18 thù Phục linh 18 thù Quế chi (bỏ vỏ) 1/2 lạng. Năm vị trên tán bột, nước sôi điều uống một thìa xúc, ngày 3 lần. (“Thương hàn luận” Ngũ linh tán) 

2) Trị tiểu tiện nhiều, mạch hoạt sác, không cầm lại được:

Bạch phục linh (bỏ vỏ đen) Hoài Sơn (ngâm phèn chua, sấy khô). Hai vị trên lượng bằng nha nghiền nhỏ, cháo gạo loãng uống. (Nho môn sự thân)

3) Trị thủy thũng: Bạch truật 2 đ.cân. Phục linh 3 đ.cân, Úc lý nhân (đập) 1,5 đ.cân Gừng tươi sắc uống. (‘Bất tri y tất yếu” Phục linh thang)

4) Trị bì thủy, tứ chi sưng, thủy khí ở trong bì phu, tứ chi máy động ấy:

Phòng kỷ 3 lạng Hoàng kỳ 3 lạng Quế chi 3 lạng Phục linh 6 lạng Cam thảo 2 lạng. Trên đây 5 vị, nước 6 thăng nấu lấy 2 thăng, chia 3 lần uống ấm. (Kim quỹ yếu lược” Phòng kỷ phục linh thang)

5) Trị vùng dưới tâm có đờm ẩm, ngực sườn chân tay đầy, mắt hoa:

Phục linh 4 lạng Quế chi 3 lạng Bạch truật 3 lạng Cam thảo 2 lạng. 4 vị trên nước 6 thăng, nấu lấy 3 thằng, chia 3 lần uống ấm, tiểu tiện sẽ lợi. . (“Kim quỹ yếu lược” Linh quế truật cam thang)

6) Trị thốt nhiên nôn mửa, dưới tâm bĩ, khoảng cách mô có nước, mắt hoa run rẩy rung động quý –

Bán hạ 1 thăng Sinh khương 1/2 cân. Phục linh 3 – 4 lạng. Trên 3 vị nước 7 thăng nấu lấy 1 tháng 5 hợp chia 2 lần uống ấm. (‘Kim quỹ yếu lược” Tiểu bán hạ gia phục linh thang).

7) Trị tiết tả, ruột trống rỗng, ỉa không ngừng.

Bạch phục linh 1 lạng. Nam mộc hương (gói giấy nướng) Hai vị trên nghiền nhỏ, sắc nước tử tô mộc qua điều uống khoảng 2 – 3 gam. (Bách nhất tuyển phương)

8) Trị thấp tả:

Bạch truật 1 lạng, phục linh (bỏ vỏ) 7,5 đ.cân. Hai vị trên cắt vụn, sắc nước 1 lạng, trước bữa ăn uống. (Nguyên bệnh thức – Phục linh thang) 

9) Trị Vị phản, nôn mà khát, muốn uống nước:

Phục linh 1/2 cân Trạch tả 4 lạng Cam thảo 2 lạng Quế chi 2 lạng Bạch truật 3 lạng Sinh khương 4 lạng. Trên 5 vị nước 1 đấu, sắc lấy 3 thăng, cho trạch tả vào nấu lấy 2,5 thăng, uống ấm 8 hợp, ngày 3 lần. (“Kim quỹ yếu lược” Phục linh trạch tả thang)

10) Trị đàn ông nguyên dương hư tổn, tinh khí không bền chặt, nước đái sót thường chảy ra, tiểu tiện trắng đục, ngủ mê thường tiết ra, cùng đàn bà huyết hải lạnh lâu. ra khí hư, bạch lậu, bạch dâm, vùng dưới thường ướt, đái như nước gạo, hoặc không con cái:

Hoàng lạp 4 lạng, Bạch phục linh 4 lạng. (Bỏ vỏ, cắt miếng, dùng 1 phân trư linh cho vào nồi đất cùng nấu sôi 20 dạo, cho ra, phơi nắng khô, không dùng trư linh) lấy phục linh nghiền nhỏ cùng hoàng lại làm viên to như quả táo ta, lúc bụng đói nhai kỹ, đầy mồm sinh tân dịch từ từ nuốt vào họng, đến lúc tiểu tiện trong thì không uống nữa. (Cục phương” Uy hỷ hoàn) 

11) Trị tâm hư mộng tiết tinh hoặc đái trắng đục:

Bột bạch phục linh 2 động cân. Nước gạo điều uống, ngày 2 lần. (Nhận trai trực chỉ phương)

12) Trị mồ hôi ra ở vùng tâm, còn chỗ khác không ra mồ hôi, chỉ một khoảng lỗ tim có mồ hôi, nghĩ ngợi nhiều thì mồ hôi cũng nhiều, bệnh tại dùng tâm quá mức, nên nuôi tâm huyết, dùng nước ngải điều bột phục linh uống. (Chứng trị yếu quyết)

13) Trị dưới hư tiêu khát, trên thịnh dưới hư, tâm hỏa bốc dữ, thận thủy khô cạn, không thể giao tế mà thành chứng khát:

Bạch phục linh 1 cân. Hoàng liên 1 cân (500g). Nghiền nhỏ trộn lẫn, lấy bột thiên hoa phấn làm viên như hạt ngô đồng, mỗi lần nước ấm điều uống 50 viên. (Đức sinh đường kinh nghiệm phương)

14) Trị đầu phong xây sẩm do hư, ấm eo lưng đầu gối, chủ 5 chứng lao 7 chứng tổn thương bột phục linh cùng rượu ngâm khúc mẽ điều uống. (“Cương mục” Phục linh tửu)

15) Trị mặt sạm đen: Mật trắng và phục linh đắp lên, đủ 7 ngày. (Có sách nói đêm đêm đắp, 27 ngày khỏi). (Bổ khuyết trừu hậu phương)

16) Trị trĩ rò thần phương:

Xích bạch phục linh bỏ vỏ, một dược đều 2 lạng – phá cố chỉ 2 lạng, cối đá giã thành 1 cục, mùa xuân và thu ngâm rượu 3 ngày, hè 2 ngày, động 5 ngày, lấy ra độ chín phơi khô nghiền nhỏ, rượu hồ viên như hạt ngô đồng, mỗi lần rượu điều uống 20 viên, dần dần tới 50 viên.

(Cách bính tập nghiệm phương)

17) Bạch linh phối hợp:

– Bạch linh vào “Ngũ linh tán” lợi thủy trừ thấp thử, người khí mạnh bỏ quế. .

– Cùng nhân sâm, bạch truật, quất bì, hoài sơn, biển đậu, thược dược, cam thảo làm thuốc thượng hạng bổ tỳ vị.

– Cùng nhị truật, trạch tả, xa tiền, bạch thược, quất bì, mộc qua, trư linh làm thuốc chủ yếu để tiêu thủy thũng.

– Vào lục vị địa hoàng có thể đánh tà thận. 

– Vào bổ tâm đan thì bổ làm an hồn nuôi thần.

18) Trị có mang thủy thũng, đái không thông lợi, sợ lạnh:

Xích phục linh (bỏ vỏ), qui tử đều nửa lạng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, nước mới mú: điều uống.

19) Trị thủy thũng đái sáp xít:

Vỏ phục linh, tiêu mục lượng bằng nhau sắc uống hàng ngày.

20) Trị ngực sườn khí ngược chướng đầu:

Phục linh 1 lạng Nhân sâm 1/2 lạng. Mỗi lần uống 3 đồng cây, sắc nước uống ngày 3 lần.

21) Trị đái luôn đái nhiều: Bạch linh (bỏ vỏ) Hoài sơn khô (bỏ vỏ). Lấy nước phèn chua ngâm 1 qua rồi sấy, lượng bằng nhau nghiên nhỏ, mỗi lần nước cơm điều uống 2 động cân.

22) Trị thốt nhiên tai điếc: Hoàng lại không kể nhiều ít, cùng trộn bột phục linh nước trà điều uống.

5. Các nhà luận bàn

1) Đào Hoằng Cảnh: Phục linh, sắc trắng thì bí, sắc đỏ thì thông lợi.

2) Bản thảo khiên nghĩa: Phục linh, phục thần công lành thủy nhiều, ích tâm tỳ cũng không thể thiếu được.

3) Dung dược tâm pháp: Phục linh nhật có thể lợi khiếu, ngọt để giúp dương, là thuốc thánh để trừ thấp vật, vị ngọt bình bổ dương, ích tỳ trục thủy, sinh tân dẫn khí.

4) Thang dịch bản thảo:

Phục linh, phạt tà thận, tiểu tiện nhiều có thể ngừng, tiểu tiện sáp xít có thể thông lợi, cùng xa tiền tử cùng giống, tuy lợi tiểu tiện mà không chạy khí, ngâm rượu cùng chu sa lóng lánh cùng dùng có thể (bí chân) bền chặt chân nguyên.

5) Bản thảo chiên nghĩa bổ di:

Phục linh, Trọng Cảnh lợi tiểu tiện phần nhiều dùng, đó là thuốc chủ yếu chữa bệnh mới đột ngột phát vậy. Nếu người âm hư sợ rằng chưa nên.

6) Cương mục:

Phục linh (Bản thảo) lại nói lợi tiểu tiện, đánh tà thận, đến ông Đông Viên, Vương Hải Tàng bèn nói người tiểu tiện nhiều ấy có thể ngừng, sáp ấy có thể thông, cùng chu sa có thể bí chân nguyên. Mà Chu Đan Khê lại nói: người âm hư ấy không nên dùng, nghĩa hình như cùng trái lại, sao vậy thay? Phục linh khí vị nhạt mà thấm, tính nó đi lên, sinh tân dịch, mở tấu lý tư dưỡng nguồn nước mà đi xuống, lợi tiểu tiện. Cho nên Trương Khiết Cổ bảo thuộc dương, phù mà thăng, là nói tính nó vậy. Đông Viên bảo âm ở trong dương, giáng mà đi xuống là nói về công của nó.

Nguồn L/y Hy Lān.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm