Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Thổ phục linh tên khác: Khúc khắc, linh phạn đoán, cậm cù, sơn lỳ lương, dây khum, kim cang, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, sơn trư phấn, dây chắt, mọt hoi đòi, tơ pớt

Còn gọi: Vũ dư lương, bạch dư lương (Đào Hoằng Cảnh). Sơn ngạnh ngạnh. kỳ lương, bạch khế, liên phạn (Triết Giang dân gian thường dùng thảo dược). Sơn di lương (Quảng Châu bộ đội “Thường dụng Trung thảo dược thủ san”). Thổ linh (Tứ Xuyên Trung được chí). Cửu lão thự (Quảng Tây trung lẽ y dược thực)…

Tên gọi khoa học: Smilax glabra Roxb Họ: Kim cang (Smilacaceae)

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Thân rễ

Mô tả vị thuốc thổ phục linh

Vị thuốc sau khi được thái lát có dạng hình tròn dài, không đều, cạnh lồi lõm, không bằng phẳng. Bề mặt vị thuốc có thể màu nâu đỏ nhạt, dai và khó bẻ gãy. Hơn nữa, ta có thể thấy nhiều điểm sáng nhỏ hay các bó mạch điểm.

Khi sờ cảm giác có chất bột, đặc biệt khi bẻ có thể thấy ít bột rơi ra. Ngoài ra, khi dược liệu bị dính nước sẽ tạo cảm giác dính và hơi trơn.

Thu hái bào chế

– Thổ phục linh thường sống leo bám trên các lùm bụi. Thân rễ được thu hái quanh năm nhưng có dược tính tốt nhất là vào mùa hạ. Dược liệu tươi đem về sẽ được rửa sạch, cắt bỏ hết các rễ con mọc xung quanh. Có 3 cách sơ chế như sau:

  • Để nguyên đem phơi hoặc sấy khô
  • Ngâm nước nóng vài phút rồi thái lát, phơi khô
  • Ủ 3 ngày cho mềm rồi thái lát mỏng. Sau đó mới đem phơi ngoài nắng to hoặc sấy cho thật khô

– Dùng nước ngâm, mùa hạ mỗi ngày thay nước 1 lần, mùa xuân thu mỗi 2 ngày thay nước 1 lần, mùa đông 3 ngày thay nước 1 lần, phòng ngừa phát mốc thối, ngâm thấu làm mức, vớt ra cắt miếng phơi khô. 

Bảo quản: Cất trong hũ đậy kín hoặc cho vào túi. Để thuốc nơi thoáng mát và khô ráo sẽ bảo quản được lâu và không bị ẩm mốc.

2. Tác dụng của Thổ phục linh theo Tây y

  • Chống viêm, nâng cao hệ thống miễn dịch

Theo nghiên cứu thực nghiệm mô hình phù bàn chân chuột cống trắng, ở giai đoạn viêm mạn và cấp tính ghi nhận vị thuốc có công dụng dược lý cao. Tại các giai đoạn này, thổ phục linh vừa có tác dụng kháng viêm rõ rệt, đồng thời tăng khả năng miễn dịch, nâng cao tỷ lệ sống sót của chuột qua cơn phản vệ.

Một số tài liệu cũng cho thấy, thổ phục linh có tính chất như các hoạt chất chống viêm steroid. Nổi bật là hoạt chất astilbin đóng vai trò quan trọng ngăn chặn acid urid tích tụ và các tế bào xâm nhập màng hoạt dịch khớp, dẫn đến viêm trong bệnh gout.

  • Hỗ trợ giảm đau nhức cơ xương, đau mỏi cơ

Một số nghiên cứu đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan khi dùng cao lỏng chứa thổ phục linh cùng các vị thuốc khác như ngưu tất, cà dây leo hoặc hy thiêm, trong điều trị thấp khớp. Đặc biệt hỗn hợp này còn có tác dụng tốt đối với chứng đau nhức, mỏi cơ…

  • Hỗ trợ triệu chứng dị ứng, kháng histamin

Bên cạnh đó, trong thí nghiệm tiêm mẫn cảm chuột lang bằng kháng nguyên cũng ghi nhận khả năng giảm nhẹ cơn dị ứng, co giật, khó thở, đặc biệt rõ rệt ở đường hô hấp của dược liệu. Ngoài ra, dân gian còn dùng thổ phục linh hỗ trợ trị vẩy nến, giun sán (Clonorchis sinensis)…

  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Bước đầu, các nhà khoa học đã ghi nhận tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng, bằng cách làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể đối với insulin.

Vị thuốc thổ phục linh

3. Vị thuốc Thổ phục linh theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Ngọt, bình

Quy kinh: Can, Thận, Vị

3.2 Tác dụng chủ trị của Thổ phục linh

Tác dụng: Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc

Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân

  • Chữa viêm khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng nóng đỏ đau
  • Chữa mụn nhọt , ỉa chảy nhiễm khuẩn..

+ Bản thảo thập di: Điều trung ngừng tiết.

+ Bản thảo độ kinh: Đắp độc lở. 

+ Điền Nam bản thảo: Trị 5 chứng lâm, đái đục, kiêm trị độc lở giang mai, đan độc.

+ Cương mục: Mạnh tỳ vỵ, mạnh gân cốt, trừ (phong thấp, lợi khớp đốt, ngừng tiết tả trị co rút xương đau, giải độc ngân chu, thủy ngân.

+ Bản thảo chính: Chữa nhọt sưng, hầu tắc, trừ khắp mình hàn thấp, lở ác.

+ Sinh thảo dược tính bị yếu: Tiêu độc lở loét đỉnh nhọt, nấu nước đổ đắp,

+ Bản thảo tại tân: Trừ thấp nhiệt lợi gân cốt. 

+ Lục Xuyên bản thảo: Trị cước khí,

+ Quảng Châu bộ đội thường dụng Trung thảo dược thủ san: Trị tâm lý khí thống, viêm thận.

+ Giang Tây thảo dược: Sát trùng giải độc, trị loa lịch, trẻ con cam tích,

+ Thường dụng Trung thảo dược thái sắc độ phổ: Trị viêm khớp kiểu phong thấp, bụng đau tiêu hóa không tốt, viêm bàng quang.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị độc lở loét dương mai: Thổ phục linh 1 lạng hoặc 5 đồng cân, nước và rượu sắc đặc uống. (Điền Nam bản thảo)

2) Trị bị dương mai (giang mai) 10 năm – 20 năm gân cốt phong làm sưng đau:

Thổ phục linh 3 cân Xuyên tiêu 2 đ.cân
Cam thảo 3 đ.cân Hắc duyên 1 cân
Thanh đằng 3 đ.cân

Cho thuốc vào túi vải đựng lấy rượu tốt nấu uống. (Xích thủy huyện Châu)

3) Trị đái rắt ra máu (huyết lâm):

Thổ phục linh 5 đồng cân. Rễ trà 5 đồng cân. Sắc nước uống, đường trắng làm dẫn. (Giang Tây thảo dược)

4) Trị đau xương-phong thấp độc sưng lở loét:

Thổ phục linh 1 cân bỏ vỏ, cùng thịt lợn hầm nhừ chia vài lần cả bã uống. (Triết Giang dân gian thường dụng thảo dược)

5) Trị đau khí phong, cùng độc phong lở ngứa:

Thổ phục linh (không phạm đồ sắt) 8 lạng, cho cối đá giã nhỏ, gạo nếp 1 đấu nấu chín ủ men tạo thành rượu dùng, ăn cả bã rượu. (“Vạn thị gia dụng phương” Thổ phục linh tửu)

6) Trị độc lớn sưng đỏ, chưa thành thì tan:

Thổ phục linh nghiền nhỏ, hòa dấm đắp. (Điền Nam bản thảo) 

7) Trị viêm da:

Thổ phục linh 2 – 3 lạng sắc nước làm trà uống. (Giang Tây thảo dược) 

8) Trị đàn bà băng huyết, khí hư. Các nước, dẫn dùng đường đỏ trị băng huyết, dẫn dùng đường trắng trị khí hư..

(Điền Nam bản thảo)

9) Trị trẻ con cam tích, mặt vàng, cơ gầy, bụng to phiền táo, khóc kêu suốt ngày, không thiết ăn, đại tiện không điều, da dẻ thô ráp:

Thổ phục linh 3 đồng cân. Rễ giã miên hoa 3 đồng cân. Nghiền nhỏ thêm gan lợn 2 lạng cùng nước sắc hoặc hầm uống. (Thảo thảo dược giản tiện nghiệm phương lượng biên)

10) Trị bướu, u:

Thổ phục linh 5 động cân, kim tỏa ngân khai, hoàng dược tử đều 3 đồng cân. Bạch mao đằng 5 đồng cân. Rễ ô liễm môi, bồ công anh đều 4 động cân, cam thảo, kim ngân hoa đều 2 động cân. Sắc uống. (Triết Giang dân gian thảo dược).

5 Lâm sàng báo cáo

1) Phòng trị thể bệnh leptospirosis:

a Dự phòng:

Mỗi ngày 1 lạng Thổ phục linh sắc 1 lần 2 lần chia uống, mỗi tuần uống liền 3 ngày, cùng uống 5 tuần, hơn 2000 người uống thuốc, hiệu quả nêu rõ tổ uống thuốc và tổ không uống thuốc, tỷ lệ bệnh phát là: 1/5,58.

b/ Cách chữa:

Thổ phục linh 2 lạng (người bệnh tình nặng mà thể chất tốt có thể dùng tới 5 lạng) cam thảo 3 động cân, sắc nước chia 2 lần uống trong ngày, đồng thời có thể căn cứ bệnh tình mà biện chứng thêm bớt đối với sốt cao chứng nặng thì thêm đường glucose cùng vitamin C, cá biệt có người có khuynh hướng ra máu thì dùng kích tố, kết quả chữa 18 giường đều khỏi, 15 giường sau uống thuốc 2 – 3 thang, 3 giường sau uống thuốc 4 – 5 thang, chứng trạng tiêu tan, bình quân thời gian trú viện 3-6 ngày. Hoặc dùng:

Thổ phục linh 4 lạng, địa du. thanh cao, bạch mao căn đều 1 lạng sắc uống, mỗi ngày 1 – 3 thang, sau khi nhiệt lui rồi mỗi ngày 1 thang chia 4 lần uống. Đồng thời phối hợp đối chứng xử lý, như trấn tĩnh, bổ dịch, ngừng máu v.v… Chữa 14 giường thất bại 4 giường. những giường bệnh chữa khỏi thể ôn trở lại bình thường thời gian từ 1 – 7 ngày. Chúng trạng chủ yếu theo thể ôn xuống thấp mà giảm nhẹ hoặc tiêu tan đại bộ phận người bệnh đau đầu, đau thân mình, nhãn cầu kết mạc xung huyết, cơ bài trang bị nén đau, đờm dính máu đều 1 – 2 ngày tiêu tan. Trong chữa trị thiểu số giường bệnh xuất hiện phản ứng phụ buồn nôn, nôn mửa.

2) Chữa mai độc:

Căn cứ lâm sàng quan sát báo cáo từ lâu dùng Thổ phục linh là chủ yếu, phối hợp ngân hoa, cam thảo, hoặc phối hợp với bé, bạch tiên bì, cam thảo hoặc phối hợp dây nhẫn đông, bồ công anh, rau sam, cam thảo sắc uống, chữa mai độc hiện chứng và ấn tính, tỉ suất huyết thanh chuyển âm tính trên dưới 90% trong đó chứng hiện ra của mai độc kỳ cuối khỏi trên dưới 50%. Đối với si ngốc kiểu ma tý kỳ cuối, không những dịch xương xương não thịnh mà phản ứng họ Hoa chuyển âm, vả lại chứng trạng tinh thần cũng được cải thiện với mức độ khác nhau. Đối với trẻ con viêm xoang miệng kiểu mai đọc tiên thiên hiệu quả cũng tốt.

Lượng dùng:

Người lớn 1 ngày 1,5 – 2 lạng Thổ phục linh sắc uống. Chia 2 – 3 lần/ngày. 10 – 20 ngày là một liệu trình, nhưng cũng có người ngày dùng 2 – 8 lạng, liệu trình có người dài đến 2 tháng.

3) Ngoài ra

a/ Phòng trị ma chân:

Dự phòng dùng thuốc sắc uống trong 100%, 3 tuổi trở xuống mỗi ngày 30 – 50ml – 3 – 5 tuổi 50 – 60ml chia 3 lần uống, uống liền 3 ngày, hoặc chế thành dịch tiêm tiêm bắp. Lượng thuốc trên có thể dùng để chữa trị. .

b/ Chữa lỵ vi khuẩn cấp tính:

Mỗi ngày dùng 4 – 8 lạng sắc uống, hoặc lại lấy dịch sắc thụt vào ruột, 7 ngày là một liệu trình.

Chữa viêm thận cấp mãn tính: Mỗi ngày 3 lạng sắc nước chia 3 lần uống, tác dụng lui sưng tương đối tốt, sau uống tiểu tiện tăng thêm. Cũng có dùng chữa viêm thận, bể thận, lao thận báo cáo.

Chữa lao tuyến lympho cổ, mỗi ngày dùng Thổ phục linh tươi 1 cân sắc chia 2 lần uống.

6. Liều thường dùng và kiêng kỵ

Liều thường dùng: 10 – 20g/ngày

Kiêng kỵ:

  • Thổ phục linh kỵ trà (chè). Thời gian uống thuốc không uống trà vì có thể gây rụng tóc.
  • Đối tượng có tỳ vị yếu, tiêu chảy không nên sử dụng thổ phục linh. Bởi vị thuốc này có thể gây kích thích dạ dày, nếu dùng với liều cao.
  • Người can thận âm thiếu cẩn thận khi dùng uống, lúc uống kiêng trà, không phạm đồ sắt.

Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ