Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Dây đau xương (Tinospora sinensis (L.) Merr.) là loại thực vật thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Cây còn có tên gọi khác là Khoan cân đằng, có ý nghĩa làm cho xương cốt được chắc khỏe.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Có thể dùng thân và lá của cây. Thân cắt ngắn thành từng đoạn dài 20 – 30cm, phơi hoặc sấy khô. Lá thường dùng tươi.

Thu hái bào chế: Thu hái quanh năm. Sau khi mang về, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cát nhỏ phơi khô để dùng dần (có thể dùng dạng tươi).

Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát.

2. Tác dụng của Thổ phục linh theo Tây y

  • Dây đau xương có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
  • Dây đau xương có ảnh hưởng trên huyết áp động vật thí nghiệm, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của động vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu.
  • Chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương được gây ra bởi gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, chiết suất methanol của thảo dược có hoạt tính chống oxy hóa tương đối cao.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt chất chứa trong dây đau xương có thể ức chế hoạt động của α-amylase and α-glucosidase. Việc ức chế 2 chất này giúp làm giảm lượng đường trong máu vì làm chậm sự phân giải đồ ăn thành glucose hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
  • Chống viêm, giảm đau Thử nghiệm trên nhóm chuột được gây viêm với tá chất Freund. Kết quả điều trị trong vòng 12 ngày với chiết suất methanol của cây cho thấy hiệu quả kháng viêm, giảm đau hơn so với nhóm chứng.

vị thuốc dây đau xương

3. Vị thuốc Dây đau xương theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: vị đắng, tính mát.

Quy kinh: Can

3.2 Tác dụng chủ trị của Dây đau xương

Tác dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.

Chủ trị:  Dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, còn được dùng làm thuốc bổ.

4. Một số bài thuốc sử dụng Dây đau xương

1) Chữa sai khớp xương, bong gân:

Lá dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà (Opuntia dillenii), lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế. Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm. (Hải Thượng Lãn Ông):

2) Trị rắn cắn: Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.  (Hải Thượng Lãn Ông)

3) Một số bài thuốc chữa thấp khớp:

– Cao bào chế từ 2 vị: dây đau xương, củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g cao.

– Cao chế từ các vị dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất.

– Bài thuốc nam 1

Dây đau xương Lá lốt
Rễ cỏ xước Đơn gối hạc
Cốt khí củ Cam thảo nam
Rễ tầm xọng

Mỗi vị 20g sắc uống mỗi ngày 1 thang (đến khi bệnh thuyên giảm) có tác dụng điều trị chứng đau nhức cơ thể và xương khớp do phong thấp.

– Bài thuốc nam 2

Dây đau xương 16g Tế tân 6g
Cam thảo 6g Xuyên khung 8g
Quế chi 8g Tang ký sinh 16g
Rễ cỏ xước tẩm rượu, sao vàng 20g Tục đoạn 12g
Tần giao 12g Độc hoạt 12g
Đẳng sâm 12g Bạch thược 12g
Đương quy 12g Thục địa 12g

Mỗi ngày uống 1 thang, chia 3 lần.

4) Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu:

Bài 1:

Dây đau xương 12g Cẩu tích 20g
Củ mài 20g Tỳ giải 16g
Đỗ trọng 16g Bổ cốt toái 16g
Thỏ ty tử 12g Rễ cỏ xước 12g
Củ mài 12g

Bài 2

Dây đau xương 12g Củ mài 12g
Thỏ ty tử 12g Rễ cỏ xước 12g
Đỗ trọng 16g Cốt toái bổ 16g
Tỳ giải 16g

Đem ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống hàng ngày giúp trị chứng đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu. Với thuốc sắc, mỗi thang chia làm 3 lần uống trong ngày.

5. Liều thường dùng và kiêng kỵ

Liều dùng:

  • Dùng dưới dạng sắc nước 10-12g kết hợp với các vị thuốc khác
  • Dùng ngoài xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn

Kiêng kỵ: Người âm hư, không có thấp không dùng.

Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm