Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bán hạ Vị thuốc Bán hạ còn gọi: Địa chu bán hạ (Côn Minh Dược Dụng Thực Vật Điều Tra Báo Cáo); Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh); Đàm cung tích lịch (Hòa Hán Dược Khảo); Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo); Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục); Dương nhãn bán hạ (Tân Tu Bản Thảo); Ma vu quả (Liễu Châu Dân Gian Phương Dược Tập); Trỉ mao ấp, Trỉ mao nô ấp, Bạch bang kỷ tử, Lão nha nhãn, Thiên lạc tinh, Dả vu đầu, (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển); Tam bộ khiêu (Hồ Nam Dã Sinh Thực Vật);Địa lôi công (Trung Dược Chí) .

Tên khoa học: Pinellia tuberijera,

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Rễ củ bán hạ thuộc họ Thiên lam tinh, (Araceae).

Ngoài ra còn có:

1) Chương diệp bán hạ: Pinellia pedatisecta schott

+ Tính chất: Cay bình, có độc.

+ Công dụng: Am thận, lý khí, tiêu sưng trị rắn độc cắn bị thương, thông độc vô danh. Viêm họng hầu.

2) Bán hạ (Tam Hiệp bán hạ) ba lá:

Pinellia ternata (Thunb) Breit.

+ Tính chất: Cay, ấm có độc.

+ Công dụng: Ráo thấp hóa đờm, giáng ngược ngừng nôn. Tiêu bị tan kết, ngừng ho giải độc. Trị ho hắng đờm nhiều, ngực buồn bực chướng đầu, buồn nôn nôn mửa, đầu quay cuồng không ngủ, dùng ngoài chữa nhọt, lở loét, độc sung.

– Thu hái: Thu vào mùa hè, củ đào về rửa sạch đất, bỏ vỏ ngoài (màu vàng tro) và rễ tơ, rồi phơi khô.

– Bào chế:

+ Cách bào chế Bán hạ có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa;) ngoài ra còn có Bán hạ khúc có tác dụng giải uất trừ đàm.
* Dược Tài Học
Pháp Bán hạ
Lấy Bán hạ sạch ngâm nước khoảng 10 ngày cho đến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra. Rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (tỷ lệ 50kg Bán hạ: 1kg Bạch phàn). Ngâm 1 ngày lại thay nước, đến khi nhấm miệng Bán hạ không còn cảm giác tê cay nữa thì vớt ra, phơi trong râm (âm can).

Còn có cách khác là giã dập Cam thảo hòa với nước vôi, bỏ cặn rồi ngâm Bán hạ vào. Trộn đều hàng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong vớt ra phơi trong râm đến khô (Tỷ lệ 50kg Bán hạ: 8kg Cam thảo: 10kg vôi cục).
Khương Bán hạ: Chế Bán hạ theo cách trên, đến khi không còn tê cay, thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn, Bán hạ vào đun cho thấm đều. Vớt ra để ráo nước, cắt thành từng miếng phơi khô (Tỷ lệ 50kg Bán hạ; 12,5 kg Gừng sống 6,5kg; Bạch phàn).

Thanh Bán hạ: : Chế Bán hạ theo cách trên, đến khi không còn tê cay, thêm Bạch phàn và nước đun kỹ, vớt ra để ráo nước, ủ ấm rồi cắt thành phiến, phơi trong râm mát (Tỷ lệ 50kg Bán hạ ; 6,5kg Bạch phàn).
Trung Dược Đại Từ Điển: Bán hạ khúc: Bán hạ sống đồ nước, thêm phèn chua đun sôi, ngâm 1 đêm. Hôm sau lại đun nước khác thay nước cũ, làm 7 ngày 7 đêm như vậy. Tồi phơi khô, tán bột. Dùng nước gừng hòa với hồ đóng thành bánh sao vàng

+ Lôi Công Bào Chích Luận: Bán hạ 160kg; Bạch giới tử 80g,; giấm chua 200g. Bạch giới tử giã nhỏ cho vào giấm khuấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm trong 1 đêm. Vớt ra rửa sạch cho hết nhớt dùng.

+ Kỹ Thuật Nuôi Trồng Chế Biến Dược Liệu

Theo kinh nghiệm của huyện Đạt tỉnh Tứ xuyên:
Đem củ tươi chất đống trong nhà 10-15 ngày, lấy tay bóp vỏ, vỏ củ tự bóc ra thế là được. Có thể trộn thêm một ít tro để rút ngắn thời gian ủ. Có một biện pháp ủ nhanh nữa là: dùng một vôi vừa trộn lẫn với củ, đống cao khoảng 17cm, ủ khoảng 1-1,5 ngày là được.

Sau khi ủ xong bỏ vào rổ, đem xuống chỗ nước chảy, lấy chân đạp sát cho tới khi tróc hết vỏ, thành màu trắng là được. Nên đi giày phòng da chân bị ngứa lở. Ngoài ra còn có thể dùng chổi cứng, que cứng đầu buộc rạ hoặc lưỡi ngô chọc vào rổ. Trộn đều làm cho củ bị sát bong hết vỏ ngoài.

Sau khi sát sạch vỏ ngoài nên phơi nắng ngay, hoặc sấy khô. Nếu dùng sấy trước hết phải dùng lửa lớn cho hơi nước trong củ bốc ra, lấy vải khô lau cho khô, không được trộn đảo. Đến khi củ không còn nước đọng, cho nhỏ lửa để sấy cho khô kiệt. Nếu không có dụng cụ sao sấy, có thể ngâm vào nước phèn chua bão hòa. Thay nước luôn để không thối, đến lúc nắng thì phơi khô. Trong quá trình phơi khô, không được dùng tay trộn đảo, tốt nhất là dùng que tre. Nếu phơi khô mà màu củ không trắng thì có thể dùng Lưu hoàng xông 1 ngày. Với tỷ lệ 50kg Bán hạ : 0,5kg Lưu hoàng. Có thể làm củ trắng và trừ sâu mọt, mốc. Cứ 3-4 cân củ tươi có thể được 1 cân củ khô. Nếu đã phơi củ khô được một ít thì không cần đem ngâm. Có thể dùng Lưu hoàng xông để chống mốc thối.

Vị thuốc Bán hạ

Vị thuốc Bán hạ

2. Tác dụng dược lý vị Bán hạ.

1) Theo Trung Hoa tạp chí học (1954 – 5 – 225 – 330) thì thấy liều 0,6g/kg thân thế có tác dụng chữa ho bằng liều codein fosfat lg/kg thân thể.

– Theo Linh Mộc Đạt (Nhật Bản) thì: Trong bán hạ có alcohol và Ancaloid bay hơi nên có tác dụng ức chế trung khu và mạt tiêu thần kinh

2) Chống nôn

– Ức chế khả năng gây nôn do có apomorphin (theo Kinh Lợi , Bân) còn Linh Mộc Đạt thì cho rằng tác dụng chống nôn là do phytosterol của bán hạ. Nếu uống bán hạ sống ngược lại lại gây nôn.

– Theo Kinh Lợi Bàn thí nghiệm đi đến kết luận là bán hạ có thể ức chế khả năng gây nôn do apomocphin.

3) Độc tính

Theo dược lý đích sinh dược học (Nhật Bản 1933) thì: dịch chiết cồn bán hạ gây cho con vật co quắp mà chết. Tác dụng này giống như do tác dụng hưng phấn của bán hạ đối với mạt tiêu thần kinh.

3. Vị thuốc Bán hạ theo Đông y

– Tính chất: Cay, bình, có độc.

– Công dụng:  Ráo thấp hóa đờm, giáng ngược ngừng nôn, dùng trong những trường hợp nôn mửa, đờm thấp, hen suyễn, váng đầu, không ngủ Dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng. Vị này phản ô đầu và thảo ô.

Còn dùng chữa viêm dạ dày mãi và đau dạ dày mãn. 

– Tác dụng:  Bán hạ ở dạ dày không có tác dụng gì, đến ruột mới bài tiết của dịch ruột, đồng thời hòa với dịch tụy, bị ruột hút vào trong máu. Nó hay kích thích mạt tiêu thần kinh, khiến tinh thần phấn chấn, sự tuần hoàn của dịch máu tăng nhanh, đồng thời xúc tiến tác dụng hô hấp của phổi, khiến đờm dãi rất dễ đuổi tống ra, cho nên mới dùng làm thuốc trấn tĩnh ho ngược lên và nôn ngược lên.

– Chủ trị:

+ Sốt thương hàn lúc nóng lúc lạnh, dưới vùng tâm rắn cứng, ngực chướng ho ngược lên đầu xây sẩm, họng hầu sưng đau, ruột reo khí xuống, ngừng ra mồ hôi (Bản kinh).

+ Tiêu đờm nhiệt đầu kết ở ngực, bụng, cách mô, dưới tâm, trị ho khí xốc lên, dưới vùng tâm đau gấp, dưới vùng tân cứng bĩ, nôn ngược do thời khí, tiêu nhọt sưng, chữa chứng úa vàng, đẹp mặt mắt, trụy thai  (Biệt lục).

– Trương Trọng Cảnh phát minh

Qua họ Trương thực nghiệm nhận rằng: Chủ trị đờm ẩm – mửa. Bàng trị tâm đau ngược lên mà đầy chướng, trong họng đau, họ, run rẩy, trong bụng reo như sấm.

* Lượng dùng: 6g-12g/ngày

* Kiêng kỵ: Nói chung không hàn thấp thì cấm dùng. Ghét bồ kết, sợ hùng hoàng, sinh khương, can khương, tần bì, qui giáp, phản ô đầu. Kỵ máu dê, hải tảo, di đường.

 

Cây Bán Hạ

Cây Bán Hạ

4. Từng thời đại đã dùng để chữa 

1) Cuối đời Lê.

Trong sách Dược phẩm vàng yếu thượng Lãn Ông có bàn rằng:

“Xét nam tinh khí ấm mà tiết ra, tính khẩn có độc, cho nên có thế đánh vào chỗ cứng (công kiên) trừ thấp. Bán hạ cay mà hay giữ ,Nam tinh cay mà không thể giữ tính mạnh dữ hơn bán hạ vậy. Nam tinh chuyên chủ trị phong đàm, bán hạ chuyên chủ trị thấp đàm. Công tuy cùng mà dùng có phân biệt vậy.

2) Ngõa Quyền đời Đường dùng để:

Tiêu đờm hạ khí phế, mở vị mạnh tỳ, ngừng nôn mửa, trừ đờm đầy trong ngực. Để sống trừ nhọt sưng hạch, bướu cổ.

3) Học thuyết gần đây

Trương Sơn Lôi nói: Bán hạ rất nhiều rãi bọt, thế rất trơn mà vị rất cay, để sống lấy lưỡi nếm như đốt vào môi miệng người. Cho nên giỏi mở tiết ra trệ kết đọng, giáng khí xuống, định nên ngược lên..

Bản kinh chủ trị mọi bệnh đều là cái lực mở tiết ra ức giáng xuống, Vốn không phải là chuyên trị đờm ẩm, mà sở dĩ có thể tiêu đờm ngừng họ ấy, cũng tức là cái công dụng có thể mở ra, có thể giáng xuống. Lại không phải là lấy ý táo có thể thắng thấp, chuyên trị thấp đàm mà làm ráo tỳ thấp. Ông Thạch Ngoan bảo phương thuốc đời xưa trị họng đau, hầu tắc nôn máu phần nhiều dùng nam tinh, bán hạ, đồng thời không phải thuốc cấm. Thói đời đều lấy 2 vật này là tính táo, làm vậy.

Thọ Di xét tục bản y thư đều bảo bán hạ chuyên trị thấp đờm, bối mẫu chuyên trị táo đờm. Thuyết này thực từ ông Uông Nhẫn mở ra, nhưng xét đời xưa dùng bán hạ trị đờm chỉ lấy ý nghĩa rãi nhiều mà trơn giáng xuống, vả lại kiêm lấy ý vị cay mà mở ra tiết ra, thực chưa có cái ý ráo thấp. Riêng chất rãi nhờn rất nhiều, lực kích thích rất mạnh, cho nên là vật phẩm có độc, uống nhiều tất có mối lo đau hầu, mà sinh khương chuyên giải độc này. Đời cô không có phép chế thuốc. nói chung phương có bán hạ thì hợp với sinh khương mà dùng. chính là dùng cái nghĩa khắc chế, mà 6 triều đại dùng giáng xuống. mới bắt đầu nói đến thuốc chế. Vả lại phép chế ngày càng nhiều, chế tạo vị này nhiều cách quá. đã ngâm lại ngân, người chế Với gừng, người chế với bồ kết, với bạch giới tử với dầu vừng v,v… Thậm chí chế cá với bạch phàn, làm mất cái tính cay, mở, trơn, giáng không còn chút nào, thế là biến nó thành chất cặn bã rất táo, thế thì người xưa nêu ra hàng loạt Công dụng đều không duy trì được, thật oan uổng và quá đáng. Rất là ma đạo.

 Hoặc giá lại ngờ vực sách cổ không thể tin chẳng cũng oan lắm sao? Sách Linh khu bảo khí dương đầy thì mạch dương kiểu thịnh, không vào được âm, âm hư thì mắt không nhắm được, uống “Thang bán hạ” thông âm dương thì nằm yên, Xưa có người giải thích rằng bán hạ mọc ở giữa mùa hạ cho nên có thể thông được âm dương. Tôi từng tìm hiểu nghĩa này mà không được, cuối cùng không giải thích cái lý vi sinh vào giữa mùa hạ được. Vậy thì cái gì làm cho thông âm dương? Thực ra thì mạch dương kiểu thịnh chỉ là dương lên quá mức, âm không bao hàm dương, cho nên không ngủ được. Riêng vị này khéo giáng xuống thì dương vào âm vậy. Đó là cái ý thực chữa không ngủ được vậy. Song nếu lấy thứ bán hạ ngâm lâu chế lâu mà dùng, tôi cho rằng sẽ không ích gì (vì đã mất cái tính chất chính của bán hạ rồi).

Gần đây bán hạ có người nói chỉ nên lấy sinh khương chút ít đã có thể giải độc không cần chế nhiều. Thuyết này tôi rất tin theo. Lại nói: Sách cổ thường bảo bán hạ khéo trị phong đờm, thuyết này lấy cay có thể tan phong giải thích. Cho rằng trị người lớn trúng phong, trẻ con kinh giản, đều là cái công trừ phong đuổi phong, kỳ thực ra thì bán hạ tiết ra giáng xuống, chỉ có đờm tích đọng sinh nhiệt, nhiệt tích thì khí lên, mà nội phong tự động dấu. Vị này có thể giáng khí mở đờm thì phong dương tự tắt, quyết không phải có thể dùng phát tán cái phong ngoại cảm. Cục phương bài Thần sa hóa đờm hoàn dùng bán hạ, nam tinh, thần sa, khô phàn mà nói rằng đuối phong hóa đờm thì lầm vậy. Vả lại vị này trị nội phong, chính là chứng thực của đờm nhiệt sinh phong, mà ông Vương Hải Tàng từng bảo bán hạ nam tinh có thể bổ cái hư của can phong thì lại càng lầm lớn, chỉ có ông Uông Thạch Sơn bảo: Rãi là chất dịch của tỳ, chất cao lương vị ngon xào rán có thể sinh thấp, nhiệt ở tỳ vị, rãi hóa làm đờm, lâu ngày thì đờm hóa công lên trên, khiến người mờ mịt không biết ai,

miệng cấm khẩu, liệt một bên, ngã nhào, hầu họng sáp xít ngọng không nói được, mệnh sống chết trong sớm tối, không có bán hạ nam tinh không chữa được.

Bán Hạ chế

Bán Hạ chế

5. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Bán hạ

1) Thang tiểu hãm hung. (Trọng Cảnh phương)

Trị chứng đau kết ở ngực, chính dưới vùng tâm, ấn vào thì đau, mạch phù hoạt.

Bán hạ 1/2 thăng = 50g; Hoàng liên 40 gam. Qua lâu lớn 1 quả, trước nấu qua lâu, dùng 6 lít nước, nấu còn 3 lít bỏ bã, cho 2 vị kia vào, nấu còn 2 lít chia 3 – 4 lần uống.

2) Thang tiểu bán hạ

Trị bệnh chi ẩm gây nên. Người bị nôn, vốn hay khát, nếu không khát là vùng dưới tâm có chi ẩm vậy. Hoặc giống suyễn không phải suyễn, giống nôn mà không phải nôn, giống oẹ mà không phải bẹ, dưới tâm hỗn loạn hồ đồ, đều nên dùng thang này: 

Bán hạ chế 1 thằng (100g), gừng sống 1/2 thăng (50 gam), nước 3 lít nấu còn 1 lít chia 2 lần uống. Còn chữa đậu, lở loét oẹ ngược muốn chết, (Trọng Cảnh phương)

3) Thang đại bán hạ (Kim quỹ phương)

Trị nôn mửa, phản vị. Bán hạ 300g. Nhân sâm 30g. Mật trắng 100 ml Khuấy đều 120 lần, nấu còn 750 ml. Uống ấm 200 ml. Ngày 2 lần uống cũng trị chi ẩm khoảng cách mô.

4) Thang hoắc hương bán hạ. (Hòa tễ cục phương)

Trị vị lạnh oẹ ngược lên, đờm đình trệ chất ẩm chứa đọng lại dùng:

Bán hạ chế (sao vàng) 80g Đinh hương 20g Hoắc hương là 40g. Mỗi lần uống 16 gam, nước 1 bát, gừng tươi 7 lát sắc uống.

5) Trị trẻ bị thổ tả, tỳ vị hư (yếu) hàn.

Bán hạ chế 4g Gạo để lâu 4g Gừng tươi 10 lát. Nước 1 bát sắc còn 8 phần uống ấm. (Tiền ất tiểu nhị phương) 

6) Trị có mang nôn mửa

Bán hạ 80g; Nhân sâm 40g; Gừng khô 40g. Cùng nghiền nhỏ, nước gừng tươi trộn bột chín hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên, ngày 3 lần. (Kim quĩ phương) 

7) Trị hoắc loạn bụng chướng

Bán hạ, quế lượng bằng nhau, nghiền nhỏ nước điều uống 1 thìa cà phê (Trừu hậu phương).

8) Trị hoàng đản suyễn đầy

Tiểu tiện không lợi, không thể giảm bớt được nhiệt. Bán hạ, Gừng sống đều 250g. nước 7 lít, nấu còn 1,5 lít chia 2 –3 lần uống.  Có người khí kết mà chết, dưới vùng tim còn nóng, lấy chút ít thuốc này rót vào miệng bèn sống. (Trọng Cảnh phương)

9) Trị tắc hầu sưng đau

Bột bán hạ sống thổi vào mũi. rãi ra là khỏi. (Tập giàn phương) 

10) Trị xương hóc ở cổ họng

Bán hạ. bạch chỉ lượng bằng nhau nghiền nhỏ; nước điều uống 1 thìa xúc sẽ nôn ra, kiêng thịt dê. (Ngoại đài bí yếu phương).

11) Trị trùng thiệt, mộc thiệt, sưng to lấp cả miệng dùng:

Bán hạ sắc với dấm ngậm. Lại phương: Bán hạ 20 củ, nước nấu qua, rồi thái ra sao, nhân lúc nóng, lấy rượu ngâm vào, đậy kỹ giờ lâu, ngậm từ lúc nóng đến lạnh nhổ đi, một lúc lại ngậm.

12) Trị trẻ lõm thóp

Đó là do lạnh vậy, nước hòa bột bán hạ đắp lòng bàn chân. 

13) Trị sau để xây sẩm muốn chết

Bột bán hạ nước lạnh hòa viên, to bằng hạt đậu đặt vào trong mũi, bèn khỏi. Đây là phương của Biển Thước vậy. (Trừu hậu phương) . 

14) Trị trẻ bị kinh phong. “Thi kinh tán”

Bán hạ sống 4g Bồ kết 2g. Nghiền nhỏ, thối chút ít vào mũi, bèn tỉnh (Trực chỉ phương). 

15) Trị thốt nhiên chết không biết gì.

Bột bán hạ thổi vào trong mũi bèn sống lại.

16) Trị bệnh cấp 5 tuyệt như chết đuối, đổ tường đè phải.

Đều lấy bột bán hạ viên bằng hạt đậu lớn, lấy 1 viên cho vào lỗ mũi, tim còn nóng dù bị 1 ngày cũng có thể sống được. (Tử mẫn bí lục phương) 

17) Trị ung thư phát bối cùng lở vú.

Bột bán hạ và lòng trắng trứng gà hòa đều, đồ vào chỗ đau. (Trừu hậu phương).

18) Trị kim, dao vào thịt không ra, vào tận trong xương mạch dùng:

Bán hạ, bạch liễm lượng bằng nhau nghiền nhỏ, rượu điều uống 1 thìa xúc, ngày 3 lần, đến 20 ngày thì kim dao tự ra. (Lý Thuyên đại bạch kim phương) 

19) Hóa đờm chấn tâm, trị phong lợi cách mô dùng: “Thần sa bán hạ hoàn”

Bán hạ 500g, rửa nước 7 lần, nghiền nhỏ rây qua, lấy nước ngâm 3 ngày, lấy vải mỏng lọc bỏ bã, lọc trong bỏ nước, phơi khô 1 lạng, cho vào 1 động cân thần sa nước gừng đánh hồ viên to bằng hạt ngô, môi lấn nước gừng điều uống 70 viên. (Tu chân phương). 

20) Tiêu đờm mở vị trừ ủng trệ ngực cách mô

Dùng bán hạ nấu nước, sấy khô nghiền nhỏ, dùng nước gừng tự nhiên trôn làm bánh, lấy giấy ướt gói nướng thơm. Dùng nước chín 2 chén cùng 10g bánh, cho vào 3g muối sắc cho còn 1 chén uống. Rất trấn trị đờm độc cùng rượu ăn làm tổn thương, rất nghiệm. (Đẩu môn phương) .

Hoặc dùng: Bán hạ, thiên nam tinh đều 2 lạng nghiền nhỏ, nước 5 lít cho vào nồi ngâm 1 đêm, chắt bỏ nước trong, sấy khô lại nghiền, mỗi lần uống 7 – 10 gam, nước 2 chén gừng 3 lát cùng sắc uống.  (Kinh nghiệm phương)

21) Ngọc dịch hoàn

Trị trung tiêu đờm rãi, lợi cố họng, thanh đầu mắt, tiến ăn uống.

Bán hạ rửa 7 lần 4 lạng, khô phàn 1 lạng nghiền nhỏ, nước gừng trộn Với hồ hoặc nấu thịt táo hòa viên bằng hạt ngô, mỗi lần nướC gừng điều uống 15 viên. Đờm lạnh thêm định hương 5 đồng cân, đờm nhiệt thêm hàn thủy thạch nung 4 lạng.

(Hòa tễ cục phương) 

22) Trị người già bị phong đờm, phủ lớn bị nóng, không biết ai, cùng phổi nóng đờm thực không thông lợi.

Dùng: Bán hạ rửa 7 lần (sấy khô), tiêu thạch nửa lạng nghiền nhỏ, cho vào bột miến đảo đều, nước hoàn viên bằng hạt đậu xanh mỗi lần uống nước gừng (hạ) điều thuốc 50 viên. (Phố tế phương)

23) Quét phong hóa đờm định trí an thần thông lợi đầu mắt

Dùng: Thần sa hóa đờm hoàn: Bán hạ khúc 3 lạng; Thiên nam tinh (rửa) 1 lạng; Thần sa 1/2 lạng; Khô phàn 1/2 lạng.

Nghiền nhỏ, trộn nước gừng hoàn viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, sau bữa ăn nước gừng điều thuốc. (Hòa tễ cục phương). 

24) Thang tỉnh phong

– Trị đờm quyết trúng phong.

Dùng: Bán hạ (nấu, rửa) 8 lạng; Cam thảo (nướng) 2 lạng; Phòng phong 4 lạng. Mỗi lần uống 1/2 lạng. Gừng tươi 20 lát Nước 3 bát. Sắc uống, khi đun còn 1 bát, chia 2 lần.

Ghi chú: Mỗi lần uống 1/2 lạng, nửa lạng nên là 3 đồng cân, ước từ 10 – 15 gam. Trong bài nói nước 2 chén quá ít, tôi đổi thành 3 bát đun còn 1 bát chia 2 lần uống. (Kỳ hiệu phương) 

25) Thủy chủ kim hoa hoàn

– Trị phong đờm đầu xây sẩm quay cuồng, nên ngược mắt hoa, sắc mặt xanh vàng, mạch huyền. Cũng trị phong đờm ho hắng, nhị tiện không thông, phong đờm đầu đau.

– Bài thuốc: Sinh bán hạ 1 lạng Sinh nam tinh 1 lạng Hàn thủy thạch (nung) 1 lạng Thiên ma 1/2 lạng Hùng hoàng 2đ, cân. Miến tiểu mạch 3 lạng Nghiền nhỏ, trộn nước nặn thành bánh. Cho vào nồi luộc (khi nước đã đun sôi mới cho vào) thấy nổi lên thì vớt ra, giã nhừ viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, nước gừng đưa thuốc. Cực hiệu nghiệm. (Khiết cổ phương) 

26- Thanh hồ hoàn 

– Trị phong đờm, thấp đờm.

– Bài thuốc: Bán hạ 500g Thiên nam tinh 25g. Rửa, phơi khô, nghiền nhỏ. Trộn nước gừng làm thành bánh, sấy khô tán nhỏ rồi cho vào:

Thần khúc bột 25g; Bột bạch truật 100g; Bột chỉ thực 100g, Nước gừng bột miến hồ viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, nước gừng tươi đưa thuốc. (Diệp thị phương)

27) Trị phong đờm suyễn ngược, luôn buồn nôn, xây sẩm chuếnh choáng muốn ngã

Dùng: Bán hạ 1 lạng; Hùng hoàng 3 đ.cân. Nghiền nhỏ, tẩm nước gừng nấu thành bánh viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, nước gừng điều 4 uống. Nếu đã nôn rồi thêm hạt cau. (Khiết cổ phương)

28) Trị thượng tiêu nhiệt đờm ho hắng

Bán hạ chế qua 1 lạng; Bột hoàng cầm 2 đ.cân. Nước gừng tươi trộn đều viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 70 viên, nước gừng nhạt sau bữa ăn điều uống. Đây là bài thuốc của vua Hiến Vương nhà Chu tự chế ra vậy. (Tu chân phương) 

29) Trị phế nhiệt đờm ho

Chế bán hạ, Qua lâu nhân đều 1 lạng.

Nghiền nhỏ, nước gừng tươi trộn hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 – 30 viên, nước sôi điều uống. Hoặc lấy vỏ qua lâu nấu nước viên. (Tế sinh phương)

30) Tiểu hoàng hoàn

– Trị nhiệt đờm ho hắng, phiền nóng mặt đỏ, miệng khô ráo, tâm đau, mạch hồng xác dùng:

Bán hạ 1 lạng; Thiên nam tinh 1 lạng; Hoàng cầm 1,5 lạng. Tẩm nước gừng nấu thành bánh viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 – 70 viên, sau bữa ăn nước gừng điều uống. – (Khiết có phương) .

31) Bạch truật hoàn

– Trị thấp đờm ho hắng, mặt vàng mình mảy nặng, thích nằm, Sợ hãi, kiêm ăn không tiêu, mạch hoãn.

– Bài thuốc: Bán hạ 1 lạng; Nam tinh 1 lạng; Bạch truật 1,5 lạng. Cùng nghiền nhỏ, trộn hồ loãng làm viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 – 70 viên, nước gừng điều thuốc (Khiết cố phương).

32) Trị trẻ con đờm nóng, ho hắng, kinh sợ run rẩy (kinh qui) dùng:

Bán hạ, nam tính lượng bằng nhau nghiền nhỏ, trộn nước mật trâu, cho vào trong chiếc mật treo trước gió, đợi khô, nấu thành bánh rồi viên bằng hạt đậu xanh mỗi lần nước gừng điều uống 3 – 5 viên. (Trích huyền phương) . 33) Ngọc phần hoàn.

– Trị khí đờm ho hắng, mặt trắng khí gấp ngắn, ngây ngấy sợ lạnh, sầu lo không vui, mạch sáp. Dùng:

– Bài thuốc: Bán hạ 1 lạng Nam tinh 1 lạng Quan quế 1/2 lạng.

Nghiền nhỏ, trộn hồ bột hoàn viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, nước gừng điều uống. (Khiết cổ phương)

34) Trị thấp đờm, tâm đau, suyễn gấp dùng:

Bán hạ sao dầu nghiền nhỏ, hồ cháo hoàn viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên, nước gừng tươi điều thuốc. (Đan khê phương)

35) Trị bệnh thương hàn cấp (cảm cấp)

Dùng: Bán hạ 4 đ.cân; Gừng tươi 7 lát, rượu 1 chén. Sắc uống. (Hỗ hiệp cư sĩ bách bệnh phương).

36) Ngọc phần hoàn

Trị đờm kết không ra, nói tiếng không trong, mắc bệnh lâu cũng dùng được,

Bán hạ nửa lạng; Quế tâm 1 chữ; Thảo Ô đầu 1/2 chữ. Nghiền nhỏ tẩm nước gừng, nặn . thành bánh, hoàn viên như hạt khiếm thực mỗi lần uống 1 viên. Đêm nằm ngậm nuốt. (Khiết cổ phương)

37) Thang quất bì bán hạ

Trị đờm đình tụ, chất ẩm lạnh sinh ra nôn ngược

Dùng: Bán hạ nấu chín; Quất bì cũ đều 1 lạng. Mỗi lần uống 4 đồng cân, gừng tươi 7 lát nước 2 chén, sắc còn 1 chén uống ấm. (Hòa tễ cục phương) 

(38) Thang phục linh bán hạ

Trị đờm định tụ, chất ẩm lưu đọng, ngực cách mô đầy buồn bực, khí ngắn buồn nôn, ăn uống không xuống được, hoặc nôn ra đờm nước, dùng:

Bán hạ rửa kỹ 5 lạng; Phục linh 3 lạng. Mỗi lần uống 4 đồng cân, gừng 7 lát, nước 1,5 chung (chén to) sắc còn 7 phần uống ấm. (Hòa tễ cục phương)

39) Thang bán hạ gia phục linh

Trị nôn, oẹ, xây sấm, tâm quí, cơm nuốt không xuống.

Sinh khương 250g; Bán hạ 100g; Phục linh 96g; Cắt vụn, lấy nước 7 lít sắc còn 1,5 lít chia 3 – 4 lần uống. (Kim quỹ phương)

40) Bán hạ ma hoàng hoàn

– Trị dưới tâm quí xung) run rẩy rung động

Dùng: Bán hạ, Ma hoàng lượng bằng nhau nghiền nhỏ, viên với mặt bằng hạt đậu nhỏ, mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần. (Kim quĩ phương)

41) Trị trẻ con bụng chướng

Dùng: Bột bán hạ chút ít, rượu hoàn viên như hạt thóc, mỗi lần uống 2 viên, nước gừng điều uống. Không khỏi uống thêm. Hoặc dùng lửa nướng, nghiền nhỏ, nước gừng hòa dán rốn cũng tốt. (Tử mẫu bí lục phương) 

42) Tiêu thử hoàn

– Trị phục thử đòi uống, tỳ vịkhông lợi, dùng:

Bán hạ (nấu dấm) 500g; Phục linh 250g; Sinh cam thảo 250g.

Cùng nghiền nhỏ, nước gừng bột miến đảo đều viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, nước nóng điều uống.(Hoà tễ cục phương) 

43) Bản lưu hoàn

Trị người già bí đại tiện do hư, do lạnh, cùng với chứng (huyền, tích) u cục khí lạnh dùng:  Bán hạ (rửa, sao), lưu hoàng sống, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, nước gừng tự nhiên nấu hoàn viên, như hạt ngô, lúc đói rượu ấm điều uống 50 viên, (Hòa tễ cục phương). 

44) Trị đái đục mộng di

Bán hạ 1 lạng, rửa 10 lần, cắt vỡ ra, lấy trư linh 2 lạng cùng sao vàng cho ra hỏa độc, bỏ trư linh cho vào 1 lạng mẫu lệ nung qua cho ra độc hỏa, lấy hoài sơn hoàn viên bằng bột ngô, mỗi lần uống 30 viên, nước nấu phục linh đưa thuốc. 

Người khí thân thận đóng, mà toàn thân tích chứa khí không có gì thu nhiếp quản lý, đi bừa mà sinh tinh, nên dùng phương này. Bởi vì bán hạ có tính thông lợi, trư linh dẫn nước, khiến khí thận thông vậy. Cùng với người hạ nguyên không giống nhau. (Bản sự phương)

45) Trị trên mặt bị phong sạm đen (hắc phong)

Cán hạ sấy nghiền, hòa dấm gạo điều đắp, không cho thấy gió, không kể số lần, cứ đắp từ sớm đến tối như thế 3 ngày, rồi lấy nước bồ kết rửa mà mặt sáng như ngọc vậy. (Trích huyện phương)

46) Lãi phong lông mày rụng (lãi phong là bệnh ngứa lông mày rụng còn gọi bệnh hủi).

Dùng bán hạ sống, phân dê sao cháy, lượng bằng nhau nghiền nhỏ, thêm nước gừng tự nhiên (giã gừng vắt lấy nước không hòa nước cho vào) đắp vào hàng ngày. (Thánh Lễ tổng lục phương)

47) Trị suy nãi (vú sưng cứng) sưng đau

Bán hạ 1 củ nướng nghiền nhỏ, hòa rượu uống lập tức khói, Một phương dùng bột theo vú đau bên trái thổi mùi trái, vú đau bên phải thổi mũi phải. Công hiệu. (Lưu Trường Xuân kinh nghiệm phương).

48) Trị đập đánh có ngấn ứ máu: lấy nước hòa bột bán hạ đồ đắp vào chỗ đau, một đêm thì hết. (Vĩnh loại ngâm phương) Lại chưa đi xa, chân bị chai. ” (Tập giàn phương)

49) Trị trùng bay vào tai: Lấy bột bán hạ sống hòa dầu vừng đắp ngoài nhĩ môn. (Bản sự phương).

50) Trị bọ cạp cắn người

Dùng bột bán hạ, đồ vào lập tức ngừng. (Tiền tướng công khiếp trung phương) .

Tác phương trong trái của tướng công họ Tiên.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm