Vị thuốc Cát cánh còn gọi: Khổ cát cánh, bạch cát cánh, mật chích cát cánh, ngọc cát cánh. – Tên cổ trong sách cổ: Tế nê (Bản kinh), bạch dược, ngạnh thảo (Biệt lục), lợi như, phòng đồ, phương đồ, lư như (Ngô thị bản thảo), khổ cánh (Cương mục), mộc tiện, đồ ất là sất, đạo ất a sất (Hòa hán dược khảo).
– Tên khoa học: Platycodon grandiflorum A.DC. Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Cát cánh hay kết cánh (Radix platycodi) là rễ khô của cây cát cánh.
– Hình thái : Cát cánh là cây cỏ sống nhiều năm, tự mọc ở đất hướng dương chốn Sơn giã, ngày xuân mọc mầm, thân cao 0,6 – 1m, cây to có thể tới 1,3 – 1,6m, lá hình tròn trứng hoặc hình châm, mép lá có răng cưa nhỏ, phần nhiều mọc xen kẽ, có khi mọc so le dài từ 3 – 6cm rộng 1 – 1,2cm. Khoảng hè thu giao nhau, trên đất của thân hoặc đầu cành nở hoa, màu trắng hoặc xanh tía, vành hoa 5 chỗ xẻ như chuông, sau hoa kết quả hình tròn trứng ngược, rễ tựa sa sâm mà cong queo, bên ngoài hiện ra sắc vàng yết, thẳng xuống dưới thì béo đấy. Mùa hoa tháng 5 – 8. Mùa quả tháng 7 – 9.
– Chủng loại: Vị đắng mà trong rễ có lõi là khổ cát cánh, vị ngọt mà trong rễ không lõi gọi là tế nê tức cát cánh ngọt.
– Thu hái: Xuân hái mầm non, có thể nấu canh, tháng 2 tháng 8 lấy rễ phơi khô.
– Cách chế: Lý Thời Trân nói: Nay chỉ cạo bỏ vỏ nổi ngoài, ngâm nước gạo 1 đêm, thái miếng sao qua dùng.
2. Vị thuốc Cát cánh theo Đông y
– Tính chất: Cay, hơi ấm, có độc nhỏ (TQDHĐTĐ); đắng, cay, bình (VNTDTNDL).
– Quy kinh: Vào kinh phế
– Công dụng:
a- Theo Trung Quốc dược học DTD.
Tuyên khí của phế, tan phong hàn, có thể đem thuốc đi lên, dùng làm thuốc trừ đờm trấn ho, trị cảm mạo đờm họ suyễn thở, trị lao phối, viêm màng sườn…
b- Theo Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục | Tuyên phế, tan lạnh, trừ đờm, bài tiết mủ, trị ho có tiếng, ho đờm, đờm nhiều, ngực buồn bực không khoan khoái, họng đau, tiếng câm, phế ung nôn mủ, lở loét, mủ đã thành không vỡ mủ.
– Chủ trị:
Ngực sườn đau như dao cắt, bụng đầy, ruột reo ù ù, kinh sợ, run rẩy qui) (Bản kinh). Lợi 5 tạng tràng vị, bổ huyết khí trừ nóng lạnh, phong tý, ấm trung tiêu, tiêu Cơm, chữa hầu họng đau, hạ độc trùng (Biệt lục).
* Liều lượng: 6g-12g/ngày (dùng ngoài lượng nhiều theo yêu cầu).
* Kiêng kỵ:
+ Không dùng cho người ho do âm hư, khạc máu.
+ Hạnh nhân chữa ho do tác dụng hạ khí. Cát cánh chữa ho do phối hợp vối nhau, một giáng một thăng thì nâng cao tác dụng điều khí.
+ Người âm hư hỏa nghịch lên, cùng không phong hàn tý ở phổi cấm dùng. Sợ bạch cập, long đờm thảo, kỵ thịt lợn.
3. Phát minh của Trương Trọng Cảnh
Một vị cát cánh qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm cho rằng: chủ trị đờm rãi đục sưng mủ vậy, kiêm trị họng hầu đau, nay xét chứng như sau: “
1) Chứng của cát cánh bạch tản ra chất rãi đục hôi tanh, lâu lâu nôn ra mủ.
2) Chứng của Thang cát cánh rằng: ra rãi đục tanh hôi, lâu lâu nôn ra mủ.
3) Chứng của Bài năng tán: Thiếu chứng.
Trên đây 3 phương dùng cát cánh ấy hoặc 3 lạng hoặc 1 lạng, hoặc 3 phân hoặc 2 phân, trên 4 phương đều là phương của Trọng Cảnh vậy. Mà Thang bài nùng dùng cát cánh làm quân dược, gọi tên là bài nùng (thúc mủ ra) thì tác dụng thúc mủ ra rõ vậy. Chứng của Thang bài nùng tuy thiếu, mà xem thang cát cánh thì chủ trị rõ vậy. Thang cát cánh chứng rằng: Ra rãi đục tanh hôi, lâu lâu ra mủ.
Trọng Cảnh nói họng đau có thể dùng Thang cam thảo không khỏi dùng Thang cát cánh vậy. Đó là cam thảo để làm chậm cái thế của độc, cái cấp bách của độc, mà rãi đục nôn mủ không phải là cam thảo chủ trị, cho nên không khỏi bàn gia thêm cát cánh vậy. Từ đó mà xem sưng đau cấp bách thì dùng Thang cát cánh, nhổ ra rãi đục nhiều thì dùng Thang bài nàng.
4. Từng thời đại đã dùng để chữa
Lê Hữu Trác Dược phẩm vậng yếu hạ có bàn về cát cánh rằng:
Cát cánh cay, đắng, ngọt, bình, hơi ấm, không độc, vào kinh thủ thiếu âm (tâm) thủ thái âm (phế) kiêm vào kinh túc dương minh (vị). Chủ dùng chữa trúng độc trùng ác, phong nhiệt gây ra suyễn thở ngắn gấp. Nó mở khí ở ngực và cách mô, lợi khí cho phế kim, trừ khí ủng tắc thượng tiêu. Làm trong sáng đầu mắt, giải mọi thứ phong, tan tà hàn lạnh ở cơ biểu, làm ngừng nhói đau dưới sườn, thông bế tắc ở trong mũi, chữa hầu họng sưng đau như thần. Đuổi phế nhiệt trị ho, trừ đờm. rãi chữa phế ung, thúc mủ đi, nuôi máu mới rất tài. Còn chữa người lớn chính xung trẻ con kinh, giản (động kinh) đắc lực. Cùng cam thảo cùng dùng thì dẫn mọi thuốc không đi sa xuống, các loại lở loét, mụn nhọt, chứng biểu thực dùng cát cánh dẫn thuốc đi lên và đi ra ngoài biểu. Hợp dùng cùng mẫu lệ, viễn chí cùng dùng thì trị giận dữ bực tức vô song.
Cùng hành trắng, thạch cao phối hợp thì đưa khí lên đắc lực. Cùng phác tiêu, đại hoàng có thể dẫn đến chỗ chí âm, vì cát cánh có thể dẫn đến chỗ chí cao trong ngực và phân lợi 5 tạng tràng vị. Xét ra cát cánh có thể dẫn mọi thuốc đi lên, lại có thể hạ khí là vì nó vào phổi, phế kim được lệnh thì khí đục đi xuống vậy. Người xưa mở ra, đưa khí lên nâng huyết lên, cùng mọi chứng đờm hỏa, bệnh lý cũng cùng nghĩa này, nếu bệnh không thuộc phổi dùng thì vô ích.
5. Phối hợp ứng dụng vị Cát cánh
1) Chữa ngực đầy không đau: Cát cánh 8 – 10g; Chỉ xác 8 – 10g. Nước 2 bát sắc còn 1 bát uống ấm.
2) Trị thương hàn bụng chướng, âm dương không hòa dùng “Thang cát cánh bán hạ” làm chủ.
Cát cánh 3 đ.cân; Bán hạ 3 đ.cân; Trần bì 3 đ.cân; Gừng 5 lát. Nước 3 bát sắc còn 1 bát – uống ấm. (Nam dương hoạt nhân thư phương)
3) Trị đờm ho suyễn gấp: Cát cánh 1 lạng rưỡi nghiền nhỏ, dùng nước đái trẻ 1/2 thăng sắc còn 4 hợp bỏ bã uống ấm. (Giản yếu tế chúng phương)
4) Trị phế ung ho hắng, ngực đầy rét run, mạch sác, họng khô không khát, luôn ra rãi đục tanh hôi, luôn luôn nôn mủ như cháo gạo tẻ dùng
Thang cát cánh làm chủ: Cát cánh 1 lạng; Cam thảo 2 lạng. Nước 3 thằng sắc còn 1 thăng chia 2 lần uống ấm, tới khi sớm tối nôn ra máu mủ thì khỏi. (Kinh quỹ phương).
5) Trị hầu tắc (hầu tý) khí độc: Cát cánh 2 lạng, nước 3 tháng sắc còn 1 tháng uống. (Thiên kim phương)
6) Trị (xỉ nặc) cam răng sưng đau: Cát cánh, ý dĩ nhân lượng bằng nhau nghiền nhỏ uống. (Vĩnh loại ngâm phương).
7) Trị cốt tào phong đau, lợi răng sưng đau:
Cát cánh nghiền nhỏ, thịt táo hoàn viên bằng hạt bồ kết gói vào bông cắn vào, vẫn lấy nước kinh giới ngậm nuốt. (Kinh nghiệm phương).
8) Trị răng cam rữa nát hôi hám: Cát cánh, hồi hương lượng bằng nhau sao nghiền nhỏ đắp. (Vệ sinh dị giản phương)
9) Trị can phong mắt đen, tròng mắt đau, đó là can phong thịnh vậy.
Dùng:.. “Cát cánh hoàn” làm chủ. Cát cánh 1 thăng; Hắc khiên ngưu 3 lạng. Nghiền nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô, mỗi lần uống 40 viên, nước ấm điều uống, ngày 2 lần. (Bảo mệnh tập phương)
10) Trị mũi ra máu cam:
Cát cánh nghiền nhỏ, nước điều uống 1 thìa xúc, ngày 4 lần uống. Một phương thêm vảy sừng tê giác. Cũng trị nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu. (Phổ tế phương)
11) Trị đánh nhau máu ứ ở trong ruột, lâu ngày không tiêu, luôn phát động. Cát cánh nghiền nhỏ nước Cơm điều uống 2 gam. (Trừu hậu phương)
12) Trị trúng cử độc, đại tiện ra máu như gan gà, ngày đêm ra máu hơn 1 thạch.
Bốn tạng đều tổn hại, riêng tim chưa tổn thương, hoặc mũi bị phá ra gần chết.
Dùng khổ cát cánh nghiền nhỏ dùng rượu uống một thìa xúc (2 – 3g) ngày 3 lần uống. Người không thể cho uống, dùng đũa cái cây răng ra để vào, trong tâm đương nhiên phút chốc tự yên, 7 ngày ngừng, nên ăn gan phối lợn để bổ, thần hiệu.
Một phương thêm tê giác lượng bằng nhau. (Cổ kim lúc nghiệm phương)
13) Trị trẻ con khách tạc[mfn]Khách tạc là người thần khí yếu thốt nhiên gặp vật khác thường sinh ra nôn mửa ra nước xanh vàng, như động kinh nhưng không nhìn ngược. Cần chữa gấp[/mfn] chết không thể nói, cát cánh sao nghiền 3 đồng cân, sắc nước gạo điều uống, vẫn nuốt xạ hương bằng hơn hạt đậu. (Trương Văn Trọng bị cấp phương)
14) Trị có mang trúng ác, tâm và bụng nước đau (thủy thống)
Dùng: Cát cánh 1 lạng, sinh khương 3 lát sắc còn 6 phân uống ấm, nước cho vào 1 chung. (Thánh huệ phương)
7. Phương tễ trứ danh
a/ Cát cánh bạch tán. (Ngoại đài phương)
Trị ho mà ngực đầy rét run, mạch sác họng khô, không khát, luôn ra rãi đục tanh hôi, lâu lâu nôn ra mủ như cháo gạo đó là phế ung.
Cát cánh 3 phân; Bối mẫu 3 phân; Ba đậu 1 phân (bỏ vỏ nghiền như mỡ).
Trên 3 vị tán bột, người khỏe uống 1/2 đồng cân, người gầy yếu giảm đi. Bệnh ở trên cách mô nôn ra máu mủ, dưới cách mô thì tả ra, nếu đa nhiều không ngừng, uống 1 chén nước lạnh là yên.
b/Thang cát cánh. (Thương hàn phương)
Trị họng đau thuộc kinh thiếu âm.
Trước cho uống Thang cam thảo không khỏi, cho uống Thang cát cánh. Cát cánh 1 lạng Cam thảo 2 lạng Có 2 vị nước 2 thăng nấu còn 1 thăng bỏ bã, uống ấm, ngày 2 lần,
8. Y gia bàn luận
– Lý Thời Trân nói: Chu Quang hoạt nhân thư trị trong ngực bị đầy không đau, dùng: Cát cánh – chỉ xác. Với ý nghĩa: Thông phế, lợi cách mô, hạ khí vậy.
– Trương Trọng Cảnh thương hàn luận trị hàn thực kết ở ngực, dùng cát cánh bối mẫu, ba đậu lấy ý nghĩa là ôn ấm trung tiêu, tiêu Cơm, phá tích vậy.
+ Trị phế ung nhổ ra mủ, dùng: Cát cánh Cam thảo. Lấy ý nghĩa: Đắng cay thanh phế, ngọt ấm tả hỏa, lại có thể bài tiết máu mủ, bổ dò rỉ bên trong vậy.
+ Trị chứng thiếu âm 2 – 3 ngày họng đau, cũng dùng cát cánh, cam thảo lấy ý nghĩa: đắng cay tan lạnh, ngọt bình trữ nhiệt, hợp mà dùng có thể điều hàn nhiệt vậy.
+ Người đời sau đổi tên là Thang cam cát thông trị mọi bệnh họng, hầu, miệng lưỡi.
+ Tống nhân tôn thêm kinh giới, phòng phong, liên kiều, gọi tên là: Thang nhũ thánh nói rất nghiệm vậy.
– Chu Chấn Hanh nói:
Ho khan đó là tà đờm hỏa uất ở trong phối, nên dùng khổ cánh để mở ra,
Bệnh lý bụng đau đó là khí phế kim uất ở đại tràng, cũng nên dùng khổ cánh để mở ra. Sau dùng thuốc ly. Thuốc này có thể mở ra nâng lên khí huyết, cho nên trong thuốc khí huyết nên dùng.
– Học thuyết gần đây
Ông Trương Sơn Lôi nói: Công dụng cát cánh mọi nhà mô tả đều là ôn, thông, tuyên đạt, tiết ra, thông trị bệnh kết trệ, bất luận thượng tiêu hay hạ tiêu. Riêng ông Khiết Cổ bảo là đưa mọi thuốc đi lên đến trong ngực, chỗ rất cao. Trong mọi thuốc có cát cánh thì không thể chìm đi xuống. Rồi các Ông Trọng Thuần, Cảnh Nhạc, Thạch Ngoan tôn lên cũng nhận định là thuốc chuyên chữa họng đau, cho rằng cát cánh quả thực thuộc loại thăng đề, như thế thì tất cả loại phong nhiệt thực hóa gây ra hầu họng đau, chính là cái lúc thế của hỏa ủng tắc ở trên, mà dùng cát cánh cay đưa lên, ấm phụ trợ cho nhiệt chẳng là ôm củi chữa cháy ư? Mà lại còn khoa trương lời nói, để cho bọn bình thường ngu tối nhắm mắt làm theo, mà nhất thiết tin rằng là thuốc chữa phổ thông cho đau họng.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: