Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tô mộc (cây gỗ Vang)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Tô mộc (cây gỗ Vang) Còn gọi: Tô mộc (Y học khái nguyên). Tô phương (Nam phương thảo mộc trạng). Tô phương mộc (Đường bản thảo). Tông mộc (Trung Quốc chủ yếu thực vật đổ thuyết). Xích mộc (Lỗ y quốc dược cập sử phương). Hồng sài (Tứ Xuyên trung được chí).

– Tên khoa học: Caesalpinia sappan L. Thuộc họ Đậu (Papillionaceae = Fabaceae)

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Thân cây gỗ vang

– Hình thái

Cây to, cao 7 – 10m. Thân có gai hình nón ngắn và có lỗ bì hình chấm trắng. Lá rộng, kép hai lần lông chim. Cuống lá mang 9 đôi cuống lá phụ, mỗi đội đó lại mang 12 đôi lá chét hoặc hơn CÓ Tân chính chéo. Lá kèm biến đổi thanh gai hình nón.

Hoa mọc thành chùm rộng ở ngọn, gồm nhiều chùm có lòng màu gỉ sắt. Đài 5, rải rác những chấm nhỏ, lá đài ngoài lõm. Trang gồm 4 cánh có móng ngắn, một cánh thứ 5, ở trong, có phiến trơn và móng rộng, có rãnh. Nhị 10, bầu có lông, không cuống, đựng 4 noãn. Quả hóa gỗ, có sừng ở cầu, chứa 4 hạt dẹt, mảnh vỏ của quả có lông màu hung ở trong..

Cây mọc hoang dại và cũng được trồng ở nhiều nơi (Ninh Bình, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh). GỖ vang dùng để nhuộm và để làm thuốc săn da, cầm máu và trị bệnh ỉa chảy, gọi là tô mộc.

– Thu hái bào chế: Khi dùng vị thuốc tô mộc, bỏ vỏ thô, chẻ nhỏ, lại giã. Lôi Công sau khi giã dập còn nấu với cành mai từ giờ tỵ đến giờ thân, bỏ ra, cần dùng.

2. Tác dụng dược lý của Tô Mộc

1) Tác dụng đối tâm huyết quản:

Trong lúc rót vào chi sau con cóc, nước tô mộc có thể khiến ống máu co bóp độ nhẹ. Sau đó dùng sodium nitrite (á tiêu toan nạp) cũng không thể khiến huyết quản dãn nở. Nếu trước dùng sodium nitrite lại dùng tô mộc thì giống như trên không thể khiến huyết quản co bóp. Trên tiêu bản tim ếch đã tách rời Cơ thể, nước tô mộc lượng vừa phải có thể khiến lực có bóp tăng cường, đồng thời có thể khiến do thuốc sắc Chỉ sác làm giảm yếu lực tâm co bóp có thể khôi phục. Còn có thể giải trừ chloralhydrate (thủy hợp lục thuyên); qui-nine; pilocarpine (mao quả vân hương kiềm); eserine (độc biển đậu kiềm)… độc tính đối với tim ếch đã tách rời cơ thể.

2) Tác dụng ức chế trung khu:

Nước tô mộc lượng vừa phải, dùng phương pháp cho thuốc không giống nhau, đối với chuột con, thỏ, chuột cống đều có tác dụng thúc ngủ. Lượng lớn còn có tác dụng gây mê, thậm chí tử vong. Có thể đối kháng với strychnine cùng với cocaine (khả sa nhân gây nên tác dụng hưng phấn trung thu, nhưng không thể đối kháng với tính hưng phấn của morphine.

3) Tác dụng kháng khuẩn: 

Dịch sắc tô mộc (10%) đối với staphylococcus aureus (khuẩn cầu chùm nho sắc vàng kim) và typhoid bacillus (khuẩn trụ thương hàn) tác dụng tương đối mạnh, giá trị công hiệu đều đạt 1/1600. Thuốc sắc, ngâm đối với khuẩn trụ bạch hầu (bacillus diphtheriae) khuẩn trụ lưu cảm (influenzal bacillus), khuấn trụ C phó thương hàn (paratyphoidc bacillus), khuẩn trụ ly họ Phất (flexner’s bacillus), khuẩn cầu chùm nho sắc vàng kim (staphyloCOCcus aureus), khuẩn liên cầu kiểu dung huyết (hemolytic streptococcus), khuẩn cầu viêm phổi (pneumococcus) thì tác dụng rõ rệt.

Đối với khuẩn trụ ho trăm ngày (bordetella pertussis), khuẩn trụ thương hàn (typhoid bacillus), khuẩn trụ giáp ất phó thương hàn (paratyphoid A, B bacillus) cùng với khuẩn trụ viêm phổi (pneumococcus) cũng có tác dụng.

4) Tác dụng khác: 

Thuốc sắc tô mộc tất cần 10% trở lên đối với sán lá gan ngoài cơ thể mới có công hiệu; thử dùng đối Với trong cơ thể trâu bò, tác dụng kháng sán lá gan không xác thực. Tiêm dưới da hoặc xoang bụng lượng vừa phải nước tô mộc, có thể khiến chó nôn mửa cùng đau bụng đi tả. Không có tác dụng kháng histamine (antihistamine) cùng với tác dụng giảm nhẹ kích thích cục bộ. Đối với tử cung đã tách rời cơ thể hơi có ức chế, nếu cùng thận thượng tuyến tố (adrenalin) hợp dùng thì tác dụng rõ rệt. Không có tác dụng giải nhiệt.

Dùng Cồn chiết xuất nhân hạt cùng loài thực vật: Ứng diệp thích: Caesalpinia bonducella flem đối Với động vật đã gây mê có tác dụng giáng áp. Đồng thời có thể ức chế tim ếch. Bộ phận vị đắng nhựa cây có tác dụng ức chế trung thu, lui nhiệt, cùng với tác dụng giải co thắt ống ruột đã tách rời cơ thể, còn có tác dụng sát trùng rõ rệt (phép giun đất). Đối với các loại vi khuẩn dịch chiết xuất từ nước – Cồn cùng nhựa cây (resin) cũng có một vài tác dụng ức chế. 

Vị thuốc Tô mộc

Vị thuốc Tô mộc

3. Vị thuốc Tô Mộc theo Đông y

 – Tính vị: Ngọt, mặn, bình. 

+ Đường bản thảo: Vị ngọt mặn, bình không độc. 

+ Bản thảo thập di: Lạnh. 

+ Y học khái nguyên: Tính mát vị hơi cay. 

+ Thang dịch bản thảo: Ngọt mà chua cay, tính bình, 

+ Thực ước y kính: Vị ngọt cay mặn, hơi ấm. 

– Vào kinh: Can, Vị, đại tràng, tâm, tỳ, phế. 

– Công dụng chủ trị:

Hành huyết phá ứ, tiêu sưng, ngừng đau. Trị đàn bà huyết khí tâm bụng đau, kinh bế, sau đẻ ứ máu, chướng đau suyễn gấp, bệnh lỵ, phá thương phong, nhọt sưng, đánh đập ứ trệ gây đau.

+ Đường bản thảo: Chủ phá huyết, sau đẻ huyết chướng muộn muốn chết.

+ Bản thảo thập di: Chủ hoắc loạn nôn ngược cùng người thường nôn mửa, dùng nước sắc uống.

+ Hải dược bản thảo:

Chủ hư lao huyết tích, khí ủng trệ, sau đẻ máu hôi không yên, trong bụng thấy đau, cùng kinh lạc không thông, trai gái trúng phong, miệng câm không nói, nghiền nhỏ đắp đầu vú 1 thìa cà phê, sắc rượu uống, bỏ bã đắp nơi đầu vú, lập tức nôn ra vật xấu khỏi.

+ Nhật Hoa tư bản thảo: Trị đàn bà bệnh huyết khí, tâm bụng đau, kinh nguyệt không điều cùng nhục lao. Bài tiết mủ ngưng đau, tiêu sưng nhọt, bố tổn, trừ ứ, con gái mất tiếng, lỵ ra chất trắng đỏ đồng thời vùng hậu môn đau gấp.

+ Y học khái nguyên: Phát tán khí phòng ở phần biểu phần lý, phá máu chết.

+ Lý Hãn: Phá máu chết lở loét, máu xấu sau đẻ.

* Cách dùng lượng dùng: 

Uống trong: Sắc uống dùng 1 – 3 đồng cân. nghiền nhỏ hoặc ngày cao.

Dùng ngoài: Nghiền nhỏ xoa. 

* Kiêng kỵ: Người huyết hư không ứ không dùng. Đàn bà có mang kiêng uống.

+ Cương mục: Ký sắt. 

+ Bản thảo kinh sơ: . Sau đẻ máu hôi đã sạch do huyết hư bụng đau không nên dùng.

+ Bản kinh phùng nguyên: Người đại tiện không thực cấm dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị đàn bà nguyệt thủy không thông, phiền nóng đau đớn:

Tô mộc 2 lạng (chẻ nhỏ, giã); Não xa (nghiền) 1/2 lạng; Bột đại hoàng 1 lạng. Trước lấy nước 3 bát to sắc Tô mộc còn 1 bát rưỡi bỏ bã, cho não sa, bột đại hoàng vào cùng sắc thành cao, mỗi ngày lúc đói nước ấm điều uống 1/2 thìa to.

(“Thánh huệ phương” phương mộc tiễn)

2) Trị sau đẻ khí trệ gây suyễn: Tô mộc, nhân sâm, mạch đông sắc uống.(Phụ khoa – ngọc xích – tô mộc thang).

3) Trị sau đẻ huyết vậng, bụng buồn bực khí suyền gấp, muốn chết:

Bột Tô mộc 2 lạng; Thược dược 1,5 lạng; Lá sen nướng 1 lá; Quế bỏ vỏ thô 1 lạng; Miết giáp nướng dấm 1,5 lạng

Năm vị trên giã vụn như hạt vừng, nước 5 bát, nước ngó sen 1 hợp, cùng sắc lấy 2 bát bỏ bã, cho 1 lạng hồng tuyết vào, chia 2 lần uống ấm, trước uống ăn cháo, thấy như người đi bộ 5 km lại uống.

(“Thánh Lễ tổng lục” Tô phương ẩm)

4) Trị huyết vậng: Tô mộc 5 đ.cân sắc nước, thêm nước tiểu trẻ 1 bát uống. (Lục Xuyên bản thảo).

5) Trị bị đánh tổn thương, do lở loét trúng phong:

Bột tô mộc 2 lạng, rượu 2 tháng sắc lấy 1 thằng, chia 3 lần uống, lúc đói, buổi trưa, đi nằm đều 1 lần uống. (“Thánh Lễ tổng lục” Tô mộc tửu) 

6) Trị phá thương phong (uốn ván): Tô mộc không kể nhiều ít, nghiền bột, mỗi lần uống 3 tiền chùy (ước 3 gam) rượu điều uống. (“Thánh Lễ tông lục” Độc thánh tản)

7) Trị “thiên trụy” tức hạt dái sưng đau: Tô mộc 2 lạng, rượu tốt 1 vò, nấu kỹ uống luôn. (Tân hồ tập giàn phương) 

5. Các nhà bàn luận

1) Dụng dược tâm pháp: Tô mộc, trừ phong cùng phòng phong cùng dùng.

2) Cương mục: Tô mộc dùng ít thì hòa huyết, dùng nhiều thì phá huyết. 

3) Bản thảo kinh sơ:

Vị thuốc Tô mộc, nói chung chữa tích huyết cùng sau đẻ huyết chướng muộn muốn chết.

Không chứng nào không do 2 kinh tâm can gây bệnh. Vị này mặn chủ vào máu, cay có thể chạy tan, cái máu ứ. tích, hỏng, đục đã thông hành thi 2 kinh yên mà mọi chứng tự trừ, tất đều lấy nghĩa vào huyết hành huyết. Cay mặn tiêu tan cũng kiêm có cái công mềm chất rắn nhuận xuống, cho nên có thể trừ các loại máu đọng kết, đàn bà sau đẻ càng nên dùng. 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ