Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tử uyển: Vật phẩm này rễ sắc tía (tử là tía) mà mềm mại uyển là mềm) nên có tên. Thanh uyển (Ngô phổ bản thảo), tử thiến (Biệt lục), phản hồn thảo căn, dạ khiến ngưu (Đầu môn phương). Tử uyển chung (Bản thảo thuật).

– Tên khoa học: Aster tataricus L.F. Thuộc họ Cúc (Compositae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Tử uyển là rễ của cây Tử uyển ( Aster tataricus  L.) họ Cúc (Asteraceae)

– Hình thái

Tử uyển là loại cỏ có gốc sống lâu năm, mùa xuân ra mầm non, thân mọc thẳng đứng có nhiều cành, cao tới 1,8 – 2m lá to mà dài, hình mác tù, có răng cưa thô ráp, trung thu khe giữa lá và dọc nở hoa, hoa hình đầu đường kính 2,5 – 3,5cm, có cuống dài. Hoa xung quanh là hoa mũ dạng lưỡi sắc tía nhạt, hoa ở giữa là hoa mũ dạng ống sắc vàng, sắc hoa mỹ lệ có thể để làm cảnh. Rễ nhỏ dài, mọc như bụi rậm, tựa như tế tân mặt ngoài sắc hồng tía, chất mềm mại, bẻ dễ gãy. Quả khô hơi dẹt có lông trắng.

– Thu hái: Tháng 2 – 3 âm lịch, lấy rễ về phơi râm.

– Cách chế: Khi dùng nên bỏ đầu, đất cát lấy nước rửa sạch, ngâm mật ] đêm, sấy khô dùng, cứ 100g : : gam mật…

Vị thuốc Tử uyển

Vị thuốc Tử uyển

2. Vị thuốc Tử uyển theo Đông y

– Tính chất: Đắng, ấm, không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh phế

– Công hiệu: m phổi đưa khí xuống, hóa đờm ngừng ho, làm thuốc chữa ho ngược lên,

– Chủ trị: Ho ngược lên khí xốc, trong ngực nóng lạnh, khí kết, trừ độc trùng, trị liệt què, yên 5 tạng (Bản kinh), chữa ho nhổ ra máu mủ, ngừng suyễn quý, 5 chứng lao thổ hư yếu, bổ không đủ, trẻ con kinh giản (Biệt lục).

* Liều lượng: 6g-12g/ngày.

* Kiêng kỵ:

+ Không dùng cho người âm hư phế nhiệt có ho. Thường dùng với Khoản đông hoa. Tác dụng thiên về hoá đàm chỉ ho.

+ Ghét thiên hùng, cù mạch, cảo bản, lôi hoàn, viên chí. Sợ nhân trần. Khoản đông hoa làm sứ.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Theo Lãn Ông (Dược phẩm vậng yếu hạ) .

Vị đắng, cay, ấm, không độc vào kinh thủ thái âm kiêm vào tác dương minh, khoản đông hoa làm sứ. Ghét thiên hùng, củ mạch, ôi hoàn, viễn chí, sợ nhân trần, Chủ dùng:

Ho ngược, đờm suyễn, phế nay, nôn mủ, tiêu đờm, ngừng khát, lao, ho, nôn đỏ, thi chú, lao thương. thông lợi tiểu tràng, có thể mở hầu tý, trẻ con kinh giản, nóng lạnh kết khí, hư lao không đủ, trừ độc trùng, liệt què.

Xét tử uyển đắng ấm hạ khí xuống. cay ấm nhuận phổi, cho nên nôn máu hư lao cất làm thượng phẩm, tuy vào tạng chí cao, nhưng lại có thể đi xuống dưới, khiến khí hóa tới cả châu độ, tiểu tiện tự thông lợi mà người không biết.

Nhưng tính trơn không nên dùng lâu, vả lại tính cay ấm, người âm hư phế nóng không nên dùng, nên cùng địa hoàng, môn đông cùng dùng có thể không lo có hại nữa.

2) Đời Tống. Đại Minh Chư gia bản thảo bàn tử uyên rằng:  Điều trung, tiêu đờm, ngừng khát nhuận cơ phu, thêm cốt tủy.

3) Đời Nguyên. Vương Hiếu Cổ thang dịch bản thảo bàn tử uyển rằng: ích khí cho phế, chủ trị tức bôn.

Chú: Tức bôn là phế khí tức ở dưới sườn, suyễn thở ngược lên, cách chữa nên giáng khí, mát nóng. mở đờm, tan kết như dùng Điều tức hoàn, tức bôn hoàn.

4) Đời Minh. Mậu Hy Ung bản thảo kinh sơ bàn về tử uyển rằng:

Tử uyển vị đắng ấm, Biệt lục nói kiêm cay không độc, đắng để tiết đi, cay để tan đi, ấm để thông hành đi. Cay trước vào phổi, phối chủ mọi khí, cho nên chủ chữa ho ngược khí xốc lên, trong ngực nóng lạnh khí kết, trừ độc trùng cũng là lực của cay vậy. Liệt què là thấp nhiệt ở dương minh vậu, hun đốt ở phổi thì phổi nóng mà tân dịch không thể tiết xuống được làm tổn thương khí hóa, dẫn đến khốn đốn cái nước ở thượng nguồn, cho nên làm thành bại què vậy..

Phổi là tàn lọng che cho 5 tạng Lí mà chủ mọi khí, phế lên thì có thể – chầu 100 mạch, tan tinh rải chất dịch cho các tạng, cho nên nói rằng yên 5 tạng vậy. Chữa ho ngược, nôn ỉa ra máu mủ, ngừng suyễn quí, tan cái tà của người bệnh phế vậy, phế nên có thể yên 5 tạng, cho nên chữa vi 5 chứng lao cùng với người thể hư không đủ, trẻ con kinh sợ cũng do  hư mà có nhiệt gây nên vậy. Nhiệt tan thì kinh giản tự ngừng. Được cùng mật sấy khô là tốt. 

5) Đời Thanh. Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn về tử uyển rằng:

Tử uyển cay đắng mà ấm, sắc đỏ, tuy vào tạng chí cao, nhưng kiêm giáng xuống, cho nên sách chép vào phần huyết phế kim, có thể trị hư lao ho hắng, kinh quí, mọi bệnh huyết nền máu, máu cam. Lại có thể thông điều đường nước để chữa đái đục, đái xít sáp đái máu, dùng tử uyển trên dưới đều thích nghi, vả lại nó cay mà không tạo, nhuận mà không trệ, đối với phế thực là có ích, Song tính sơ tiết nhiều, sức bồi dưỡng ít, cùng tang bạch bì, hạnh nhân cùng giống nhau, nhưng tang bạch bì hạnh nhân thì tả phần khí của kinh phế, mà vị này tả phần huyết kinh phế vậy. Cho nên phế hư ho khan cấm dùng. Loại sắc tía nhuận mềm là tốt. Thuốc này khó chia ra trên giữa dưới, song càng đoạn dưới thì sơ tiết càng mạnh hơn. Sao mật dùng, khoản đông hoa làm sứ, loại trắng là nữ uyển vào phần khí. Trửu hậu phương dùng vị này 3 phân, duyên đan 1 phân, hòa toàn tương uống 1 thìa xúc, ngày 3 lần, đến ngày thứ 21 có thể khiến mặt đen biến thành trắng, uống quá thì không nên. Bỏ đầu râu nướng mật sao dùng.

6) Đời Thanh. Hạ Cửu Như biện dược chỉ nam bàn về tử uyển rằng:

Tử uyển vị ngọt mà kèm đắng, tính mát mà thể nhuận, rất hợp với phần huyết của vùng phổi, chủ trị phế sém lá phổi cất lên, ho lâu trong đờm kiêm máu, cùng với phế nuy (yếu liệt) đờm suyễn, tiêu khát, khiến khiếu của phế có công thanh lương nhuận trạch. Bởi vì sắc tía giống sắc của gan thì dùng vào kinh can. Phàm lạo nhiệt không đủ đó là bệnh phần biểu của gan, súc tích nhiệt kết khí là bệnh phần lý của gan. Nôn ra máu chảy máu cam là gan ngược lên. là máu đái máu là can chạy bừa xuống vị này chữa đều thu công hiệu. Bởi vì nó thể nhuận rất có thể tự dưỡng thận, mà thận chủ đại tiểu tiện, lấy vị này nhuận đại tiện táo kết, lợi tiểu tiện đỏ ngắn, mở âm dương ra, tuyên thông ủng tắc sáp trệ, rất có công thần, cùng sinh địa, mạch đông thì vào tim yên thần nuôi máu, cùng Đan bì; Xích thược thì vào vị, thanh nhiệt mát máu. Tang bị sắc trắng là thuốc khí ở trong phổi, tử uyển sắc tía là thuốc huyết ở trong phổi, nên phân biệt mà dùng.

– Học thuyết gần đây:

Trương Sơn Lôi thì cho rằng: Tử uyển có thừa nhu nhuận, tuy nói đắng cay mà ấm nhưng không táo liệt chuyên có thể mở ra tiết đi cái uất của phế, định ho giáng nghịch, tuyên thông tắc trệ, vị cay thì vào khí phận, sắc tía thì vào huyết phận, cho nên có thể kiêm sơ thông khí huyết cho người bệnh phế. Cuối cùng thì kết luận dù phế kim ngạt tắc, bất luận là hàn hay là hỏa đều cần dùng tử uyển. Nếu không dùng tử uyển thì không thể khai thông được phế. Mà tục tử phần nhiều không biết 

Họ Trương còn nói: Gặp chứng tiểu tiện không thông lợi, phần nhiều do khí hóa không tuyên thông. Người xưa bảo khí lúng, không điều khí mà chỉ thẩm lợi ( dùng thuốc thẩm thấp) ( lợi thủy) thì cũng không công hiệu. Chỉ dùng Tử uyển sơ tiết khí phế, khiếu trên mở thì khí dưới cũng thông mà tiểu tiện được.

4. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Tử uyển

1) Trị phế tổn thương ho hắng: Tử uyển 5 đ.cân (ước 16 gam) nước 1 bát sắc còn 7/10 uống. Ngày 3 lần. (Vệ sinh dị giàn phương)

2) Trị ho lâu không khỏi:

Tử uyển; Khoản đông hoa đều 32 gam; Bách bộ 16 gam giã nhừ, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 10 gam. Thêm Gừng 3 lát; Ô mai 1 quả sắc nước điều uống. Ngày 2 lần, rất tốt. (Độ kinh bản thảo phương)

3) Trị trẻ con ho không ra tiếng

Bột tử uyển và Hạnh nhân bằng nhau, mật hòa lẫn viên như hạt khiếm thực, mỗi lần uống 1 viên, nước ngũ vị điều uống. (Toàn ấu tâm giám phương)

4) Trị nôn máu ho hắng, sau nôn máu ho: 

Dùng Tử uyển, Ngũ vị sao nghiền nhỏ, viên với mật như hạt khiếm thực, mỗi lần uống 1 viên ngậm, (Chỉ nam phương)

5) Trị sau đẻ ra máu: Bột tử uyển nước điều uống 5 gam. (Thánh huệ phương)

6) Trị triển hầu phong, hầu tắc không thông muốn chết:

Dùng rễ phản hồn thảo 1 nhánh, rửa sạch, đặt vào trong hầu, đợi rãi bẩn ra là khỏi, thần hiệu. Lại lấy mã nha tiêu nhai nuốt tức tuyệt căn bản, một tên gọi là tử uyển. Người Nam gọi là dạ khiến ngưu. (Đẩu môn phương)

7) Trị đàn bà tiểu tiện thốt nhiên không chảy ra được: Tử uyển nghiền nhỏ, nước giếng hòa uống 3 gam là thông, tiểu tiện ra máu 5g là ngừng. (Thiên kim phương) 

Phương tễ trứ danh. 

Thang tử uyển:  Trị phế bị tổn thương khí cực, ho, lao nhiệt, nôn đờm nôn máu, phế nay phế ung.

Tử uyển; Tri mẫu; Bối mẫu; A giao đều 6,4 gam; Nhân sâm; Cam thảo; Cát cánh; Phục linh đều 1,6g; Ngũ vị tử 12 hạt, sắc nước uống, ngày 2 lần, một phương thêm liên nhục.

5. Tư liệu tham khảo

Lý Thời Trân nói:

Xét Trần Tự Minh nói: Tử uyển từ núi Lao Sơn ra, rễ như bắc tế tân là tốt. Người đời này phần nhiều dùng xa tiền, rễ tuyến phúc rồi nhuộm đất đỏ dối người để bán đó, cẩn thận khi mua. Tử uyển là thuốc chủ yếu chữa bệnh phế, phế vốn đã bị mất tân dịch, lại uống thứ thuốc làm chạy mất tân dịch, làm hại rất lớn, không thể không cần thận.

Xét thấy:

Tử uyển theo các nhà bán ở trên, người nói ôn, người nói nhu nhuận có thừa, người nói ca ngọt hơi ấm, người nói cay đắng mà ấm… Người bảo bất luận hàn nhiệt dùng được cả v.v… Nói tóm lại tính thông tiểu tiện, cầm ra máu uống tới 1 lạng (32 gam) mới cầm ngay. Ngoài ra còn chờ xét nghiệm của người này.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm