Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Sơn tra: Sơn tra là quả cây Chua chát (Docynia doumeri) hoặc cây Táo mèo (Docynia indica), họ Hoa hồng (Rosaceae) không phải là quả Bồ quân.

1. Bộ phận dùng, hình thái và bào chế

– Lời giới thiệu

Trước đây Sơn tra ta hoàn toàn nhập của Trung Quốc mà Trung Quốc thì cũng có nhiều loại sơn tra như bắc Sơn tra, nam sơn tra, sơn tra của các tỉnh khác nhau, chỉ có đều cùng họ. Mấy năm gần đây ta có thu mua táo mèo và chua chát Với tên sơn tra để xuất khẩu và sử dụng. Song táo mèo và chua chát cũng không có tên trong bộ sách Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam chỉ có Đỗ Tất Lợi giới thiệu qua “chua chát” và “táo mèo”. Ở đây tôi chỉ nêu một số sơn tra mà Trung Quốc thường dùng, nêu rõ tác dụng tính chất của bắc Sơn tra để cùng nhau sử dụng, bao giờ có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam để biết rõ táo mèo chua chát sử dụng ra sao? Cần chờ đợi thời gian thêm nữa.

– Các loại sơn tra Trung Quốc thường dùng 

a) Hình thái vị thuốc bắc sơn tra

Hình cầu hoặc hình lên đường kính ước 2,5cm, mặt ngoài sắc hồng thẫm, có trơn bóng rải đầy nốt ban chấm sắc tro trắng, vùng đáy có cuống quả để lại ngấn vết cũ, vị thuốc này bán thường là phiến cắt ngang dày 3 – 5mm cắt miếng, phần nhiều co cuộn không bằng phẳng, thịt quả sắc vàng thẫm đến sắc nâu nhạt, mặt cắt có thể thấy 5-6 hạt giống sắc vàng nhạt, có miếng hạt đã rơi rụng, có miếng trên đó thấy cuống quá ngắn, hoặc là tàn tích của đài hoa lõm xuống. Khí nhỏ thơm mát, vị chua hơi ngọt. Dùng miếng to vỏ đỏ, thịt dầu là tốt. Loại này thường có ở Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam, Liêu Ninh và Hiệp Tây. Sơn Tây, Giang Tô cũng sản sinh ra.

b) Hình thái vị thuốc nam sơn tra của Trung Quốc.

Đây là quả của cây giã Sơn tra. quả hình cầu tròn, đường kính 0,8 – 1,4cm, thỉnh thoảng có dạng bẹt, mặt ngoài sắc hồng tro, có vân nhỏ cùng điểm chấm ban nhỏ, đỉnh quả có 1 hố lõm nhỏ, mé bên hơi nhô ra, vùng đáy có ngấn cũ của cuống quả còn sót lại, chất cứng rắn, hạch to, thịt quả mỏng, sắc hồng nâu khí nhỏ, vị chua hơi sáp, chọn dùng quả đều, sắc hồng, chất cứng là tốt.

Loại này thường ở Giang Tô. Triết Giang. Vân Nam, Tứ Xuyên sản xuất ra. 

c) Ngoài ra còn có một số quá của những cây cùng loài ở địa khu thiếu số cũng gọi sơn tra dùng làm thuốc như:

Sơn lý hồng: Crataegus pinnatifida Bge. Lá tấm rộng hình trứng, 3 – 5 lần dạng lông vũ xẻ sâu, quả gần hình cầu, đường kính ước 1,5cm sắc hồng. Phân bố tại các tỉnh Đông Bắc, Hoa Bắc cùng Hiệp Tây, Sơn Đông, Giang Tô.  

Sơn tra lô Bắc: C. họpensis Sarg Lá hình trứng, đến hình trứng

– Bào chế: 

Sơn tra:

Luyện sạch tạp chất, sàng bỏ hạt. Sao sơn tra: Lấy Sơn tra sạch cho vào nồi rang, dùng lửa nhỏ sao đến mặt ngoài hiện lên sắc vàng nhạt, lấy ra, để nguội.

Tiêu sơn tra:

Lấy sơn tra sạch đặt trong nồi dùng lửa mạnh sao đến mặt ngoài sắc nâu sém, bên trong sắc nâu vàng làm mức, phun rưới nước trong, lấy ra, phơi khô.

Sơn tra thán: Lấy Sơn tra sạch, đặt trong nồi dùng lửa mạnh sao đến mặt ngoài sắc đen sém, nhưng nên tồn tính, phun nước trong vào, lấy ra, phơi khô.

+ Cương mục:

Sau sương tháng 9 lấy quả sơn tra gần chín, bỏ hột, phơi nắng khô. Hoặc nấu chín bỏ vỏ hột, giã làm bánh, phơi khô dùng.

* Cách dùng lượng dùng: 

– Uống trong: Sắc uống 6g – 16g/ngày, hoặc vào hoàn tán. Dùng ngoài: Sắc nước rửa hoặc giã đắp. 

* Kiêng kỵ:

Người tỳ vị hư yếu cần thận khi dùng.

+ Bản thảo kinh sơ: Người tỳ vị hư kiêm có tích trệ, nên cùng thuốc bổ cùng dùng. cũng không nên dùng quá.

+ Đắc phối bản thảo: Khí hư đại tiện sột sệt, tỳ hư kém ăn, 2 chứng ấy cấm dùng.

Người uống nhân sâm nên kiêng.

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng đối với huyết áp

Tiêm tĩnh mạch cho thỏ đã gây mê dịch chiết xuất bằng cồn vị sơn tra Sơn lý hồng có thể khiến huyết áp thỏ từ từ hạ xuống, lại duy trì được lâu, trên dưới 3 giờ. Rót vào ống máu toàn thân cóc thì khiến ống máu dãn nở. Vật phẩm này còn có tác dụng co bóp tử cung.

2) Tác dụng kháng khuẩn

Tiêu Sơn tra (mua ở cửa hàng dược Bắc Kinh, chưa giám định phẩm loại thuốc sắc thí nghiệm ngoài cơ thể đối với các loại hình trụ khuẩn bệnh lý (Bacillus dysenteriae) cùng với trụ khuẩn mủ xanh (Bacillus popCaneus) đều có tác dụng ức chế rõ ràng.

Ở các nước cùng Trung Quốc đối với nhiều loại sơn tra cùng loài không cùng giống đối với thực nghiệm chữa chứng động mạch xơ cứng dạng cháo đã thu được kết quả đáng trọng thị. Như “ngũ nhụy Sơn tra: Crataegus pentagona đem ngâm cao đối với thực nghiệm thỏ nhà xơ cứng dạng cháo động mạch kiểu cholesterol thì có tác dụng giáng thấp cholesterol máu, nâng cao tỷ lệ lecithin/cholesterol, giáng thấp lắng cặn cholesterol khí quan cùng với tác dụng giáng thấp huyết áp. Đối với động vật có tác dụng – hưng phấn trung khu. Saponin chiết xuất ra cũng có tác dụng tương tự.

Từ Crataegus curtisepalaz và riêng sơn tra C. monogyna thì tống flavone trong lá chiết xuất ra, đối với động vật gây mê có tác dụng giáng áp và tác dụng mạnh tim, đồng thời có thể dãn nở ống máu dạng vành. Loại sau ấy còn có thể  thêm nhanh niêm dịch tuyến yên làm cho khôi phục chứng hợp tim. Cây C. axvacantha cũng biểu hiện tác dụng tương tự.

Vị thuốc Sơn tra

Vị thuốc Sơn tra

3. Vị thuốc Sơn tra theo Đông y

– Tính vị: Chua ngọt, hơi ấm. 

+ Đường bản thảo: Vị chua, lạnh, không độc. 

+ Nhật dụng bản thảo: Vị ngọt chua, không độc. 

+ Bản thảo mông thuyên: Vị ngọt cay, khí bình, không lộc.

+ Cương mục: Chua ngọt, hơi ấm. 

– Vào kinh: Tỳ, vị, can, phế. 

– Công dụng chủ trị:

Tiêu thức ăn tích, tan máu ứ, đuổi rùng sán; trị tích thịt, trưng hà, đờm ẩm, bị đầy, nuốt chua, tả lỵ, tràng phong, eo lưng đau, sán khí, sau đẻ nhi trẩm đau, máu hôi ra không hết, ẻ con sữa bú bị đình trệ.

+ Đào Hoằng Cảnh: Nấu nước rửa lở sơn. 

+ Lý tàm nham bản thảo: Có thể tiêu cơm.

+ Đường bản thảo: Nấu nước uống chủ lợi, rửa đầu cùng trên đầu lở ngứa.

+ Bản thảo độ kinh: Trị bệnh lý cùng eo lưng đau. 

+ Nhật dụng bản thảo: Hóa thức ăn tích, hành khí kết, mạnh vị, khoan khoái cách mô. tiêu huyết bị khí kết hòn.

+ Điền Nam bản thảo: Tiêu thịt tích trệ, hạ khí xuống, trị nuốt chua, hòn tích.

+ Bản thảo mông thuyên: Hành khí kết, chữa đồi sán.

+ Ninh nguyên – Thực giám bản thảo: Hóa cục máu, hòn khí, hoạt huyết..

+ Cương mục: Hóa uống ăn, tiêu thức ăn tích, trưng hà đờm ẩm, bị đầy nuốt chua, máu trị chướng đau.

+ Bản thảo tại tân: Trị tỳ hư thấp nhiệt, tiêu ăn, mài tích, lợi đại tiểu tiện.

+ Bản thảo toát yếu: Đồ nơi lở loét do rét thường gọi chữa đống sương.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị các loại thực tích 

Sơn tra 4 lạng; Bạch truật 4 lạng; Thần khúc 2 lạng. Cùng nghiền nhỏ, nấu bánh hoàn, viên bằng hột ngô, nước sôi điều uống 70 viên. (Đan Khê tâm pháp) 

2) Trị ăn thịt không tiêu: Sơn tra nhục 4 lạng nấu ăn đồng thời uống nước. (Giản tiện đơn phương) 

3) Trị mọi trệ bụng đau: Sơn tra 1 vị sắc nước uống (Phương mạch chính tông)

4) Trị bệnh lỵ đỏ trắng cùng kiêm

Vị thuốc Sơn tra nhục không kể nhiều ít, sao nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 – 2 đồng cân, ly đỏ sao mật, ly trắng sao đường đỏ trắng, đỏ trắng cùng kiêm mật và đường cát đều một nửa lúc đói điều uống. .

5) Trị tràng phong: Sơn tra để cả thịt và hột sao cháy, nước cơm điều uống. (Bách nhất tuyển phương)

6) Trị người già eo lưng đau đùi đau

Sơn tra, Lộc nhung lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô, mỗi lần uống 100 viên, ngày 2 lần. (Cương mục).

7) Trị khí hàn thấp bụng dưới đau, ngoại thận to lên sưng đau:

Hồi hương – Sơn tra lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 – 2 động cân, muối rượu hòa lẫn, lúc đói uống nóng. (Bách nhất tuyển phương)

8) Trị đàn bà đẻ máu hôi ra không hết, trong bụng đau đớn, hoặc nhi trẩm đau: Sơn tra 110 miếng đập vỡ sắc nước, cho chút ít đường cát lúc đói uống ấm. (Chu Chấn Hanh).

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa bệnh sán:

Dùng sơn tra tươi 2 cân khô thì 1/2 cân, trẻ con châm chước giảm). Rửa sạch bỏ hột, chiều 3 giờ bắt đầu ăn, tối 10 giờ ăn hết, không ăn thêm. Sáng hôm sau dùng 2 lạng Binh lang sắc đến còn 1 chén trà, uống 1 lần hết, nằm giường nghỉ. Khi có cảm giác buồn ỉa, cần hết sức nhịn một thời gian rồi đại tiện. – Có thế bài tiết ra hết sán. 

Mùa đông cần ngồi trong nước ấm một châu to để nhiệt độ nước ấm bằng nhiệt độ trong người cho sán tự ra, tránh khỏi cơ thể sán gặp lạnh co lại không ra hết. Quan sát 40 giường đều có công hiệu.

2) Chữa bệnh lý khuẩn cấp:

Dùng 20% sơn tra sắc thuốc thêm đường cho dễ uống, mỗi lần uống 200ml (trẻ con châm chước giảm) ngày 3 lần, từ 7 – 10 ngày là một liệu trình. Chữa 24 giường toàn bộ có công hiệu. 

– Lại có người dùng Sơn tra 2 lạng sắc uống chữa lỵ khuẩn loại nhẹ loại vừa, trừ 3 giường vô hiệu ra còn lại đều khỏi hoặc chuyển tốt. Hoặc dùng miếng Sơn tra vừa sống vừa chín đều 1 lạng, thêm nước 500ml nấu 5 phút, chia 2 lần uống (trẻ con châm chước giảm) 4 – 6 ngày là một liệu trình, cũng có hiệu quả.

3) Dùng chữa giáng thấp cholesterol huyết thanh:

Mỗi ngày dùng Sơn tra 1 lạng, Mao đông thanh 2 lạng, chia 2 lần sắc uống.

Quan sát 20 giường. Trước khi chữa thì cholesterol máu bình quân 253,2mg, qua xử lý thống kê học, sai khác phi thường rõ rệt. Sau khi chữa xuống đến 207mg. bình quân mỗi giường xuống 46,2mg%. Trong 20 giường có 11 giường cholesterol huyết thanh giáng xuống đến 200mg% trở xuống bình quân mỗi giường xuống thấp 52.9mg%, cho rằng tác dụng sơn tra dấy lên là chủ yếu. Bởi vì hiệu quả cholesterol huyết thanh giáng thấp của “mao đông thanh” các địa phương quan sát kết quả không nhất trí. Trước mắt còn khó khẳng định. Mà tổ tôi trong số giường bệnh có 4 giường đã từng chỉ uống sơn tra mà chưa dùng mao động thanh cũng thu được hiệu quả. Trước uống thuốc cholesterol huyết thanh bình quân là 259,7mg%, uống thuốc đến 6 tuần kiểm tra lại, xuống đến 214mg%.

Ngoài ra, đem hoa và lá sơn tra chế thành thuốc ngâm dùng uống, có công hiệu giáng thấp huyết áp.

6. Y gia bàn luận

1) Chu Chấn Hanh:

Vị thuốc Sơn tra rất có khả năng khắc hóa ăn uống, nếu trong dạ dày không có thức ăn tích, tỳ hư không có thể vận hóa, không thiết uống ăn mà uống nhiều, ngược trở lại lại khắc phạt khí sinh sôi nảy nở ra của tỳ vị vậy.

2) Bản thảo kinh sơ:

Sơn tra, Bản kinh bảo vị chua khí lạnh, song xem kỹ nó có thể tiêu thức ăn tích, hành máu ứ thì khí không phải lạnh vậy. Có tích trệ thì thành ra hạ ly sau đẻ máu hôi không ra hết, chứa ở bộ phận thái âm thì làm nhi trẩm đau. Sơn tra có thể vào tỳ vị tiêu tích trệ. tan máu cũ chứa chát lại, cho nên trị thủy ly cùng sản phụ trong bụng có hòn cục đau vậy. Đại đế Công giỏi về hóa uống ăn, mạnh tỳ vị. hành khí kết tiêu máu ứ. Cho nên trẻ con sản phụ nên ăn nhiều. (Bản kinh lầm là lạnh, cho nên có tác dụng rửa vết loét ngứa vậy)..

3) Bán thảo thông huyện: 

Sơn tra vị nó trung hòa, tiêu cái tích của dầu mỡ cáu bẩn, cho nên khoa nhi dùng là rất phải. Còn như thương hàn chứng nặng. Trọng Cảnh chữa thức ăn trệ cách đêm không hóa, chỉ dùng đại, tiểu thừa khí 113 phương đều không dùng Sơn tra, vì tính sơn tra chậm không thể làm vật phẩm gánh trách nhiệm nặng được. Hột nó cũng có công sức, không thể bỏ đi vậy.

4) Y học trung chung thâm tây lục:

Sơn tra, nếu lấy thuốc ngọt làm tá hóa máu ứ mà không tổn thương máu mới, mở khí uất mà không tổn thương chính khí, tính nó càng hòa bình vậy.

5) Bản thảo cầu chân:

Sơn tra, sở dĩ nói mạnh tỳ ấy là bởi vì tỳ có thức ăn tích, dùng nó Có vị chua mặn để tiêu mài, khiến ăn thông mà đờm tiêu, khí phá mà tiết hóa, bảo rằng kiện (mạnh) chỉ thuộc vào cái mạnh của tiêu cần vậy. Đến như nhi trầm đau, sức nó có thể ngừng đậu sởi không mọc sức nó có thể phát ra, còn thấy cái chóng của thông ứ vận hóa vậy. Có 2 loại lớn nhỏ loại nhỏ dùng làm thuốc, bỏ vỏ hột, giã làm bánh. phơi khô dùng. mọc ở phương tắc, to là tốt.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ