Vị thuốc Bối mẫu còn gọi: Khổ hoa, khổ thái, cần mẫu (Biệt lục). Bối phụ, dược thực (Quảng nhã). Bối mẫu, không thảo (Bản kinh). Hoàng mang (Quản tử). Mang (Thi kinh).
Gồm 3 loại cây. Tên khoa học:
a/ Bối mẫu lá cuốn Fritillaria cirrhosa D . Don.
b/ Bối mẫu hoa đen: Fritillaria cirrhosa D. Don var ecirrhosa franch.
c/ Bối mẫu lăng sa: Fritillaria delavayi franch. Còn gọi tuyết sơn bối.
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Bối mẫu là thân củ của cây Bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.) họ Bách hợp (Liliaceae).
– Thu hái:
Xuyên bối mẫu: Thu vào khoảng giữa tháng 8-10, rửa sạch phơi âm can cho khô.
Triết bối mẫu: Thu vào sau tiết lập hạ, rửa sạch. Cho vôi vào để hút chất nhựa, rồi phơi nắng hoặc sấy khô. Loại lớn gọi là ‘Nguyên Bảo Bối’, loại nhỏ gọi là ‘Châu Bối’. Có nơi dùng thứ nhỏ màu trắng đầu nhọn là thứ tốt nhất gọi là Tiêm Bối.
– Bào chế:
+ Lôi Công Bào Chích Luận: Bối mẫu bỏ lõi, sao với gạo nếp tới khi vàng, bỏ gạo nếp lấy bối mẫu. Hoặc Bối mẫu sau khi bỏ lõi, tẩm với nước gừng sao vàng.
+ Trung Dược Học:
Xuyên bối mẫu bỏ lõi, sấy khô tán bột. Dùng sống hoặc tẩm với nước gừng rồi sao vàng tán bột. Khi dùng hoà với nước thuốc thang uống.
Thổ bối mẫu loại củ tròn không nhọn đầu. Rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng. Phơi khô hoặc tẩm nước gừng sao vàng.
2. Tác dụng dược lý của Bối mẫu
1) Xuyên bối mẫu kiềm (Fritimine)
Tiêm tĩnh mạch đối với mèo đã gây mê sản sinh ra huyết áp xuống thấp dài lâu, kiêm có ức chế hô hấp ngắn, có thể tăng cường co bóp tử cũng đã tách rời cơ thể của chuột lớn, ức chế ruột thỏ để tách rời cơ thể, đồng thời không có tác dụng giãn nở đồng tử.
Đối với chuột con, lượng gây chết tối thiểu là 40mg/kg, trước khi chết có co quắp còn dẫn đến thỏ nhà đường huyết tăng cao.
2) Tay bối mẫu kiêm (Imperialine)
Đối với chó gây mê có tác dụng giáng áp, chủ yếu do xung quanh ngoài ống máu dãn nở, đối với tâm điện đồ không có ảnh hưởng rõ rệt. Đối với hồi tràng của chuột lớn đã tách rời cơ thể, 12 chỉ tràng của thỏ, tử cung của chuột lớn, cùng toàn thể tiểu tràng chó đều có tác dụng buông ruỗi (tung trì) rõ ràng, tác dụng giải co thắt giống như kiềm anh túc (papaverine).
3. Vị thuốc Bối mẫu theo Đông y
– Tính vị: Đắng, ngọt, mát.
– Vào kinh: Phế, tâm.
– Công dụng chủ trị:
Nhuận phá tan kết, ngừng ho hóa đờm, trị hư lao ho hắng, nôn đờm khạc ra máu, tâm ngực uất kết, phế nay, bướu u, loa lịch (hạch), hầu tắc, vú ung.
+ Bản kinh: Chủ thương hàn phiền nóng, lâm lịch tà khí, sán hà, hầu tý, khó ra sữa, vết đâm chém lở loét, có quắp do phong.
+ Biệt lục: Chữa trong bụng kết thực, dưới tâm đầy, ngây ngấy sợ phong hàn, mắt hoa đen, gáy cứng đơ, ho hắng khí xốc lên, ngừng phiền nhiệt khát, ra mồ hôi, lên 5 tạng, lợi cốt tủy.
+ Dược tính luận: Trị hư nhiệt, chủ khó để làm bột uống, kiêm trị rau thai không ra, lấy 7 quả nghiền bột rượu điều uống.
Bột điểm mắt trừ màng che; chủ ngực sườn khí nghịch, chữa bệnh hoàng đản thời tiết, cùng liên kiều cùng dùng chủ trị bệnh dưới đáy u bướu..
+ Nhật Hoa tử bản thảo: Tiêu đờm, nhuận tâm phế. Bộ , cùng đường cát làm viên ngân ngừng ho, sao khói hòa dầu đắp lở ác người.
+ Bản thảo biệt thuyết: Có thể tan khí uất kết tâm ngục.
+ Bản thảo hội biên: Trị hư lao ho hắng, nôn máu, khạc máu, phế nay, phế ung, đàn bà ung vú, mụn nhọt cùng mọi chứng uất.
+ Bản tháo chính: Giáng trong ngực do nhiệt kết ngực cùng ung vú, đờm tràn kết hạch. + Bản thảo thuật: Chữa sưng u lở loét, có thể dùng nhờ bên trong bảo hộ tâm.
* Liều dùng:
Sắc uống 4g- 12g/ngày, hoặc cho vào hoàn tán.
Dùng ngoài: Nghiền nhỏ xoa hoặc đắp.
* Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn cùng có thấp đờm không nên dùng. Phản Ô đầu
+ Bản thảo kinh tập chú: Hậu phác, bạch vy làm sứ, ghét đào hoa. Sợ tần giao, phàn thạch, mãng thảo, phản ô đầu.
+ Bản thảo kinh sơ:
Đờm hàn thấp cùng thực tích đờm hỏa gây ho, thấp đờm ở vỵ buồn nôn muốn nôn, đờm ấm gây nóng lạnh, tỳ vỵ thấp đờm gây huyễn vậng, cùng đờm quyết đầu đau trúng ác nôn mửa, Vy lạnh kiêm tiết tả cấm dùng..
4. Phương thuốc chọn lọc
1) Trị phế nhiệt ho hắng nhiều đờm, trong họng hầu khô:
Bối mẫu (bỏ lõi) 1,5 lạng; Cam thảo (nướng) 3 phân; Hạnh nhân (bỏ vỏ đầu nhọn sao) 1,5 lạng.
Ba vị trên nghiền nhỏ luyện mật viên bằng quả táo chua, ngậm họng nuốt dần. (“Thánh Lễ tổng lục” Bối mẫu hoàn).
2) Trị thương phong đột ngột ho hắng:
Bối mẫu (bỏ lõi) 3 phân; Khoản đông hoa 1 lạng; Ma hoàng (bỏ rễ, đốt) 1 lạng; Cam thảo (nướng) 3 phân; Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 1 lạng.
Năm vị trên giã thô mỗi lần uống 3 gam. Nước 1 chén gừng tươi 3 lát, sắc còn 7/10 bỏ bã uống ấm, không kể lúc nào. (“Thánh Lễ tổng lục” Bối mẫu thang)
3) Trị sau thương hàn đột ngột ho, suyễn gấp, muốn thành phố nuy ho lao:
Bối mẫu (sao vàng) 1,5 lạng; Cát cánh (bỏ đầu) 1 lạng; Cam thảo (nướng) 1 lạng; Tử uyển (bỏ đất) 1 lạng; Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn hai nhân sao lúa hơi vàng) 1/2 lạng
Cùng nghiền nhỏ, luyện mật viên như hạt ngô đồng, không kể lúc nào dùng nước cháo điều uống 20 viên; nặn bằng quả táo chua ngậm cũng tốt. (Thánh huệ phương – Bối mẫu hoàn).
4) Trị trẻ con ho hắng suyễn muộn: .
Bối mẫu (bỏ lỗi, sao lúa) 1/2 lạng; Cam thảo (nướng) 1 phân
Cùng nghiền bột. Trẻ 2 – 3 tuổi mỗi lần 1 gam, nước 1 chén sắc còn 6/10 chia 2 lần uống ấm, sau khi đã bỏ bã (“Thánh Lễ tổng lục” Bối mẫu tán)
5) Trị ho trăm ngày:
Xuyên bối mẫu 5 đ.cân; Hoàng uất kim 5 phân; Đình lịch tử 5 phân; Tang bạch bì 5 phân; Bạch tiền 5 phân; Mã đầu linh 5 phân.
Cùng giã cực nhỏ.
1,5 tuổi đến 3 tuổi, mỗi lần uống 3 phân. 4 tuổi đến 7 tuổi, mỗi lần uống5 phân
8 tuổi đến 10 tuổi, mỗi lần uống 7 phân đều 1 ngày 3 lần, nước ấm điều uống. Trẻ con châm chước gia thêm đường cho dễ uống..
6) Trị ho lâu họng đau khạc máu:
Bối mẫu không kể nhiều ít, nghiền nhỏ luyện mật viên như quả táo chua, mỗi lần ngậm 1 viên ngày 3 lần ngậm (Kê phong phổ tế phương” Bối mẫu hoàn)
7) Trị phế ung phế nay:
Xuyên bối 1 lạng; Thiên trúc hoàng 1 đ.cân; Bằng sa 1 đcân; Văn cáp (sao dấm) 5 phân
Nghiền nhỏ, lấy lá tỳ bà rửa sạch nướng mật nhào cao, làm viên bằng hạt khiếm thực ngậm họng. (Y cấp – Bối mẫu quát đờm hoàn).
8) Trị nôn máu, máu cam, lúc phát lúc ngưng đều do tạng tâm tích nhiệt gây ra:
Bối mẫu (sao vàng) 1 lạng. Tán nhỏ, không kể lúc nào rượu ấm điều uống 2 đồng cận, (Thánh huệ phương)
9) Trị ưu uất không thư thái, ngực cách mô không khoan khoái:
Bối mẫu bỏ lỗi, sao nước gừng, nghiền nhỏ, dùng bột miến hồ viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 40 viên. (Tập hiệu phương)
10) Hóa đờm giáng khí ngừng ho giải uất, tiêu ăn trừ chướng:
Bối mẫu (bỏ lõi) 1 lạng; Hậu phác (chế gừng) nửa lạng, viên mật bằng hạt ngô, mỗi lần nước sôi điều uống 50 viên.(Vệ sinh tạp hứng)
11) Cho ra sữa:
Mẫu lệ; Trị mẫu; Bối mẫu, cùng nghiền nhỏ, giò móng lợn nấu nước điều uống.. (Thang dịch bản thảo” Tam mẫu tán)
12) Trị loa lịch tiện độc:
Bối mẫu, hạt bồ kết đều 1/2 cân nghiền nhỏ, dùng bồ kết nửa cân đập dập sắc đặc trộn bột trên viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 – 70 viên, sáng sớm rượu điều uống. (“Phổ tế phương” Bối mẫu hoàn).
13) Trị hầu tắc sưng chướng:
Bối mẫu, Sơn đậu căn, cát cánh. cam thảo, kinh giới, bạc hà sắc nước uống, (Bản thảo thiết yếu)
4) Trị ung vú mới phát:
Bối mẫu nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, rượu ấm điều uống, đồng thời lấy tay bóp giờ lâu vào vú bèn thông.(Nhận trai trực chỉ phương)
15) Trị nước mắt lạnh chảy, mắt mờ:
Bối mẫu 1 củ; Hồ tiêu 7 hạt, nghiền nhỏ, rỏ vào, điểm vào (Nho môn sự thân).
16) Trị trẻ con nga khẩu sang, đầu miệng loét trắng:
Bối mẫu bỏ lõi nghiền nhỏ nửa động cân, nước 5 phân, mật chút ít, sắc 3 lần sôi lọc sạch bôi lên miệng loét.
5. Các nhà bàn luận
1) Bản thảo biệt thuyết: Bối mẫu, trị trong tâm khí không khoái, sầu nhiều uất lắm rất có công.
2) Bản thảo vựng ngôn:
Bối mẫu là thuốc khai uất, hạ khí, hóa đờm vậy. Nhuận phế tiêu đờm ngừng họ định suyễn thì chúng hư lao hỏa kết, bối mẫu chuyên giữ đứng đầu. Cho nên phối Tri mẫu thì có thể thanh khí tư âm, phối Cầm Liên có thể thanh đờm giáng hỏa, phối Sâm Kỳ có thể hành bổ mà không tụ, phối Qui Thược điều khí hòa doanh, phối Liên kiều có thể giải độc uất, trị dưới đáy bướu hạch, phối Nhị trần thay bán hạ dùng có thể bổ phế tiêu đờm, hòa trung tiêu giáng hóa vậy, các cách dùng như trên loại xuyên là hơn cả. Nếu giải độc ung nhọt, phá trưng kết, tiêu thực đờm, đắp lở ác lại lấy thể bối làm hơn. Song xuyên vị nhạt tính ưu, thổ vị đắng tính kém, 2 đó để phân biệt dùng.
3) Bản thảo chính:
Bán hạ bối mẫu điều trị đờm ho, nhưng bán hạ kiêm trị tỳ phế, bối mẫu một giỏi thanh kim. Bán hạ dùng tính vị cay, bối mẫu dùng tính vị đắng, bán hạ dùng cái ấm, bối mẫu dùng cái mát. Bán hạ tính chóng, bối mẫu tính chậm, bán hạ tan lạnh, bối mẫu thanh nhiệt, tính vị âm dương rất không giống nhau, đời dùng thay thật quá lầm lẫn.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: