Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch giới tử còn gọi: Hạt rau cải trắng, giới lạt tử. – Tên có trong sách cổ: Thục giới (Bản thảo cương mục), hồ giới (Đường bản thảo), giới lạt tử, bạch giới tử.

– Bạch giới tử nghĩa là một loại cải hạt trắng mà to (giới là cải, tử là hạt, bạch là trắng).

– Tên nước ngoài: Brassica alba Boiss.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Bạch giới tử semen sinapis albae là hạt phơi khô của cây Bras sica alba Boiss.

– Hình thái 

Quả có lông, mỏ dài, mỗi quả chỉ có 4 – 6 hạt. Hạt nhỏ, hình cầu, đường kính 1,5 – 3mm. Cứ 100 hạt nặng chừng 0,5g, mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu, có vân hình mạng rất nhỏ. Bạch giới tử vỏ màu trắng hoặc hơi vàng, đa số có đường kính 2mm cho phản ứng bạch giới tử (1 gam hạt thêm 10 ml nước đun sôi, lọc. Thêm 5 giọt

thuốc thử (milon) để vài phút, chuyển màu đỏ là bạch giới tử, nếu không màu đỏ là giới tử).

– Thu hái: Khoảng xuân hạ.

– Cách chế: Hái về bỏ vỏ quả, lấy hạt phơi khô

2. Tác dụng dược lý

  • Dầu bạch giới tử do nen Myroxin thủy phân sinh ra có khả năng kích thích nhẹ niêm mạc bao tử. Gây ra phản xạ tăng tiết dịch khí quản. Do đó có tác dụng hóa đờm, giảm ho.
  • Ngăn ngừa, ức chế hoạt động của nấm da.
  • Kích thích tại chỗ trên da khiến da đỏ xung huyết. Trường hợp nặng gây bỏng, rát da.
Vị thuốc Bạch giới tử

Vị thuốc Bạch giới tử

3. Vị thuốc bạch giới tử theo Đông y

– Tính chất: Cay, ấm, không độc. 

– Công dụng:

Lợi khí, khoát đờm, thông kinh lạc, trị sưng đau, chuyên làm thuốc trừ đờm, lại có thể làm thuốc lợi khí cùng trấn đau, chữa ho, viêm khí quản, đau dây thần kinh.

– Chủ trị: Cho ra mồ hôi, chủ trị ngực cách mô đờm lạnh khí xốc lên, mặt mắt vàng đỏ, lại nghiền với dấm đắp độc tên bắn phải.

– Phân biệt với hắc giới tử, vân đài tử

+ Hắc giới tử. Semen sinapis nigrae là hạt phơi khô của cây hắc Giới tử Brassica nigra Koch, Cây này mọc hàng năm, quả ngắn bóng, trong mỗi quả có 10 – 12 hạt, hạt nhỏ, đường kính 1mm, 100 hạt nặng 0,14 – 0,17g. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc màu đen, trên mặt đôi khi có những mảnh mỏng trắng, do tế bào chứa chất nhầy bị khô mà thành. Vỏ hạt mỏng, dòn, có những vận hành mạng, tễ khá rõ..

Thành phần công dụng giống như bạch giới tử.

+ Cây cải thìa (vân đài). Tên khoa học: Brassica campestris linn. Cây này Trung Quốc gọi vấn đài, giã du thái, du thái. Thường dùng lá và hạt.

– Công dụng:

Hạt: hành huyết, tan ứ, tiêu sưng.

Lá: đắp ngoài trị sưng đau.

Còn 1 loại cải thìa, mang tên du thái, cũng gọi dân đài,

Tên khoa học: Brassica campestris var oleifera.

Dùng hạt và thân lá.

Tính vị: Hạt thì cay ấm, thân và lá: Cay, mát.

Công dụng: Hạt: hành huyết, tan kết, tiêu sưng chữa lỵ ra máu, độc sưng, mấu trệ, bụng đau.

Thân, lá: tan máu, tiêu sưng, đắp ngoài chữa sưng đau. Hạt hình cầu, đường kính 1 – 2 ly, vỏ mầu nâu đen hay đỏ nâu, một số có màu vàng.

* Lượng dùng: 4g-12g/ngày (Dùng sống hay sao)

* Kiêng kị:

– Không dùng cho người ho khan do âm hư vì thuốc nhiệt tự hoả làm bệnh nặng thêm. Không dùng cho người dị ứng.

Không phải phong hàn đờm trị thì cấm dùng

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác trong sách Lĩnh Nam bản thảo có ghi:

Bạch giới tử là hạt cải bẹ (trắng)

Ấm cay, thông lợi mà không độc

Thanh đờm, thuận khí, trừ phi thi

Cước khí, phong đau đều uống được. 

2) Đào Hoằng Cảnh đời Nam Bắc Triều TQ chữa bạo phong, độc sưng chạy tứ chi khớp đốt.

3) Tôn Tư Mạo đời Đường trị lên, rãi bọt nhiều, mỗi lần dùng rượu ấm nuốt 7 hạt..

4) Lý Thời Trân đời Minh dùng lợi khí, tróc đờm, tan sưng ngừng đau, trị ho, phản vị, thấp khớp ngứa tê cước khí, gân xương eo lưng khớp đốt đau. 

5) Mậu Hy Ung đời Minh bàn rằng:

Cải bẹ bẩm sinh chịu khí hỏa kim để sinh mà hạt cải bẹ trắng lại có nhiều kim khí hơn, cho nên vị cay khí ấm không độc, cay ấm vào phổi mà phát tán, cho nên có tác dụng ôn trung trừ lạnh, ra mồ hôi, tránh tà, tróc đờm, kéo khí xuống. ..  

6) Chu Chấn Hanh nói: Đàm dưới sườn cùng với trong da ngoài mô, không phải bạch giới tử không thể thấu đến được. Phương thuốc người xưa dùng bài “Khống diên đan” chính là nghĩa đó.

5. Nên hiểu và dùng bạch giới tử thế nào?

1) Như phần tính chất, công dụng, chủ trị ở trên.

2) Bạch giới tử cay ấm không độc. Cay thì hay vào phổi, ấm thì hay phát tán ra ngoài biếu, đờm ở dưới sườn trong da ngoài mô được vị cay ấm này thì trong ngoài tuyên thông mà không có ủng trệ trở tắc. Chính vì thế mà ho hắng, phản vị, tắc, tê, cước khí, gân cốt ung độc sưng đau đều phải dùng bạch giới tử là vị ôn ấm, vị tán cho tan đi, cho nó tuyên thông.

3) Bạch giới tử rất cay rất nóng khi dùng đúng bệnh, khỏi thì thôi, không nên uống thêm, vì hao tổn chân khí khiến người ta hại mắt, tổn chân khí, xây sẩm, nhất là người phế nóng âm hư càng phải kiêng.

6. Phối hợp ứng dụng

1) Trị phản vị khí xốc lên. 

Bạch giới tử nghiền nhỏ, rượu điều uống 4 – 8g. (Phổ Tế phương) 

2) Trị đờm lạnh bị đầy.

Hắc giới tử; Bạch giới tử; Đại kích; Cam toại; Hồ tiêu; Quế tâm.

Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên, nước gừng điều uống, gọi tên là: “Hắc giới hoàn”,

3) Để phòng bệnh đậu, độc vào mắt.

Bột bạch giới tử hòa nước đắp lòng bàn chân, dẫn độc đi xuống, khiếu sang chẩn (độc của lở loét sởi đầu) không vào được mắt. (Toàn ấu tâm giác phương) 

4) Trị độc sưng mới bị. Bột bạch giới tử hòa dấm đắp. (Diên hồ tập giàn phương) 

5) Trị đờm ẩm ở ngực sườn.

Bạch giới tử 20g – Bạch truật 40g. Nghiền nhỏ, thịt quả táo làm viên bằng hạt ngô, nước sôi điều uống 20 viên..

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm