Vị thuốc Sơn thù du còn gọi: Thục tảo (Bản kinh). Thử thỉ, kê túc (Ngô phổ bản thảo). Sơn thù nhục (Tiểu nhi dược chứng trực quyết). Thực tảo nhi (Cứu hoang bản thảo). Nhục tảo (Cương mục). Tảo bì (Hội ước y kính). Thù nhục (Y học Trung Chung tham tây lục). Dược tảo (Tứ Xuyên Trung dược chí).
– Tên khoa học: Cornus officinalis sieb et zucc Thuộc họ Sơn thù du (Cornaceae)
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, hình thái và bào chế
– Bộ phận dùng: Sơn thù du là thịt quả của cây Sơn thù du (Cornus officinalis Sieb. Et Zuce.), họ Sơn thù du (Cornaceae). Không phải thịt của quả táo chua có trong nước.
– Hình thái
Cây nhỏ, cao chừng 4m vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông, lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5 – 7cm, rộng 3 – 4.5cm đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5 – 7 đôi gân phụ. Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài 4 cánh tràng. 4 nhị, bầu hạ. Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2 – 1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhân, nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quá dài 1,5 – 2cm, Hạch hình trứng. Mùa hoa tháng 5 – 6, Mùa quả tháng 8 – 10.
– Thu hái: tháng 8 – 10 mùa quả chín
– Bào chế: Quả chín đem về, để trên giá hong cho khô, rồi bóc bỏ hạt, lại tiếp tục phơi hoặc sấy cho khô hẳn.
2. Tác dụng dược lý
1) Tác dụng kháng khuẩn:
Thuốc sắc hạt quả ở ngoài cơ thể có thể ức chế khuẩn cầu chùm nho sắc vàng kim (staphylococcus aureus) sinh trưởng, mà đối với khuấn trụ đại tràng (Bacillus coli) thì Vô hiệu, Thuốc sắc tỉ lệ 1/1 đối Với Vòng ức khuẩn Shigas bacillus (chí hạ thị lỵ tật can lan) đường kính có thể đạt 13, 18mm. Từ trong thịt quả sơn thù du tươi có thể được một thể dịch vị chua sắc đen hồng, đối với vi khuẩn bệnh ly, bệnh thương hàn có tác dụng ức chế. Thuốc ngâm nước (1/3) trong ống nghiệm đối với Trichophyton oilaoceum (cận sắc mao tiên lan) có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau.
2) Tác dụng khác.
Đã từ sớm có báo cáo, nước cao ngâm sơn thù du đối với chó đã gây mê có tác dụng lợi niệu vả lại có thể khiến huyết áp giáng thấp, đối với đường huyết của thỏ nhà bình thường thì không ảnh hưởng. Trên đây mô tả chất dịch toan tính đối với ếch, chuột con, chuột lớn, thỏ độc tính không lớn, đối với thể trọng và huyết tượng không ảnh hưởng, có thể dẫn đến niêm mạc Vụ của thỏ xung huyết nhẹ, nhưng đối với kết mạc thỏ thì không tác dụng.
Sơn thù nhục thí nghiệm ngoài cơ thể có thể giết chết tế bào ung thư (nham) bụng nước. Glycoside Sơn thù du là Cornin (Sơn thủ du đại) độc tính rất thấp, không dung hóa huyết, nhưng có tác dụng hàng phấn thần kinh phó giao cảm tương đối yếu.
3. Vị thuốc Sơn thù du theo Đông y
– Tính vị: Chua, hơi ấm.
+ Bản kinh: Vị chua, bình.
+ Ngô phổ bản thảo: Thần nông, hoàng đế, lôi công, Biển Thước: Chua, không độc. Kỳ Bá: Cay.
+ Biệt lục: Hơi ấm, không độc.
+ Dược tính luận: Vị mặn, cay, đại nhiệt.
– Vào kinh: Can, thận.
+ Thang dịch bản thảo: Vào kinh can, thận.
+ Dược phẩm hóa nghĩa: Can, thận, tâm.
+ Bản thảo kinh giải: Vào kinh phí can.
– Công dụng chủ trị:
Bổ gan thận, sáp tinh khí, cố hư thoát. Trị eo lưng, đầu gối nhức đau, xây sẩm, tai ù, dương nuy, di tinh, tiểu tiện luôn nhanh, can hư lúc nóng lúc lạnh, mồ hôi hư ra không ngừng tâm dao động, mạch tan tác.
+ Bản kinh: Chủ dưới tâm tà khí nóng lạnh, ôn trung, đuổi hàn thấp tý, trừ 3 loại trùng.
+ Lôi Công bào chích luận: Mạnh nguyên khí bí tỉnh lại.
+ Biệt lục: Phong tà vào tràng vị, nóng lạnh sán hà, phong vào đầu, phong khí đi lại, mũi tắc, mắt vàng, tại điếc. mặt nốt phỏng, ôn trung, hạ khí, ra mồ hôi, mạnh âm, ích tinh, yên 5 tạng, thông 9 khiếu, ngừng tiểu tiện lợi, sáng mắt, mạnh sức.
+ Dược tính luận: Trị đau xương não, ngừng kinh nguyệt không ổn định, bổ khí thận. dấy lên đạo dương, thêm tinh tủy, chữa tại ù reo, trừ lở loét trên mặt, chủ có thể ra mồ hôi, ngừng đái không chừng ở người già.
+ Nhật Hoa tử bản thảo: Ấm eo lưng đầu gối, giúp tạng thủy, trừ các loại phong, đuổi các loại khí phá trong kết, trị mũi đỏ do rượu.
+ Chân châu nang: Ấm gan.
+ Bản thảo cầu nguyên: Ngừng đi tả lâu, tâm hư phát nhiệt mồ hôi ra.
* Cách dùng lượng dùng: Uống trong:
Sắc uống 6g-12g/ngày, hoặc vào thuốc hoàn tán.
* Kiêng kỵ:
+ Phàm mệnh môn hỏa bốc, cường dương không yếu, vốn có thấp nhiệt, tiểu tiện rắt, sáp kỵ dùng.
+ Bản thảo kinh tập chú:
+ Quả nghề (liễu) làm sứ, ghét cát cánh, phòng phong phòng kỷ.
4. Phương thuốc chọn lọc
1) Trị 5 loại eo lưng đau, hạ tiêu phong lanh, eo lưng chân không có sức:
Ngưu tất (bỏ mầm) 1 lạng; Sơn thù du 1 lạng; Quế tâm 3 phân. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần rượu ấm điều uống 2 động cân trước bữa ăn. (Thánh huệ phương)
2) Ích nguyên dương, bổ nguyên khí, cố nguyên tinh mạnh nguyên thần:
Vị thuốc Sơn thù du (tẩm rượu) lấy thịt 1 cân; Phá cố chỉ (ngâm rượu 1 này. sấy khô) 1/2 cân; Đương quy 4 lang; Xạ hương 1 đồng cân.
Nghiền nhỏ. luyện mật viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 81 viên. Đi nằm, rượu muối điều uống. (Phù thọ tinh phương” Thảo hoàn đan)
3) Trị cước khí ngược lên vào bụng dưới, bất nhân:
Can địa hoàng 8 lạng; Sơn thù du 4 lạng; Hoài Sơn 4 lạng; Trạch tả 3 lạng; Phục linh 3 lạng; Mẫu đơn bì 3 lạng; Quế chi 1 lạng; Phụ tử 1 lạng.
Tám vị nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng hạt ngô, rượu điều uống 15 viên, ngày 2 lần. (“Kim quỹ yếu lược” Thôi thị bát vị hoàn)
4) Trị thận khiếp sợ mất tiếng, não thóp mở không kín liền, thần không đủ, trong mắt lòng trắng nhiều, sắc mặt hoảng sợ trắng:
Thục địa hoàng 8 đ.cân; Sơn thù 4 đ.cân; Hoài sơn 4 đ.cân; Trạch tả 3 đ.cân; Mẫu đơn bì 3 đ.cân; Bạch linh 3 đ.cận.
Các vị nghiền nhỏ luyện mật viên bằng hạt ngô, lúc đói nước ấm điều uống 3 viên. (“Tiểu nhi dược chứng trực quyết địa hoàng hoàn)
5) Trị người già đái không tiết độ, hoặc đái dầm không cầm:
Sơn thù nhục 2 lạng; Ích trí tử 1 lạng; Nhân sâm 8 đ.cân; Bạch truật 8 đ.cân. Chia làm 10 thang sắc uống. (Phương long trạch gia bí)
6) Trị nóng lạnh ngoại cảm mọi chứng, sau khi ốm nặng khỏi không thể tự phục hồi, lúc nóng lúc lạnh qua lại, mồ hôi hư ra dầm dề, hoặc chỉ nóng không lạnh, mồ hôi ra mà nhiệt giải, phút chốc lại nóng lại ra mồ hôi, trong mắt nhìn ngược, thế nguy muốn thoát. Hoặc suyễn ngược hoặc chính xung hoặc khí hư không đủ để thở:
Sơn thù nhục (bỏ hạt) 2 lạng Sinh mẫu lệ nghiền nhỏ) 1 lạng; Sinh long cốt (nghiền nhỏ) 1 lạng; Sinh thược 6 đ.cân; Giã đài sâm 4 đ.cân; Cam thảo (nướng mật) 3 đ.cân. Sắc nước uống. (Y học chung trung tham Tây lục lai phục thang).
5. Các nhà bàn luận về vị Sơn thù du
1) Lãn Ông – Dược phẩm Đựng yếu:
Xét Sơn thù vị hậu bền chặt tinh, vị chua tư dưỡng cạn, tính ấm mà nhuận, cho nên đối với tạng thủy có nhiều công lớn. Ôi những phương tễ ôn noãn, có ích cho nguyên dương, cho nên tiết lệnh 4 mùa xuân sinh mà thu sát, tính muôn vật thích ấm mà ghét lạnh. Can thận ở đất chí âm, không phải khí dương hòa thì âm lấy gì mà sinh, Sơn thù chính vào 2 kinh đó, khí ấm mà chủ bổ, vị chua mà chủ thu, cho nên tính khí có ích mà eo lưng đầu gối mạnh vậy.
Người tiểu tiện không lợi, dương mạnh không mềm được chớ dùng.
2) Thằng thủy yên đàm lục:
Sơn thù du có thể bổ cốt tủy ấy vì có hột ấm sáp bí chặt tinh khí, tinh khí không tiết ra tức là bổ cốt tủy vậy. Đời này bỏ hột dùng thịt thật là sai ý của người xưa.
3) Y học nhập môn:
Vị thuốc Sơn thù du vốn là thuốc sáp vậy, cớ sao có thể thông phát tà ra?.
Bởi vì mọi bệnh đều hệ thuộc hạ bộ hư hàn, dùng nó bổ dưỡng can thận để bổ ích cho nguồn, thì 5 tạng nên lợi, cái bế tắc thì thông mà cái lợi thì ngừng, không phải như thuốc khác nhẹ nổi sơ thông mà nói đầu.
4) Bản thảo kinh sơ:
Sơn thù du trị tà khí nóng lạnh dưới vùng tâm, trị tà phong ở tràng vị, phong ở đầu lúc nóng lúc lạnh, phong độ khí lại, mũi tắc, mặt có nốt phỏng, đều là 2 kinh can thận chủ trị, 2 kinh hư nhiệt nên có chứng ấy. Vị thuốc này ấm có thể thông hành, cay có thể chạy tan, chua có thể vào gan mà thu liễm cái hư nhiệt, phong tà tiêu tan thì dưới vùng tâm tràng vị nóng lạnh tự trừ, đầu mắt cũng thanh lợi mà mũi tắc mặt phỏng nước tự khói vậy. Đuổi hàn thấp tý ấy là mượn cái cay ấm tan kết, thông hành mà có thể bổ vậy. Khí ấm mà chủ bố, vị chua mà chủ thu cho nên tinh khí ích mà âm mạnh vậy. Tinh ích thì 5 tạng tự lên, 9 khiếu tự lợi. Lại nữa thận cùng bàng quang là biếu lý, bàng quang hư lạnh thì tiểu tiện không cấm. Tai là khiếu ngoài của thận, thận hư thì tai điếc. Can mở khiếu ở mắt can hư thì tà nhiệt trú chân lại mà mắt vàng. Hai kinh bị tà lạnh thì sinh ra sán hà, 2 tạng được bổ thì mọi chứng không gì chẳng khỏi vậy..
5) Dược phẩm hóa nghĩa:
Sơn thù du, tư âm ích huyết, chủ trị mắt tối tại ù, miệng đắng lưỡi khô, mặt xanh sắc thoát, mồ hôi ra rét run, là thuốc tốt bổ gan giúp mật.
Ôi! Tâm đó là con của gan, tâm khổ tán loạn mà thích thu liễm, liễm thu thì yên tĩnh, yên tĩnh thì thanh hòa, – dùng vị này thu cái bị đổi tan, trị tâm hư khí yếu, kinh quý chính xung tức là cái nghĩa hư thì bố mẹ vậy, thận đó là mẹ của gan, thận thích nhuận ghét táo, giữ chứa tinh khí, mượn vị chua này có thể thu cái thoát lại, thu nước sinh tân dịch, trị di tinh, đái trắng đục, dương đạo không dây, đái ra không tiết độ, eo lưng đầu gối mềm, yếu, chân nếu đau, tức là cái nghĩa con khiến mẹ thực vậy.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: