Vị thuốc Hoàng bá Còn gọi: Hoàng nghiệt, hoàng bá thán (than hoàng bá, xuyên hoàng bá, chân xuyên bá.
– Tên cổ trong sách cổ: Sơn đồ (Hòa hán dược khảo), rễ gọi đàn đản (Cương mục).
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
Phần làm thuốc: Vỏ cây khô (Cortex Phellodendri). Lựa loại vỏ dày màu vàng tươi.
Mô tả dược liệu: Dược Tài Học nói, vị thuốc Hoàng bá, Mảnh thuốc hơi cong, dày 0,4-0,8cm. Mặt ngoài màu vàng thẫm, vàng nâu hoặc vàng nhạt, có những cạnh và chấm nhỏ màu nâu. Bên trong màu vàng hoặc vàng xám. Chất nhẹ dễ gãy, mảnh bẻ gãy chia thành từng lớp, có sợi màu vàng tươi. Hơi có vị rất đắng, nhấm thấy có chất dính và trơn.
Bào chế:
+ Bản Thảo Cương Mục – Lý Thời Trân: Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống thì tả thực hỏa; dùng chín khỏi hại tới dạ dày; chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu; chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu; chế với mật trị bệnh ở giữa.
+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rượu, hoặc chế Gừng, hoặc sao đen thành than, hoặc tán nhỏ.
+ Dược Tài Học:
Rửa sạch, vớt ra ủ mềm, xắt thành sợi, phơi khô.
Diêm Hoàng Bá: Xắt thành sợi xong, tẩm nước muối cho ướt đều. Cứ 50kg Hoàng bá dùng 1,4kg muối, pha nước vừa đủ. Dùng lửa nhỏ sao già, lấy ra, phơi khô.
Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rượu. Cứ 100 kg Hoàng bá, 10kg Rượu, trộn đều dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, phơi khô.
Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi, cho vào sao lửa to thành màu đen xám nhưng còn tồn tính, phun nước cho ướt rồi bẻ ra phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo. Tránh ẩm thấp biến màu.
2. Tác dụng dược lý của Hoàng Bá
Tác dụng chống viêm
Trong Hoàng Bá này bao gồm berberine, palmatine, phellodendrine. Được xem như là những hoạt chất sáng giá để chống viêm.
Tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus
Chiết xuất PAR có tác dụng tốt hơn đối với vi khuẩn gram dương, đặc biệt nhạy cảm nhất với liên cầu khuẩn sinh mủ. Đồng thới ức chế nhiều loại vi khuẩn trong khoang miệng, 4.3. Kháng nấm và virus
Đối với nhiễm nấm, các monome của PCS cho thấy hoạt động chống nấm. Thông qua việc làm tổn hại đến tính toàn vẹn của thành và màng tế bào nấm, làm tăng các biểu hiện của các gen chuyển hóa năng lượng trong nấm.
Đối với nhiễm virut, chiết xuất PAR có tác dụng chống lại Virus Herpes Simplex. Bằng cách làm gián đoạn cấu trúc vỏ virion. PAR còn có tác dụng đối với các chủng cúm A như H1N1, H5N2, H7N3 và H9N2.
3. Vị thuốc Hoàng bá theo Đông y
3.1 Tính vị, quy kinh
Tính vị: Đắng, lạnh.
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Vị đắng, tính hàn.
+ Bản Kinh: Vị đắng, tính hàn.
+ Biệt Lục: Không độc.
+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị đắng, tính hàn.
+ Trân Châu Nang: Vị đắng, cay.
Quy kinh:
+ Thang Dịch Bản Thảo: Là thuốc của Tỳ, dẫn thuốc vào kinh Thận.
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Thận, Bàng quang.
+ Bản Thảo Kinh Giải: Thận, Tâm.
+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Thận và Bàng Quang.
+ Y Học Nhập Môn: Là thuốc của kinh Thận, Tâm bào; Dẫn thuốc vào kinh Bàng quang.
3.2 Công dụng và chủ trị
Tác dụng: Mát nóng, ráo thấp, tả hỏa giải độc.
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc.
+ Bản Kinh: Chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch.
+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu.
+ Nhật Hoa Tử Bản Thảo: An Tâm, trừ lao.
Chủ trị:
Trị nhiệt ly, tiết tả, đái rắt đái đục, đái ỉa ra máu, ra khí hư đỏ trắng, nóng trong xương, lao nhiệt, mắt đỏ sưng đau, miệng lở loét, nhọt lở loét, viêm thận, viêm gan.
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Trị nhiệt lỵ; tiêu chảy; tiêu khát; hoàng đản; mộng tinh; di tinh; tiểu ra máu; xích bạch đới hạ;, cốt chưng lao nhiệt; mắt đỏ sưng đau; lưỡi lở loét; mụn nhọt độc.
+ Bản Kinh: Trị ngũ tạng, trường vị có nhiệt kết, hoàng đản, trĩ .
+ Trân Châu Nang: Trị Thận thủy, Bàng quang bất túc, các chứng nuy quyết, lưng đau, chân yếu.
3.3 Kiêng kỵ và liều dùng
* Lượng dùng: 1,5 – 3 đồng cân.
* Kiêng kỵ: Mọi chứng không phải thực hóa cùng tỳ hư đi tả nhiều, người vỵ yếu ăn ít cấm dùng, ghét sơn ta khô (can tất) .
4. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có ghi:
Hoàng bá tính đắng hàn Sáng mắt lại mát gan. Chữa thấp trong đau khớp Giải nhiệt bàng quang an. Tưới âm bằng hạ hỏa Đảm bảo lại an toàn. Cạo vỏ rửa cho sạch, làm thuốc thang hoặc thuốc hoàn. Tùy bệnh nhẹ hay nặng Tùy chứng nhiệt hay hàn.
2) Theo sách Dược phẩm dựng yếu hạ
Vị đắng tính lạnh không độc, là thuốc của kinh túc thiếu âm. Lại nói rằng: Thuốc của bản kinh thủ quyết âm, thuốc dẫn kinh túc thái âm. Trầm mà giáng xuống thuộc âm vậy. Sợ sơn ta khô (can tất).
– Chủ dùng:
Khiến thấp nhiệt ở hạ tiêu tan, tả long hóa phục ở âm, trừ nóng trong xương phiền nóng, bổ thận mạnh âm, rửa gan sáng mắt, trị 5 tạng tràng vị thấp nhiệt, hoàng hỏa có thừa, cứu thân thủy không đủ, miệng loét, run, ghẻ. Đắp chữa trĩ, tràng phong ra máu có Công lạ, lý nhiệt ỉa ra máu trước rất kỳ. Còn chữa bàng quang nhiệt kết, con gái khí hư dò rỉ vùng âm môn (cửa mình) tổn thương lở loét, mũi đỏ hầu tắc, vú ung nhọt lưng, rốn loét cũng dùng.
Đông Viên có nói: Tả long hỏa nằm phục ở hạ tiêu, yên xà trùng gây bẹ ở thượng tiêu, con trai ngọc hành loét lấy bột mà đồ, má lưỡi lở sưng nướng mật nghiền nhỏ mà đắp.
– Hợp dùng:
Cùng tri mẫu có tác dụng tư âm giáng hỏa làm thuốc cần thiết cho trị lao. Được xương truật làm thuốc chủ yếu chữa đờm, trừ thấp thanh nhiệt.
– Cấm dùng:
Nói chung thực hóa có thể trị, hư hỏa có thể bổ, con người ta không có thứ hỏa này không thế sống, dùng vị này để tả hỏa thì tổn thương sinh khí vậy. Chỉ có thấp nhiệt thực nhiệt tạm dùng. Nếu thận hư tỳ vếu thì nên kiêng. Đan Khê nói: Hai mạch xích mạch vi (nhỏ) hoặc mạch xích bên trái vượng (mạnh) đều không nên dùng.
– Cách chế của Lãn Ông.
Cho vào thuốc thang nên tấm mật nướng vàng làm thuốc đưa vào kinh thận nên tẩm muối rượu kỹ, sao vàng nâu, nếu làm thuốc đắp cam lở loét phơi khô không qua lửa. | Xét hoàng bá tính lạnh, thi hành cái lệnh nghiêm túc giết chói của mùa đông đang thịnh, cho nên một vào kinh thiếu âm, tải cái tướng hỏa có thừa, tất nhiên mạch xích phải hồng đại, ấn xuống có lực, có thể sao đen tạm dùng. Người xưa bảo bổ âm, không phải khả năng của hoàng bá vậy. Bởi vì nhiệt đi thì âm không bị thương mà âm lớn lên, chứ thực không phải là bổ đâu. Có lợi cho chữa thực nhiệt không lợi cho hư nhiệt vậy, có sao thầy y lại không hỏi xem hư hay thực, cứ thấy nói là thuốc chủ yếu trừ nhiệt trị lao, mà không biết nó tính âm hàn, có thể làm hại người, khí lực suy, giảm ăn, cái hóa của chân nguyên suy giảm tiêu mất. chức năng tỳ vị vận hành kém. nguyên khí đã hư, lại dùng đắng lạnh, làm tuyệt cơ sống thật đáng tiếc.
3) Đời Kim. Trương Nguyên Tố bàn rằng:
Vị thuốc Hoàng bá “Tả tướng hỏa bàng quang, bổ thận thủy không đủ, bền thận mạnh xương tủy, chữa hạ tiêu hư, mọi bệnh nuy (bại liệt) nan hoán (liệt trái liệt phải) lợi khiếu dưới trừ nhiệt”.
4) Đời Nguyên.
a) Lý Đông Viên dùng:
Tả phục hỏa, cứu thận thủy, trị mạch xung khí nghịch, không khát mà tiểu tiện không thông, mọi đau lở không chịu nổi.
b) Chu Đan Khê thì bàn rằng:
Cùng tri mẫu thì tư âm giáng hỏa, cùng xương truật thì trừ thấp thanh nhiệt, làm thuốc chính chữa bệnh (num) bại liệt. Cùng tế tân thì tả hỏa bàng quang, trị miệng lưỡi sưng lở.
5) Đời Minh. Lý Thời Trân dùng tán bột: Đắp trẻ lở chốc đầu.
5. Theo Trung Quốc dược học đại từ điển
a) Tính chất: Đắng, lạnh, không độc.
b) Công dụng:
Tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt, dùng làm thuốc biến đổi chất, làm cơ thể mạnh khỏe, mạnh dạ dày, kích thích ăn, dùng ngoài da, trị mắt lại trị đái đường, chữa tạng thận.
c) Tác dụng: Có tăng tiến vụ dịch, xúc tiến công năng tiêu hóa, đến ruột thì kích thích thần kinh vách ruột khiến ruột hấp thu thêm, sau khi vào máu khiến huyết dịch tuần
hoàn đúng thứ tự tiêu chuẩn, mà – thần kinh cũng đồng thời được phấn chấn.
d) Chủ trị:
Nhiệt kết ở 5 tạng tràng vị, chữa hoàng đản, trang trí, ngừng tả lỵ lậu hạ, (rò rỉ) ra chất trắng đỏ. Còn chữa kinh sợ, khoảng da và cơ phu phát nóng đỏ lên, mắt nóng sưng đỏ, miệng lở, uống lâu thông thần minh.
6. Phối hợp ứng dụng
1) Hoàng bá là thuốc của kinh túc thiếu âm thận song lấy sài hồ dẫn thì vào đởm.
– Dùng hoàng liên, cát căn, thắng ma dẫn thì vào tràng vị cùng kinh thái âm tỳ trị thấp nhiệt trệ hạ.
– Dùng ngưu tất, câu kỷ, địa hoàng ngũ vị, miệt giáp, thanh cao làm tá thì ích âm trừ nhiệt
– Dùng cam cúc, câu kỷ, địa hoàng, tật lê, nữ trinh thực tá thì ích tinh sáng mắt.
– Được nước mật lợn, bột thủy ngân thì chủ chữa mọi chứng lở loét do nhiệt có trùng, lâu không liền miệng.
– Được cùng duyên đơn thì sinh cơ ngừng đau.
– Được cùng mộc qua, phục linh, nhị truật, thạch hộc, địa hoàng thì trừ thấp mạnh bước chân.
– Lấy bạch thược, cam thảo làm tá thì chủ trị hỏa nhiệt bụng đau.
2) Trị họng thốt nhiên sưng, ăn uống không được. Dùng hoàng bá nghiền nhỏ hòa rượu đắng đắp lên chỗ đau. Rất tốt. (Trửu hậu phương)
3) Trị nôn ra máu: Hoàng bá đồ mật nướng khô, nghiền nhỏ, nước mạch động điều uống 1 động cân chưa khỏi lại uống, rồi tăng lượng dần.
4) Trị ung thư phát bối (nhọt lớn mọc ở lưng) hoặc phát ở vú, mới đầu hơi đỏ, không kịp thì chết. Dùng: Hoàng bá nghiền nhỏ hòa lòng trắng trứng gà đồ nơi đau. (Mai sư phương)
5) Trị nhiệt quá lắm, nôn ra máu: Dùng hoàng bá 2 lạng nghiền nhỏ, sau khi đã nướng mật, mỗi lần uống hai đồng cân, nước gạo nếp ấm điểu uống (Giản yếu tế chứng phương)
6) Trị trẻ bị nhiệt tả: Hoàng bá bỏ vỏ thô, sấy nghiền nhỏ, dùng nước gạo nấu loãng điều uống. Hoặc viên như hạt thóc mỗi lần uống 10 viên. (Thập toàn bác cứu phương)
7) Trị có mang đi ly ra sắc trắng. Ngày đêm đi tới 30 – 50 lần. Dùng Rễ hoàng bá tẩm mật sấy nghiền nhỏ (sao cháy rồi hãy nghiên). Củ tỏi to nướng chín bỏ vỏ giã như bùn, hoàn viên như hạt ngô mỗi lần lúc bụng đói nước cơm điểu uống 30 – 50 viên, ngày 3 lần uống. Thần diệu không lường được.
8) Trị xích bạch trọc dâm, cùng mơ mộng ra tinh, dùng: “Trân châu phấn hoàn”. Hoàng bá (sao) 1 cân, Cáp phấn bột 1 cân. Nghiền nhỏ hoàng bá, trộn cáp phấn lượng bằng nhau, luyện mật viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 100 viên, uống lúc đói rượu điều uống. Vì hoàng bá đắng mà giáng hỏa, cáp phấn mặn mà bổ thận vậy.
Lại một phương: Hoàng bá (sao) Cáp phấn . Trị mẫu (sao), Mẫu lệ nung, Hoài sơn (sao). Lượng bằng nhau, cùng nghiên nhỏ, hoàn viên như hạt ngô, mô lần uống 80 viên, nước muối điều. (Khiết Cổ gia trận phương).
9) Trị nhiệt động tích lại sinh mộng di. Tâm hoảng hốt trong Cách mô có nhiệt, nên dùng Thanh tâm hoàn làm chủ.
Bột hoàng bá 1 lạng. Phiến não 1 động cân. Luyện mật viên như hạt ngô, mỗi lần uống 15 viên. Nước mạch đồng chiêu thuốc. (Đây là phương của thiền sư Đại Trí cây) (Hứa học sĩ bản sự phương)
10) Trị trong miệng cùng trên lưỡi lở loét dùng bột hoàng bá ngậm. (Ngoại đài bí yếu phương)
11) Trị trẻ con trùng thiệt, dùng bột hoàng bá, nước trúc lịch ngâm rồi rỏ trên lưỡi. (Thiên kim phương)
12) Trị ăn phải thịt lục súc trúng độc, dùng bột hoàng bá uống một thìa xúc, chưa giải lại uống. (Cát thị phương)
13) Trị thương hàn sốt nóng, miệng loét, dùng hoàng bá bỏ vỏ ngoài, ngâm mật đêm, chỉ muốn thấm đặc, ngậm nước đó giờ lâu, nôn lại ngậm. Nếu trong ngực nóng, lúc có mủ, uống 3 – 5 hợp càng tốt. (Thâm sư phương)
14) Khiên nghĩa nói:
Vị thuốc Hoàng bá dùng vỏ lấy mật nướng, cùng thanh đại đều 1 phân cùng nghiền nhỏ, cho vào 1 chữ trị tâm tỳ nhiệt lưỡi mà sinh lở loét, nên thấm trên vết loét, có rãi bèn nôn. Lại thang nghiệt bì của Trương Trọng Cảnh, không bao giờ không nghiệm cả. Trong thương hàn luận đã nói.
15) Trị miệng cam rữa nát hôi thối dùng:
Hoàng nghiệt 5 đ.cân, Đồng lục 2 đ.cân. Nghiền nhỏ thấm vào, nên nhổ bỏ rãi. (Tam nhân phương)
Hoàng bá 2 lạng – Nước lạnh ngâm 1 đêm. Giã nước đun uống ấm. (Thánh huệ phương)
17) Trị hỏa độc sinh lở loét, nói chung mùa đông giá lạnh sưởi, khí hỏa vào trong người hai đùi sinh lở loét, nước rỉ ra dùng bột hoàng bá thấm mà khỏi. (Trương Hãn y thuyết phương)
18) Thu miệng vết loét sinh cơ dùng bột hoàng bá, hồ miến trộn lẫn đắp vào, công hiệu. (Tuyên minh phương)
7. Phương tễ trứ danh có vị thuốc Hoàng bá
a) Tư thận hoàn. (Đông Viên phương)
Trị phế nan, tiếng câm, hầu tắc, khạc máu, phiền táo cùng thấp nhiệt rót xuống, tiểu tiện bí sáp v.v…
Hoàng bá (sao rượu) 2 lạng Tri mẫu (tẩm rượu sao) 2 lạng Nhục quế 1 đ.cân. Nghiền nhỏ hòa nước sôi viên như hạt ngô mỗi lần uống 50 viên, uống lúc đói.
b) Nhị diệu tán. (Đan Khê phương).
Trị thấp nhiệt rót xuống, chân mềm gối sưng cùng gân xương đau nhức,
Hoàng bá (sao) Xương truật (sao bỏ vỏ). Đều bằng nhau, nghiền nhỏ, nước gừng tươi nấu điều uống.
8. Tư liệu tham khảo
Trương Nguyên Tố nói: Cách dùng vị thuốc hoàng bá có 6:
a) Tả bàng quang, tâm hỏa.
b) Tiểu tiện kết.
c) Trừ ho, tiêu thấp thũng.
d) Bệnh lý trước ra máu.
e) Giữa rốn đau.
g) Bổ thận không đủ, mạnh xương tủy.
Phàm thận thủy bàng quang không đủ, mọi bệnh nuy quyết, eo lưng không sức, cùng Thang hoàng kỳ dùng thêm, khiến hai chân, đầu gối khí lực trào ra thì chứng (num) liệt yếu mềm tự khỏi vậy.
Đó là thuốc chính chữa “nạn” “hoán” vậy. Sao mật nghiền nhỏ trị lở loét miệng, như thần. Cho nên Lôi Công “bào chích luận”. có nói: miệng lở lưỡi nứt lập tức khỏi, gọi bơ vàng (hoàng tô) đó là nước cô đặc hoàng bá vậy.
Nguồn: Tổng hợp – L/y Hy Lãn
Xem thêm: