Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hoàng liên

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Hoàng liên – Liên là nối liền, hoàng là vàng. Vị này sắc vàng rễ như liên châu nối liền nhau nên gọi. Tên thường gọi: Xuyên Viên, hồ hoàng liên, hoàng liên gai, hoàng liên ô rô. Hoàng liên gai còn gọi hoàng mù, hoàng mộc. Hoàng liên ô tô còn gọi “thập đại công lao” Trung Quốc.

– Tên khoa học: Coptis chinensis Franch Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae)

Có sách xác định: Coptis teeta wall Cũng họ Mao lương (Ranunculaceae)

Loại Coptis tecta Loall Trung Quốc gọi là vận hoàng liên.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận làm thuốc: Rễ phơi khô của nhiều loại Hoàng liên. Rễ to mập, cứng chắc, khô không vụn là tốt.

Mô tả dược liệu: Thân rễ khô hình trụ cong queo, có phân nhánh với nhiều đốt khúc khuỷu giống hình chân chim. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt. Chất cứng bẻ ngang mặt trong màu vàng tươi đậm. Không mùi vị đắng

Có 4 loại hoàng liên tại Trung Quốc

1- Nga mi liên: Vì loại này có nhiều trong núi sâu ở núi Nga mi, là loại tốt nhất

2- Nhã liên: Chất lượng kém hơn

3- Vị liên: hình dạng như móng chân gà, nên còn gọi là “Kê trảo liên”, phẩm chất tương đối kém. 

4- Vân liên:

Thu hái:

Thu hái vào tháng 10-12, tốt nhất là trước tiết Lập đông. Thường dùng loại 2-3 năm trở lên. Trung Dược Đại Từ Điển nói: Muốn làm sạch rễ con, đất và cuống lá cần phải cho vào ống xóc. Ống xóc là một dụng cụ đan bằng tre. Trước tiên cho Hoàng liên vào ống, đậy nắp lại, hai người cầm hai đầu ống đu đưa, làm cho Hoàng liên bên trong cọ sát vào nhau, khiến các rễ con, cuống lá, bùn đất bị rụng ra. Thu được Hoàng liên sạch phẩm chất cao. Xóc xong, đổ tất cả ra sàng, đầu tiên dùng sàng mắt to sàng lấy Hoàng liên. sau đó dùng sàng mắt nhỏ, sàng bỏ đất cát đi, còn cuống lá lấy về, chặt thành đoạn ngắn 1,5cm, phơi khô.

Bào chế:

Lôi Công Bào Chích Luận: Cho Hoàng liên vào trong túi vải. Sát cho sạch lông giã mát dùng. Hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng.

+ Trung Dược Đại Từ Điển: Rửa sạch tạp chất (không nên ngâm lâu sẽ mất chất). Ủ đến vừa mềm, thái mỏng phơi trong râm cho khô hoặc tẩm rượu sao qua .

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

2. Tác dụng dược lý của vị Hoàng liên

Tác dụng kháng khuẩn

Hoàng liên gai chữa bệnh lỵ trực trùng. Và một số loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như:  vi khuẩn  Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli thuộc  Gram âm. Hai vi khuẩn  là Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus thuộc Gram dương

Có tác dụng đối với trùng Staphyllococcus aureus với streptococ hemolytique, trực trùng ho gà, thương hàn, phó thương hàn, ly, lao v.v… áp dụng trên lâm sàng thì tác dụng của hoàng liên SO VỚI streptomyxin và cloromoxetin thì mạnh hơn, nếu dùng lâu sẽ quen thuốc, nhưng kháng hoàng liên thì không kháng streptomyxin và cloromoxetin và ngược lại

Tác dụng chống khối u

Hoàng liên gai có tác dụng chống khối u với nhiều loại khối u trong ống nghiệm. Đặc biệt là đối với ung thư vú và ung thư phổi. Tuy nhiên, với ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày thì không nổi bật. 

Tác dụng hạ lipid, cải thiện tình trạng kháng insulin

 Hoàng liên gai qua nhiều thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy kết quả khả quan với tác dụng hạ lipid và cải thiện tình trạng kháng insulin.  

Tác dụng chống oxy hóa mô thần kinh

Hoàng liên có tác dụng hỗ trợ chống việc gia tăng phản ứng oxy hóa trong các mô thần kinh. Mở ra tương lai ứng dụng Hoàng liên cho việc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh  như Alzheimer, Parkinson.

Một số tác dụng khác

+ Không tác dụng với trùng sốt rét, nhưng tác dụng rõ rệt với trùng Leishmania tropica và Leishma nia espundia gây ra các bệnh mụn | bouton d’orient và Leishmaniose bresilienne).

+ Độ độc: Berberin ít độc: 0,1g cho một cân thân thể. Bài tiết rất mau, 1 phần qua nước tiểu, một phần phá hủy trong cơ thể.

+ Tăng tạm thời trương lực và sự co bóp của ruột. Hoàng liên giúp tiêu hóa chữa viêm dạ dày, và ruột, chữa ly.

+ Đối hô hấp: Liều nhỏ kích thích hô hấp liều cao làm hô hấp kém có thể đi tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tim vẫn tiếp tục đập.

+ Đối với tim và tuần hoàn: Có tác dụng giảm huyết áp, và xỉu đối hệ tim mạch.

Vị thuốc hoàng liên

3. Vị thuốc Hoàng liên theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Đắng, lạnh, không độc.

+ Bản Kinh: Vị đắng, tính hàn.

+ Ngô Phổ Bản Thảo: Thần Nông, Kỳ Bá, Hoàng Đế, Lôi Công: vị đắng, không độc.

+ Bản Thảo Chính: Vị rất đắng, khí rất hàn.

+ Trung Dược Học: Vị đắng, tính hàn / Vào kinh Tâm, Can, Đởm, Vị, Đại trường.

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vị đắng, tính hàn / Vào kinh Tâm, Phế, Can, Tỳ, Vị 

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị đắng, tính hàn / Vào kinh Tâm, Can, Đởm, Tỳ, Vị, Đại trường.

Quy kinh:

+ Bản Thảo Kinh Sơ: Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Dương minh Đại trường, túc Thiếu âm Thận, túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ.

+ Dược Phẩm Hóa Nghĩa: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Đởm, Vị, Đại trường.

+ Bản Thảo Tân Biên: Vào kinh Tâm và Tâm bào lạc.

3.2 Công dụng và chủ trị

Công dụng:

Mát tỏa tâm, ráo tỳ thấp, mát máu, tiêu ứ, hậu tràng, ngừng tả dùng làm thuốc mạnh dạ dày tả hỏa ráo thấp, lại chữa chứng thiếu vỵ loạn tiêu hóa không tốt, ly đỏ thời kỳ đầu, viêm ruột mãn tính, mắt rò rỉ ra mủ. 

+ Dược Tính Luận: Sát tiểu nhi cam trùng, trấn Can, khứ nhiệt độc.

+ Y Học Khải Nguyên: Tả Tâm hỏa, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị.

+ Bản Thảo Tân Biên: An Tâm, chỉ mộng di (tinh), định cuồng táo.

+ Bản Thảo Cương Mục: Giải độc Khinh phấn.

+ Trung Dược Đại Từ Điển: Tả hỏa, táo thấp, giải độc, sát trùng.

+ Theo Trung Quốc dược học đại từ điển .

Tác dụng:

Gia tăng vỵ dịch không đủ  khiến cơ năng tiêu hóa tăng tiến, lại có thể kích thích trong khu thần kinh vận động ống mạch mà khiến cho ống mạch vách ruột co bóp, nếu như cùng vi trùng bệnh lọ cùng gặp có sức chế bớt sự phồn thịnh và hạn chế ngừng phát triển của vi trùng đó.

Chủ trị:

Đau mắt do khí nóng, tổn thương mi mắt nước mắt ra, làm sáng mắt, khiến người không quên (Bản kinh). Lại chủ trị 5 tạng lạnh nóng, trị tiết tả ra máu mủ lâu ngày chưa khỏi, ngừng đái đường, quá sợ hãi, trừ thủy, lợi xương, điều vị, hậu tràng, ích mật, đồng thời chữa miệng lở loét (Biệt lục)

3.3 Kiêng kỵ và liều dùng

* Lượng dùng: 6 – 12g.

* Kiêng kỵ:

Phàm người bệnh máu ít khí hư, tỳ vỵ hư yếu, máu không đủ, dẫn đến kinh, quí, không ngủ, mà kiêm phiền nóng ráo khát, cùng sau đẻ không ngủ, huyết hư phát nóng, tiết tả đau bụng, trẻ con bị lên đậu lở loét, dương hư đi tả, người già tỳ vị hư hàn đi tả, người âm hư cứ canh 5 đi tả, bệnh danh gọi là “thận tiết”. Mọi chứng chân âm không đủ, trong nóng phiền táo, cấm dùng. (Còn ghét, sợ, sứ giống như mục 1).

4. Từng thời đại đã dùng chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác, dược phẩm vậng yếu thượng cổ viết về hoàng liên rằng: 

Vị đắng, tính lạnh, không độc, vị hầu hơn khí, thuộc âm. Vị hậu vào kinh tâm, ghét cúc hoa. huyền sâm, nguyên hoa, bạch tô bì, bạch cương tàm. Sợ khoản đồng hoa, ngưu tất. Kỵ thịt lợn, hoàng cầm. Long cốt, liên kiều làm sứ. Có thể giải độc ba đậu phụ tử.

– Chủ dùng:

Trấn can, mát máu, điều vỵ, hậu tràng, ích đởm, tả tâm, ráo thấp, mở uất trừ phiền, giải khát, sát trùng, tên giun, lợi thủy, sáng mắt, trừ bị tiêu cam, làm mát cái uất nhiệt của tâm hỏa, trị cái sinh ra phát cuồng của độc dương, trừ đi ly do nóng nắng, trừ độc rượu bị đầy, kinh quí, tràng phong. Ngừng tâm bụng đau, trung tiêu tào tạp trị trẻ con dưới mũi có hai đường đỏ trắng (lấy nước gạo rửa rồi dùng bột hoàng liên đắp. Trị các loại thấp nhiệt, thân gây khí cấp, các loại độc thời tiết, mọi loại sương đãng lở loét, mọi bệnh độc khó chữa.. – 

– Hợp dùng: Hòang liên hợp cùng mộc hương trị hạ lỵ; cùng Chỉ xác trị trĩ, lở loét; cùng quan quế khiến tâm thận giao nhau trong phút chốc.

– Cấm dùng: nếu trạng vỵ có lạnh cùng người bị cảm nặng, cho đi đại tiện sớm. Âm hư ỉa ra máu mà tỳ bị tổn thương máu chẳng về nguồn.

Người máu ít khí hư, phiền táo, đái đường cùng người tỵ vỵ hư yếu, sau đó huyết hư phát sốt  cùng ỉa chảy bụng đau, các loại tựa như lỵ mà không phải lỵ đều cấm dùng 

– Cách chế

Dùng sống: Trị thực hóa, ban cuồng, phiền khát Sao nước ngô thù thì điều vị lợi thủy hậu tràng. Sao đất sét trị thức ăn bị tích đọng, yên giun, cùng trẻ con quen ăn bùn đất vì cam. Sao nước muối trị hạ tiêu có phục hỏa, đàn bà trong âm hộ sưng đau. 

Sao rượu trị bệnh ở thượng tiêu.

Sao nước gừng trị bệnh ở trung tiêu.

Sao ngô thù du trị bệnh ở hạ tiêu. 

Tẩm nước gừng sao thì xung nhiệt có công. 

Chế với gừng thì biến tính lạnh còn ít vậy.

Xét họ Hàn nói rằng:

Người xưa dùng mộc hương hoàng liên trị lỵ, bài thủy hoa an dùng hoàng liên can khương. Tá kim hoàn dùng hoàng liên ngô thù. Khương hoàng tán dùng hoàng liên sinh khương. Miệng lở loét dùng hoàng liên tế tân, đều là một lạnh một nóng, lạnh nhân nóng, dùng nóng nhân lạnh ” rất được cái diệu của chế phương vậy. Cho nên có thành

công mà không thiên thắng vậy. Năm mùi vị vào dạ dày (Vỵ) đều về chỗ mà 5 vị đó thích, lâu mà tăng khí là lẽ thường hóa vật, khí tăng mà dùng lâu thành pểu vậy. Vương Bằng chú rằng: Tăng vỵ ích khí nếu uống lâu hoàng liên thì ngược lại hóa hỏa vậy. Bởi vì vị rất đắng rất lạnh thi hành cái lệnh (túc sát) nghiêm khắc giết chóc của mùa đông, gần đây không rõ nghĩa này, thấy người xưa dùng trị bị đầy, trị cam tích, mỗi khi gặp trong bụng, miệng không thấy khoan khoái, vội dùng chỉ thực hoàng liên để làm khoan khoái trung tiêu, tiêu cơm. Sao không biết tỳ vị khí hư thì bạch truật trần bì để bổ, thực thì hoàng liên chỉ thực để tả, nếu không phân hư thực, cứ qua loa đại khái mà dùng tất giết người vậy. Cho nên người tỳ hư máu ít dẫn đến kinh sợ, phiền muộn, đậu, lở loét, khí hư gây đi tả, thận hư đi tả canh 5, âm hư phiền nóng, khí hư trưng bốc nóng tỳ hư sinh tả, theo phép đều cấm dùng..

2) Đời Minh, Lý Thời Trần dùng trừ máu xấu ở khiếu của tâm, giải uống thuốc quá lượng sinh phiền muộn, cùng với giải độc khinh phấn, ba đậu.

3)Trương Nguyên Tố nói: Cách dùng hoàng liên có 6:

– Tả hỏa ở tạng tâm.

– Trừ thấp nhiệt ở trung tiêu.

– Mọi lở loét ắt phải dùng.

– Trừ phong thấp.

– Mắt đỏ đột ngột phát.

– Ngừng vùng giữa thấy máu.

4) Trương Trọng Cảnh trị 9 loại dưới vùng tâm bĩ, năm loại thang tả tâm đều dùng.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị bệnh (sa chẩn) sởi nặng đã thấu mà phiền táo không ngừng. có thần, dùng hoàng liên cùng lá cây tây hà liễu, cùng với Thang tam hoàng thạch cao. Có bài dùng Hoàng liên, Can cát, Cam thảo, Thăng ma, Thược dược

2) Trị mồ hôi trộm, có thần, dùng hoàng liên cùng Thang đương qui lục hoàng gia thêm táo nhân, long nhãn.

3) Trị phong nhiệt công lên, mắt đau đỏ, dùng hoàng liên cùng địa hoàng, cam cúc, bông kinh giới, ngọn cam thảo, khung cùng, sài hồ, thuyền thoại, mộc thông.

4) Bột hoàng liên 1 lạng. Một bộ gan dê đực giã đảo đều, viên như hạt ngô đồng, mỗi lần dùng nước tương điều uống 21 viên, chữa mọi bệnh mắt cùng màng che, thanh manh đều dùng. Cấm ăn thịt lợn. Dù nước mỡ cũng không dính lưỡi, làm sáu tễ sẽ công hiệu.

5) Rửa mắt rất công hiệu, dùng hoàng liên cùng đương qui, cam cúc hoa, sữa người ngâm nấu, cho chút ít phèn chua và đồng lục vào.

6) Trị các loại trĩ đọng, ỉa ra máu mủ dùng: Hoàng liên Thược dược Hạt sen Biển đậu. Thăng ma Cam thảo.Hoạt thạch. Miến đó 

7) Trị trệ hạ ra toàn máu, bụng đau dùng:

Hoàng liên Hoa hòe Chỉ xác. Nhũ hương Một dược..

8) Trị trẻ con các loại cam nhiệt dùng:  Hoàng liên. Ngũ Cốc trùng. Lô hội, Bạch vu di, Thanh đại, Hoa bạch cần, Hoa phù dung trắng: Hay như thần.

9) Hoàng liên cùng xích tiểu đậu đắp các loại trừ dò rất tốt.

10) Trị bệnh rượu, tổn thương về rượu dùng: Hoàng liên, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Can cát. Thần hiệu

11) Trị miệng cam, đầy miệng lở loét, dùng: Hoàng liên, Ngũ vị tử, Cam thảo; Sắc đặc, súc miệng, ngậm.

12) Trị thốt nhiên đái đường, tiểu tiện nhiều. Hoàng liên, Mạch môn đông, Ngũ vị tử.

13) Trị người hư yếu mắc chứng trệ hạ, cùng người già, sản phụ bị trệ hạ không ngừng thì dùng: Hoàng liên, Nhân sâm, Hạt sen.. Chú dẫn: Trệ hạ tức bệnh lý vậy, vì nó nhầy dính trị đọng, khó đi ỉa (hạ) cho nên có tên này.

Nguồn: Tổng hợp – L/y Hy Lãn

Xem thêm

Bạn có thể quan tâm