Vị thuốc Miết giáp (Mai Ba Ba). Còn gọi: Đoàn ngư (đời gọi). Thần thủ, hà bá tòng sự (Cổ kim chú). Thượng giáp, hắc long y, miết tôn giáp (Hòa hán dược khảo). Thủ thần (Hoài nam tử), mai ba ba (dân ta gọi), thủy ngư xác, giúp ngư, miết xác (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Thượng giáp (Chứng trị yếu quyết), miết xác (Y lâm toàn yếu). Đoàn ngư giáp (Hà bắc dược tài). Miết cái tử (Sơn tây trung được chí).
– Tên khoa học: Amyda sinensis (Wiegmann) Thuộc họ Ba ba (Triongchidae).
Ở nước ta có 2 loại ba ba nhiều nhất là loài có tên khoa học trên và loài: Trionyx sinensis wegmann).
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Miết giáp là mai phơi khô của con ba ba, nước ta có nhiều loại nhưng phổ biên nhất có con Trionyx sinensis hay Amyda thuộc họ Ba Ba (Trionychidae).
– Hình thái:
Theo chữ Hán gọi là miết giáp hình tròn trứng hoặc hình tròn bầu dục dài từ 10 – 20cm rộng 7 – 15cm dầy ước 5mm mặt lưng hơi nhô lên, màu tro nâu hoặc màu lục đen, đồng thời có nếp gấp cùng ban chấm sắc trắng tro hoặc sắc vàng tro nổi nhô lên. Giữa mai có khớp đốt nhô lên không rõ ràng hai bên đều có 8 đầu xương sườn nhô ra, cả 2 bên trái phải thấy 8 đội răng nhô ra sắc trắng, dọc theo đường giữa cổ và đuôi có dãy xương đốt sống nhô lên, 2 bên đốt sống đều có 8 rảnh sườn. Chất bên cứng, khí hơi tanh, vị mặn. Dùng loại mai to, dầu không có thịt nát, sạch sẽ không mùi hôi thối là tốt.
– Bào chế:
Miết giáp: Dùng nước ngâm rửa sạch da thịt dính ở đó, rửa sạch, phơi khô.
Miết giáp dấm:
Trước lấy cát đã đãi sạch khô cho vào nồi rang rang sao cho nóng, sau đó cho vào mai ba ba sạch đã chặt vụn, sao đến lúc nhìn mặt ngoài mai ba ba sắc vàng là được, lấy ra sàng bỏ cát, xảy ra sạch bụi bẩn, cho vào bồn đựng dấm ngâm, lấy ra, dùng nước rửa sạch phơi khô.
(Cứ 100 kg miết giáp dùng 30 cân dấm).
2. Vị thuốc miết giáp theo Đông y
– Tinh vị: Mặn, bình.
– Vào kinh: Vào kinh can tỳ.
+ Cương mục: Kinh quyết âm can.
+ Bản thảo đựng ngôn: Vào 2 kinh can thận.
+ Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào kinh can tỳ.
– Công dụng chủ chữa:
Nuôi âm thanh nhiệt, bình can tắt phong, mềm rắn tan kết. Trị lao nhiệt nóng trong xương âm hư phong động, sốt rét do lao, trưng hà huyền tích, kinh tế kinh lậu, trẻ con kinh giản.
+ Bản kinh: .
Chủ tâm bụng trưng hà, tích cứng, nóng lạnh, trừ bì, polip thịt thừa âm hộ bị ăn mòn thối rữa, trị (hạch) thịt xấu ác. | + Biệt lục:
Chữa sốt rét nóng nhiều, huyết hà, eo lưng đau, trẻ con dưới sườn cứng. .
+ Dược tính luận:
Chủ thức ăn cách đêm, trưng khối, huyền tích khí, hà lạnh, lao gầy, hạ khí xuống, trừ nóng trong xương, khoảng khớp đốt lao nhiệt, kết thực ủng tắc. Trị đàn bà gầy gò, rò rỉ ra 5 sắc.
+ Nhật Hoa tư bản thảo: Bổ khí huyết, phá trưng kết, máu xấu, trụ thai. tiêu sưng lở loét. đồng thời dập ngã ứ máu, bệnh sốt rét, ruột ung.
+ Bản thảo khiên nghĩa bố di: Bổ âm bổ khí.
+ Y học nhập môn: Chủ trị sốt rét do lao, do già yếu, con gái kinh bế, trẻ con động kinh.
+ Cương mục:
Trừ sốt rét do già yếu, ngược mẫu, âm độc bụng đau, lao phục, thực phục, ban đầu phiền suyễn, đàn bà khó đẻ, sau đẻ âm hộ lòi ra. con trai vùng âm nang lở loét, đái sỏi, thu miệng nhọt vỡ lở.
+ Giang Tây trung dược: Trị bệnh mềm xương..
+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục:
Tên khoa học: Trion UX sinensix (Wiegmann).
Tên trung dược: Miết, miết giáp.
Biệt danh: Giáp ngư, đoàn ngư.
Bộ phận dùng: Mai, đầu, thịt, máu, mật, giáp giao.
Tính vị: Mai, mặn bình.
Công dụng:
+ Mai ba ba: Tư âm tiềm lặng dương chấn tĩnh, mềm chất rắn, tan kết..
+ Đầu ba ba: Bổ khí giúp dương.
+ Thịt ba ba: Tư bổ cường tráng.
+ Giáp giao: Tư âm lui nóng, bổ máu tiêu ứ.
+ Máu ba ba: Trị lao khớp. xương.
+ Mật: Trị trĩ lậu.
+ Trung Quốc dược học đại từ diến:
Tính vị: Mặn, bình không độc,
Công dụng: Bố khí âm, lặng can dương, tiêu trưng hà trừ nóng lạnh, dùng chữa bệnh về huyết của con gái, và sốt rét do lao..
Chủ trị: Trưng, hà, tích cứng ở vùng tâm bụng, lúc nóng lúc lạnh, trừ bệnh trĩ, trừ polip trong mũi, ăn. lở loét ở âm hộ trĩ hạch thịt thối.
* Cách dùng, lượng dùng:
+ Uống trong: Sắc uống từ 12g – 16g/ngày . Nấu cao, hoặc vào hoàn viên, tán bột.
+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ, xoa hoặc đắp..
* Kiêng kỵ: Người tỳ vị dương suy, ăn kém, ỉa sệt hoặc đàn bà có mang nên kiêng.
+ Bản thảo kinh tập chú: Ghét phàn thạch.
+ Dược tính luận: – Ghét lý thạch.
+ Bản thảo kinh sơ:
Có mang cấm dùng, phàm âm hư vị yếu, âm hư tiết tả, sau đó tiết tả, sau đẻ ăn uống không tiêu, không thiết uống ăn nôn dữ mọi chưng đều kiêng.
+ Bản thảo phùng nguyên: Can hư không nhiệt, cấm dùng.
+ Đắc phối bản thảo: Người lao lạnh trưng hà không nên uống, người huyết táo cấm dùng.
3. Phương thuốc chọn lọc
1) Trị Con gái lao gầy nóng trong xương:
Miết giáp 1 cái lấy dấm nướng vàng, cho vào hồ hoàng liên 2 đồng cân. Nghiền nhỏ, sắc nước thanh cao uống một thìa cà phê. (Tôn tư mạo) .
2) Trị nóng trong xương, đêm nóng, lao gây, khớp đốt phiền nóng hoặc ho hắng có ra máu:
Mai ba ba 1 cân (rửa nước nóng, bỏ màng mỡ bấn); Bắc sa sâm 4 lạng; Hoài thục địa 6 lạng; Mạch môn đông 6 lạng; Bạch phục linh 3 lạng; Trần bì 1 lạng. Nước 50 bát sắc còn 10 bát.
Bã lại sắc, lọc lấy nước trong, nhỏ lửa nấu thành cao, luyện với 4 lạng mật cất giữ. Mỗi sớm, tối đều uống vài thìa, nước sôi điều uống.
(Bản thảo vựng ngôn)
3) Trị tàn nóng ăn sâu vào hạ tiêu, mạch trầm sác, lưỡi khô răng đen, ngón tay những thấy máy động, cần kíp phòng kinh quyết:
Chích cam thảo 6 đ.cân; Can địa hoàng 6 đ.cân; Sinh bạch thược 6 đ.cân; A giao 3 đ.cân; Mạch đông (bỏ lõi) 5 đ.cân; Ma nhân 3 đ.cân; Sinh mẫu lệ 5 đ.cân; Sinh miết giáp 8 đ.cân; Nước 8 bát nấu còn 3 bát, chia 3 lần uống. Bã sắc lại 1 lần uống niia.
(“Ôn bệnh điều biện” Nhị giáp phục mạch thang)
4) Trị lao ngược (sốt rét do kinh tan âm) lâu ngày không khỏi: Trước nướng mai ba ba, giã nhỏ uống 1 thìa cà phê, khi đến cơn chia 3 lần uống hết. (Bổ khuyết trừu hậu phương)
5) Trị ôn ngược: (Sốt rét nóng nhiều rét ít)
Tri mẫu 2 lạng; Miết giáp (nướng) 2 lạng; Thường Sơn 2 lạng; Địa cốt bì 3 lạng; Trúc diệp (cắt) 1 thăng; Thạch cao 4 lạng. Lấy nước 7 thăng nấu còn 2,5 thăng, chia 3 lần uống ấm. Kiêng tỏi, miến nóng, lợn, cá.
(Bổ khuyết trừu hậu phương)
6) Trị ngược mẫu:
Miết giáp (nướng) 12 phần; Ô phiến (sao) 3 phần; Hoàng cầm 3 phần; Sài hồ 6 phần; Thử phụ (nướng) 3 phần; Can khương 3 phần; Đại hoàng 3 phần; Thược dược 5 phần; Quế chi 3 phần; Đình lịch (sao) 1 phần; Thạch vi (bỏ lông) 3 phần; Hậu phác 3 phần; Mẫu đơn (bỏ lõi) 5 phần; Cù mạch 2 phần; Tử uy 3 phần; A giao (nướng) 3 phần Mật ong (nóng) 4 phần; Xích tiêu 12 phần; Khương lang (nướng) 6 phần; Đào nhân 2 phần; Bán hạ 1 phần; Nhân sâm 1 phần; Giá trùng (nướng) 5 phần
Trên đây 23 vị nghiền nhỏ, lấy tro dưới ông đầu rau 1 đấu, rượu trong 1 hộc 5 đấu, tẩm tro, đợi rượu hết một nửa đặt miết giáp vào giữa nấu khiến chảy như keo sơn, vắt lấy nước, cho mọi thuốc vào sắc làm viện bằng hạt ngô, bụng đói uống 7 viên ngày 3 lần uống.
(“Kim quỹ yếu lược” Miết giáp tiễn hoàn).
7) Trị trưng tích:
Miết giáp, kha lê lặc bì, can thương lượng bằng nhau nghiền nhỏ, lúc đói uống 10g hoặc làm viên bằng hạt ngô, uống 30 viên một lần, ngày 2 lần. (Dược tính luận)
8) Trị trưng hà, máu tích ở vùng tâm bụng:
Miết giáp 1 lạng (nước nóng rửa sạch dấm gạo ngâm 1 đêm, trên lửa nướng khô, lại tẩm dấm lại nướng, lấy mai ba ba ròn làm mức, nghiền cực nhỏ). Hổ phách 3 đồng cân (nghiên cực nhỏ). Đại hoàng 5 động cân (sao rượu). Tất cả nghiền thành bột nhỏ, mỗi sớm uống 2 đồng cần nước sôi điều uống.
(Ngõa thị gia thừa phương).
9) Trị đàn bà nguyệt thủy không lợi, ngực sườn trở ngại buồn bực, bả vai cánh tay phiền đau:
Miết giáp 2 lạng (sạch sẽ, nướng dấm vàng); Đại hoàng 1 lạng (thái, sao qua); Hổ phách 1 lạng rưỡi giã nhỏ rây kỹ thành bột trộn mật h bàn viên như hạt ngô đồng, rượu ấm điều uống 20 viên..
(Thánh huệ phương” Miết giáp hoản).
10) Trị đàn bà cửa mình rò chảy ra 5 sắc, gầy gò, đau khoảng khớp xương: Miết giáp sao vàng nghiền nhỏ, rượu điều uống một thìa cà 3hê, ngày 3 lần. (Trửu hậu phương)
11) Trị nôn máu không ngưng:
Miết giáp 1 lạng (giã miếng) – Cáp phấn 1 lạng (cùng trộn niết giáp sao thơm sắc vàng), thục; Can địa hoàng 1,5 lạng (phơi khô). Ba vị trên giã nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, sau bữa ăn nước trà trong điều uống, uống xong có thể ngủ một lúc.
(“Thánh Lễ tổng lục” Miết giáp tán)
12) Trị thốt nhiên eo lưng đau không cúi ngửa được: Miết giáp 1 cái (nướng, nghiên nhỏ) uống 1 thìa cà phê, sau bữa ăn ngày 3 lần uống. (Bổ khuyết trừu hậu phương)
13) Trị đái sỏi: Mai ba ba giã nhỏ, rượu điều uống một thìa cà phê, ngày 2 – 3 lần, ra sỏi là khỏi. (Trửu hậu phương)
14) Trị khí xốc lên suyễn gấp, không thể nằm ngửa, bụng thường có khí tích:
Miết giáp 1 lạng (làm sạch đồ dấm nướng vàng); Hạnh nhân 1/2 lạng (ngâm nước nóng, bỏ vỏ, đầu nhọn sao hơi vàng); Xích phục linh 1 lạng; Mộc hương 1 lạng. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 5 đồng cân. Lấy nước một bát lớn cho gừng tươi 1/ 2 phân, đăng tâm 1 bó lớn, sắc còn 6 phân, bỏ bã, uống ẩm không kể lúc nào.
(Thánh huệ phương).
15) Trị âm hư mộng tiết:
Mai ba ba sao nghiền, mỗi lần dùng 1 chữ (0,3g) lấy rượu 1/2 chén, tiểu trẻ 1/2 chén hành trắng 20cm cùng sắc, bỏ hành, về chiều uống, ra mồ hôi có mùi hôi làm mức.
(Y lũy nguyên nhung)
16) Trị sau đẻ dậy sớm trúng phong lạnh, tiết tả, ly, ra khí hư:
Miết giáp to như cánh tay; Đương quy; Hoàng liên; Can khương đều 2 lạng; Hoàng bá dài 50cm rộng 15cm. Năm vị trên nghiền nhỏ, nước 7 thăng nấu lấy 3 tháng, bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày.
(Thiên kim phương” Miết giáp thang)
17) Trị trẻ con động kinh: Mai ba ba nướng cho vàng, nghiền nhỏ, lấy 1 đồng cân hòa sữa uống, cũng có thể viên với mật bằng hạt đậu nhỏ uống.
(Tử mẫu bí lục).
18) Trị ung ruột đau ở trong bung: Miết giáp sao tồn tính, nghiền nhỏ, nước điều uống 1 đồng cán ngày 3 lần. (Lưu vũ tích chuyền tín phương)
19) Trị mụn nhọt không thu miệng, kể cả phát bối các loại lở loét: Mai ba ba sao tồn tính, nghiên nhỏ, thấm vào. (Quái chứng kỳ phương)
20) Trị trĩ, bên lỗ đít sinh như vú chuột, khí ủng tắc đau đớn:
Miết giáp 3 lạng (đồ dấm nướng vàng bỏ yếm); Binh lang 2 lạng. Giã nhỏ, trước ăn lấy nước cháo điều uống 2 đ.cân. (Thánh huệ phương” Miết giáp tán)
21) Trị con trai âm đầu” sưng nhọt: Miết giáp 1 cái sao cháy nghiền nhỏ hòa lòng trắng trứng đắp. (Thiên kim dực phương)
22) Trị đau răng:
Miết giáp sấy khô nghiền nhỏ, để trong lọ khô kín, lúc dùng lấy bột miết giáp 0,5g cho vào lò than hứng lấy khói vào chỗ răng đau hít khói đó. (“Toàn triển tuyển biên. Ngũ quan khoa”).
4. Các nhà luận bàn
1) Bản thảo khiên nghĩa:
Miết giáp, trong kinh không nói trị lao, chỉ có Thục bản dược tính luận nói trị lao gầy, trừ xương nóng, người đời sau bèn dùng, Song rất có căn cứ, cũng không thể dùng quá.
2) Bản thảo kinh sơ:
Miết giáp chú tiêu tan vì vị nó kiêm binh, binh cũng cay vẫy. Mặn có thể mềm chất rắn cứng, cay có thể chạy tan, cho nên Bản kinh chủ trị trưng hà, tích cứng, nóng lạnh, trừ bệnh bĩ cứng, polip thịt thừa, âm hộ bị ăn mòn, trĩ hạch, ác nhục. Biệt lục dùng chữa Ôn ngược ấy vì sốt rét tất là tà (thử) nóng nắng gây bệnh, loại bệnh phần nhiều là âm hư thủy suy, đó là tà thử trùng vào sâu, tà vào phần âm, cho nên ra thì cùng với dương mà nhiệt cao, vào cùng với âm mà hàn năng, nguyên khí hư gầy thì tà hãm mà trung tiêu không trị, quá nữa thì kết làm ngược mẫu. Mai ba ba có thể ích âm trừ nhiệt mà tiêu tan, cho nên làm thuốc chủ yếu trị sốt rét, cũng là thượng phẩm lui lao nhiệt ở xương cùng âm hư mà nóng rét qua lại. Huyết kết thành chứng “Hà” eo lưng đau, trẻ con dưới sườn cứng đều là bệnh huyết ở phần âm, nên tất làm chủ trị vậy. Là thuốc tất phải cần cho chứng lao phục, nữ lao phục, lao gầy xương nóng không phải miết giáp không trừ được. Sau đẻ âm hộ lòi ra lại càng cần kíp. .
3) Bản tháo vựng ngôn:
Miết giáp, trừ âm hư sốt rét nóng là thuốc giải lao nhiệt nóng trong xương vật. Ngụy Cảnh Sơn nói miết giáp trùng vậy. Với rùa cùng loài mà khác giống, cũng bẩm thụ cái tính chí âm, vào gan, thống trị quyết âm phần huyết gây bệnh Quyết âm huyết bế tắc tà
kết, dẫn đến nóng lạnh, làm thành chứng trưng chứng hà, làm bĩ chướng, làm bệnh sốt rét, làm ra lâm lịch (đái rắt rỏ giọt) làm ra nóng trong xương đều dùng nó chủ trì vậy. Nếu như dương hư vị yếu, ăn uống không tiêu, nôn dữ tiết tả ấy âm hư vị yếu, nuốt không xuống họng, ho ngược ngắn hơi, lên xuống không đủ thở thì dùng nó vô ích vậy.
Nguồn: L/Y Hy Lãn
Xem thêm: