Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Câu kỷ tử: Vật phẩm này gai như gai cây câu (cây chấp), dọc như cành cây kỷ, cho nên hợp lại gọi là cây câu kỷ. – Còn gọi: .Cây khởi tử, cây khuê kỷ, tảo kỷ. 

– Tên đời cổ: Cây câu tảo (Khiên nghĩa), điểm thái (Đồ kinh), cây khổ ký (Thi sơ). cây thiên tinh (Bão phác), cây địa cốt, cây địa tiết (Bản kinh), cây địa tiên (Nhật hoa), cây khước lão, dương nhũ, tiên nhân trượng, tây vương mẫu trượng, câu kỳ (Biệt lục), thanh tinh, minh nhân thảo, tuyết áp san hô (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Lycium sinence Mill (lycium barbarum L. Var, sinence Ait)

Thuộc họ Cà (Solanaceae)

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

Cây câu kỷ cho ta 3 vị thuốc:

+ Kỷ tử hay khởi tử (Fructus Luci) là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử lụcium sinence. Trung Quốc dược học đại từ điển. Tên khoa học của câu kỷ tử là: Boxtohorn fruit. (Anh) .

+ Vỏ rễ cây câu kỷ = địa cốt bì – Cortex lụci sinensis là vỏ rễ phơi hay sấy khô.

+ Lá đồng bào ta thường nấu canh ăn. Lá, dọc, mầm đều làm thuốc được.

(Phần vỏ rễ là địa cốt bị và phần hạt kỷ tử không nêu ở đây, ở đây chỉ nêu gồm: Mầm cầu kỳ, lá cành thân cây cầu ký).

– Hình thái:

Cây câu kỷ là một loại cây nhỏ cao 0,5 – 1,5m, cành nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá, dài 5cm. Lá mọc so le một số mọc Vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2- 6mm. Phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hep. hai nhọn, dài 2 – 6cm, rộng 0,6 – 25cm mép lá nguyên. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá, hoặc có một số hoa mọc tụ lại; cánh hoa màu tím đỏ. Quả mọng hình trứng dài 0,5 – 2cm, đường kính 4 – 8 ly. Khi chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều, hình thận, dẹt, dài 2 – 2,5mm.

– Thu hái: Mùa hoa: Tháng 6 – 9 Mùa quả: Tháng 7 – 10.

2. Tác dụng dược lý của kỷ tử

+ Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô; tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh; tăng số lượng và hiệu giá kháng thể.

+ Chất Betain trong kỷ tử có tác dụng chất kích thích sinh vật, tăng trọng lượng, hạ Cholesterol dụng bảo vệ gan

+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim, hưng phấn.

+ Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt

Vị thuốc Câu kỷ tử

Vị thuốc Câu kỷ tử

3. Vị thuốc Câu kỷ theo Đông y

–  Mầm câu kỷ: 

+ Tính chất: Đắng lạnh.

+ Công dụng: Trừ phiền, bổ ích ý chí, trừ phong, sáng mắt, tiêu nhiệt độc, tan sang thũng (sưng lở loét).

– Lá và thân cành câu kỷ

+ Tính chất: Đắng, lạnh, không độc

+ Chủ trị: Lá cùng thịt dê nấu canh bổ ích người, làm thay trà uống. Cành dọc, lá cùng chưng trừ phong, sáng mắt, ngừng  khát, tiêu nhiệt phiền, ích  dương sự, giải độc miến, lấy nước sắc lọc trong rỏ vào  mắt trừ phong sinh màng che, màng đỏ, mờ, đau.

– Quả câu kỷ

+Tính vị: Ngọt bình

+ Qui kinh: Vào kinh phế, can, thận.

+ Tác dụng: Bổ can thận, làm sáng mắt.

+ Ứng dụng lâm sàng:

. Bổ thận cố tinh: Do thận hư liệt dương, di tinh, lưng đau.

. Làm sáng mắt chữa quáng gà, thị lực giảm do can huyết hư.

. Chữa ho do âm hư hay phối hợp với Mạch môn, Sinh địa, Ngũ vị tử, địa cốt bì.

. Chữa âm hư do miệng khát, nhức trong xương.

. Chữa đau lưng, gối mỏi do thận hư.

* Liều dùng: 6g – 12g/ngày

* Kiêng kỵ: Người đái đường, người tỳ vị suy nhược kiêng dùng.

4. Từng thời đại đã dùng chữa

1- Theo sách 57 cây thuốc nam thông dụng của Nhà xuất bản bình dân Sài Gòn thì bàn về cây câu kỷ rằng: Cây này tính chất: vị ngọt, tính bình không độc.

– Công dụng: Bổ thận – phổi, sáng mắt, an thần, trợ dương trừ lao, ngừng khát.

2- Đời Tống. Đại Minh cho bản thảo bàn về dọc lá câu kỷ rằng: Trừ phiền, bổ ích chí, bổ 5 chứng nhọc, 7 chứng tổn thương (ngũ lao thất thương) mạnh khí tâm, trừ phong khoảng da dẻ khớp đốt thanh nhiệt độc, tan lở loét sưng (sang thũng).

3- Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về cành lá câu kỷ rằng: Trừ bỏ khách nhiệt ở thượng tiêu tâm phế.

5. Phối hợp ứng dụng

Sắc cành lá cây câu kỷ uống có tác dụng bổ tinh khí, chữa mờ mắt, làm mạnh sức bộ sinh dục.

1)Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ giã nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương).

2) Trị mặt nám, da mặt sần sùi:

Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).

3) Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt:

Cam câu kỷ tử 1 cân, ngâm với rượu cho ngấm rồi chia làm 4 phần, 1 phần sao với 40g Thục tiêu; 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương; 1 phần sao với 40g Chi ma (mè); 1 phần sao với Câu kỷ không thôi. Thêm Thục địa, Bạch truật, Bạch phục linh mỗi thứ 40g, tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày (Tứ Thần Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).

4) Trị thận hư, tinh thiếu, di tinh, lưng đau mỏi:

+ Câu kỷ tử; Hoàng tinh, lượng bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên. Mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng (Câu Kỷ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Thục địa 320g; Sơn dược (sao) 160g; Câu kỷ tử 160g; Sơn thù nhục 160g; Ngưu tất 120g; Thỏ ty tử 160g; Lộc giao (sao) 160g; Quy bản (sao) 160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).

5) Trị can âm hư hoa mắt, giảm thị lực:

Thục địa 320g; Sơn thù 1690; Sơn dược 160g; Đơn bì 80g; Câu kỷ tử 80g; Phục linh 80g; Cúc hoa 120g; Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Y Cấp) .

Nguồn: Tổng hợp  (Có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm