Trà xanh và Trà Kỷ tử là thức uống không còn xa lạ gì với những người thường xuyên thưởng thức trà Đông y. Tuy nhiên có nên pha chung trà xanh và kỷ tử với nhau không ?
1. Tác dụng của trà xanh và Kỷ tử
Uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa đột biến gen tế bào, ức chế sự phát triển của các khối u ác tính, hạ lipid máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ngoài ra còn ngăn ngừa cảm lạnh, sâu răng và khử hôi miệng.
Câu kỷ tử có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ thận ích tinh, tư âm bổ huyết, dưỡng can minh mục, nhuận phế chỉ khái. Trong kỷ tử có chứa các axit amin, ancaloit, betaine, chất hổng tố và các vitamin khác nhau, và cũng chứa nhiều loại axit linoleic.
Trà xanh và Kỷ tử đều rất bổ dưỡng, trà xanh có chứa catechin và beta-carotene, vitamin C, vitamin E, … Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng trà xanh có thể quét sạch các gốc tự do, trì hoãn sự lão hóa và ngăn ngừa ung thư. Cả trà xanh và Kỷ tử đều có thể pha với nước sôi, rất có lợi cho cơ thể.
2. Có nên pha chung Trà xanh và Kỷ tử ?
Nhiều người chỉ đơn giản là kết hợp pha chung Trà xanh và Kỷ tử vơi nước sôi. Tuy nhiên, hàm lượng lớn axit tannic chứa trong trà xanh có tác dụng hấp phụ; có thể hấp thụ các nguyên tố vi lượng trong Kỷ tử và sinh ra các chất mà cơ thể con người khó hấp thụ được..
Bát ngọc trà được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng cũng dùng chung trà xanh và Kỷ tử, mặc dù lượng trà xanh tương đối ít, nhưng cũng không nên uống nhiều.
Một gợi ý cho mọi người; là có thể uống trà xanh vào buổi sáng, mang lại cảm giác sẽ ngon miệng và sảng khoái; uống trà Kỷ tử vào buổi chiều để cải thiện vóc dáng và giúp bạn ngủ ngon.
Xem thêm:
- Phụ nữ khi hành kinh có được uống trà không? Nên uống loại trà gì?
- Trà mới có nên uống khi còn “tươi”
- Đau mắt và thị lực kém? Tự làm 1 ly trà để duy trì đôi mắt tốt