Vị thuốc Trúc diệp chính là lá tre (Bambusa) hay cây Vầy (Phyllostachys). Hãy lưu ý phân biệt với vị thuốc Đạm trúc diệp là vị thuốc khác.
Họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
Bộ phận dùng: Vị thuốc Trúc diệp là lá phơi khô của cây trúc diệp
Thu hái bào chế: Trúc diệp thu hái quanh năm, có thể dung tươi hoặc khô. Lá sau khí hái về loại bỏ lá sâu, rửa sạch, có thể phơi khô để bảo quản dùng dần.
2. Tác dụng dược lý của Trúc diệp theo Tây y
Giảm căng thẳng: Nghiên cứu cho thấy flavonoid có trong lá tre có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn thương, giảm căng thẳng.
Chống oxy hóa, kháng khuẩn: Các thành phần polysaccharid hòa tan trong nước với nồng độ nằm trong khoảng 0,50-50,0 mg / mL, thì có khả năng ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn như E.Coli, S. aureus và B. subtilis. Do đó, Kết luận rằng lá tre có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa diệt vi khuẩn tự nhiên.
3. Vị thuốc Trúc diệp theo Đông y
3.1 Tính vị, quy kinh
Tính vị: Cay, đạm, ngọt, hàn
Quy kinh: Tâm, phế và vị
3.2 Công năng chủ trị
Công năng: Thanh nhiệt và giảm kích thích; lợi tiểu
Chủ trị:
+ Dùng trong chữa trị cảm sốt, cảm nắng, có sốt cao, phiền nhiệt viêm nhiễm đường hô hấp.
+ Miệng lở loét do nhiệt
+ Cơ thể vật vã không yên do nhiệt cao
+ Chữa nôn do vị nhiệt
+ Chữa ho, đau họng, viêm phế quản thể phong nhiệt
3.3 Liều dùng và kiêng kỵ
Liều dùng: 6-15g
Kiêng kỵ: Người dương hư không dùng / Không phải thực nhiệt không dùng
4. Một số bài thuốc dùng Trúc diệp
1) Trị phiền khát, vật vã do sốt cao gây ra:
Trúc diệp 30g | Thạch cao 12g |
Mạch môn 8g | Gạo tẻ 7g, |
Bán hạ 4g | Đẳng sâm 2g |
Cam thảo 2g |
Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc dùng
Trúc diệp 16g | Kim ngân 16g |
Cam thảo đất 12g | Kinh giới 8g |
Bạc hà 8g | Sắc uống ngày 1 thang |
2) Trị Tâm hỏa biểu hiện như loét miệng hoặc lưỡi; hoặc tâm hỏa chạy xuống tiểu tràng biểu hiện như đái vặt
Sinh địa hoàng 12g | Mộc thông 12g |
Cam thảo tiêu 12g | Trúc diệp 12g |
( có bài không dùng Cam thảo, dùng Hoàng cầm; có bài dùng Đăng tâm;)
Cách dùng: 3 vị đầu tán bột mịn trộn đều, Trúc diệp sắc riêng. Sau đổ nước sắc Trúc diệp vào mà uống. Nên uống nóng, sau bữa ăn. Có thể dùng thuốc thang liều lượng gia giảm, sắc nước uống.
Hoặc bài
Trúc diệp 16g | Thạch cao 20g |
Sinh địa 16g | Chút chít 16g |
Cam thảo nam 16g | Huyền sâm 12g |
Ngọc trúc 12g | Mộc thông 12g |
Sắc uống trong ngày.
3) Chữa đái buốt, đái dắt: Nõn lá tre ( Trúc diệp quyển tâm = Lá tre dưới dạng búp hoặc đọt), Rau má mỗi thứ 20g, để tươi rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống.
4) Chữa tăng huyết áp:
Trúc diệp quyển tâm 10g | Lá diễn 10g |
Tang diệp 20g | Cúc hoa 20g |
Tất cả sắc uống trong ngày.
5) Chữa viêm phế quản cấp tính:
Trúc diệp 12g | Thạch cao 16g |
Tang bạch bì 12g | Sa sâm 12g, |
Thiên môn 12g | Mạch môn 12g |
Hoài sơn 12g | Lá hẹ 8g |
Sắc uống trong ngày.
6) Chữa kiết lỵ kinh niên:
Trúc diệp quyển tâm 4g | Binh lang (hạt cau)2g |
Chè tươi 10g sao vàng |
Sắc với 200ml nước còn 50ml nước, uống trong ngày.
Nếu là viêm thanh quản gây mất tiếng dùng bài:
Trúc diệp 12g | Trúc nhự 12g |
Thổ bối mẫu 10g | Tang bạch bì 12g |
Cát cánh 8g | Thanh bì 8g |
Sinh khương (gừng) 4g | Nam tính chế 6g |
Sắc uống ngày 1 thang.
7) Chữa đái ra dưỡng chấp:
Trúc diệp 20g | Kim tiền thảo 20g |
Mía dò 20g | Giá đỗ xanh 16g |
Tỳ giải 16g | Ý dĩ 12g |
Hoạt thạch 10g |
Sắc uống ngày 1 thang.
8) Chữa viêm bàng quang cấp tính:
Trúc diệp 16g | Sinh địa 12g |
Mộc thông 12g, | Hoàng cầm 12g |
Cam thảo 6g | Đăng tâm 6g |
Sắc uống trong ngày.
9) Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc:
Trúc diệp 20g | Sài đất 16g |
Cát căn 12g | Cam thảo đất 12g |
Sắc uống trong ngày.
10) Chữa thủy đậu:
Trúc diệp 8g | Đạm đậu sị 4g |
Liên kiều 8g | Bạc hà 2g |
Cát cánh 4g | Sơn chi 2g |
Cam thảo 2g | Hành tăm 2 củ |
Sắc uống ngày 1 thang.
Xem thêm: