Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Quy bản (Yếm rùa). Còn gọi: Qui giáp, thần ốc (Bản kinh). Qui sắc (Hoài Nam tử). Bại qui giáp (Tiểu phẩm phương). Qui để giáp (Dược phẩm hóa nghĩa). Bại tướng, bại qui bản (Nhật Hoa tư bản thảo). Qui phúc giáp. (Y lâm soạn yếu). Ô qui (Thánh huệ phương).

– Tên khoa học: Chinemys reevesii (Gray) Đây là mai vỏ rùa đen (chủ yếu là mai bụng). Thuộc họ Rùa (Testudinidae)”

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Qui bản là yếm con Rùa phơi khô sao vàng 

– Hình thái vị thuốc:

Mai bụng rùa khô hình tấm ván, ván sườn phụ ở 2 bên, hơi hiện ra dạng cánh. Dài 10 – 20cm, rộng 7 – 10cm, dày ước 5mm, mặt ngoài sắc nâu vàng đến sắc nâu, có lúc đủ cả vân nâu tía, bề ngoài mặt trong sắc vàng trắng đến sắc trắng tro. Do 12 tấm mại vải kết hợp mà thành, chỗ tiếp hợp với nhau hiện lên dạng răng cưa khớp nhau, mé trước tương đối rộng, hơi hiện lên hình tròn hoặc hình khúc,. Mé sau tương đối hẹp, vả lại lõm trọng, hiện lên vết khuyết hình V. Ván sườn 2 bên do 4 đôi mại vẩy sườn hợp thành, ở cả hai phía luôn luôn còn sót một khối mai vảy sót lại. Mặt ngoài mại vảy “huyết bản” sáng trơn, vỏ ngoài hãy còn, có khi còn hơi kiêm có ngấn vết máu. “Thang bản” không trơn sáng, vỏ đã rơi rụng. Chất cứng rắn, mặt cắt mé ngoài là sắc răng trắng rắn chắc. Mé trong là sắc sữa trắng, hoặc sắc thịt hồng có lỗ hổng. Khi tanh vị hơi mặn, dùng loại “huyết bản” khối to, hoàn chỉnh, sạch sẽ không có thịt thối là tốt.

– Thu bắt:

Quanh năm có thể lấy, nhưng thu, đông nhiều hơn. Sau khi giết chết, lọc bỏ gân thịt, lấy mai bụng. rửa sạch phơi khô hoặc phơi trong râm, gọi là “huyết bản”. Nếu sau khi luộc chết lấy mai bụng gọi là “thang bản”. Xưa kia thương phẩm đều dùng mai bụng, gần đây cũng bắt đầu dùng mai lưng.

Bào chế:

Qui bản: – Dùng nước trong ngâm rửa cao bỏ thịt sót lại, rửa sạch phơi khô, đập thành mảnh nhỏ.  

Qui bản sao:

Lấy cát sạch đặt trong nồi sao nóng, đem những miếng ván rùa đảo vào trong cát nóng, sao đến mặt ngoài hơi sắc vàng thì kịp thời lấy ra, sàng bỏ cát, cho ngay vào trong dấm, lấy ra dùng nước rửa, phơi khô (100 cân ván rùa dùng 30 cân dấm). Ngoài ra còn cách nướng bỏ rượu, mỡ lợn cũng được.

Vị thuốc Quy bản

Vị thuốc Quy bản

2. Vị thuốc Quy bản theo Đông y

– Tính vị: Mặn ngọt, bình.

+ Biệt lục bảo: Có độc. Dược tính luận bảo không độc.

– Vào kinh: Tâm, tỳ, can, thận. 

– Công dụng chủ trị:

Tư âm tiềm dương, bổ thận mạnh xương. Trị thận âm hư không đủ, nóng trong xương, lao nhiệt, nôn máu, máu cam, ho lâu, di tinh, băng lậu, khí hư, eo lưng đau âm héo, âm hư phong động, lỵ lâu, lỵ lâu, trĩ lở, trẻ em thóp không kín.

+ Bản kinh:

Chủ trị rò rỉ ra chất đỏ trắng, trưng hà, ho sốt rét, 5 thứ trĩ, vùng âm hộ bị ăn mòn, thấp tý tứ chi nặng nề yếu đuối, trẻ con thóp không liên.

+ Biệt lục:

Chủ đầu lở loét khó khô ráo, con gái lở âm hộ, cùng khí kinh sợ, tâm bụng đau, không thể đứng là trong xương lúc nóng lúc lạnh. thương hàn lao phục, hoặc cơ thể nóng lạnh muốn chết, dùng 1 nước uống, ích khí tư trí, cũng khiến người có thể ăn.

+ Dược tính luận: Trị lòi dom. 

+ Tứ thanh bản thảo: Chủ trị phong chân yếu, nướng, nghiền nhỏ rượu điều uống.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị huyết ma tú. 

+ Bản thảo khiên nghĩa: Bổ tim. 

+ Nhật dụng bản thảo: Trị eo lưng đầu gối mềm yếu, không thể đứng lâu. + Chu Chấn Hanh. Bổ âm, chủ âm huyết không đủ, trừ máu ứ, ngừng lỵ ra máu, nối gan cốt, trị lao quyện mệt mỏi, tứ chi không có sức

+ Bản thảo mông thuyên: Chuyên bổ âm suy, giỏi tư duy thận bị hư tổn.

+ Cương mục: Tri eo lưng chân đau mỏi, bổ tâm thận, ích đại tràng, ngừng lỵ tiết tả lâu, chủ trị khó đẻ, tiêunhọt sưng, sao cháy đắp viêm cơ đùi (lên bắp chuối).

+ Bản kinh phùng nguyên: Sao cháy rượu điều uống trị đầu lở loét.

+ Y lâm soạn yếu: Trị nóng trong xương lao nhiệt. nôn máu, máu cam, tràng phong trĩ ra máu, chứng âm hư huyết nóng

* Cách dùng lượng dùng:

Uống trong: Sắc uống 12g – 40g/ngày, ngào cao hoặc hoàn tán.

Dùng ngoài: Sao cháy nghiền nhỏ đắp. 

* Kiêng kỵ: Không dùng cho người dương hư và bị ngoại cảm.

Chú thích: Cao quy bản dùng tương tự như  a giáo, có tác dụng bổ huyết, cầm máu nhưng thiên về tính chất bổ dưỡng dùng để chữa các trường hợp âm hư, huyết hư gây rong huyết và suy nhược (có tác dụng tốt)

3. Phương thuốc chọn lọc

1) Giáng âm hỏa, bổ thận thủy:

Quy bản (nướng dấm) 6 lạng; Hoàng bá (sao sắc nâu); Trị mẫu (tẩm rượu sao) đều 4 lạng; Thục địa hoàng (nấu rượu) 6 lạng. Cùng nghiền nhỏ, tủy sống lợn làm viên. Uống 70 viên, lúc đói nước sôi điều uống, hoặc nước muối.

(Đan Khê tâm pháp” Đại bổ hoàn)

2) Trị nuy, quyết, gân xương mềm khí huyết đều hư nặng:

Hoàng bá (sao); Qui bản (nướng rượu) đều 1,5 lạng; Can khương 2 đồng cân; Ngưu tất 1 lạng; Trần bị 1/2 lạng. Cùng nghiền nhỏ nước gừng hoàn viên, mỗi lần uống 70 viên, nước sôi điều uống.

(‘Đan Khê tâm pháp” Bổ thận hoàn)

3) Trị hư tổn tinh lực, mộng tiết di tinh, gầy hao ít khí, mắt nhìn không rõ:

Qui bản 1 cân; Lộc giác 3 cân; Câu kỷ tử 6 lạng; Nhân sâm 3 lạng đem sừng hươu cắt vụn, qui bản đập vụn, nước trường lưu thủy ngâm 3 ngày, cạo bỏ cáu bẩn. Dùng nồi đất, nước sông, lửa từ từ nấu củi 3 ngày đêm, không thể cắt lửa, nên thêm nước nóng không thể thêm nước lạnh, 3 ngày lấy ra phơi khô, lại nghiền nhỏ, ngoài ra dùng nước sông đem bột cùng cầu kỳ nhân sâm lại nấu 1 ngày đêm, lọc bỏ bãi lửa nhỏ nấu nhào thành cao. Đầu tiên uống 1,5 đồng cân dần tăng đến 3 đồng cân, lúc đói rượu điều uống.

(“Nhiếp sinh bí phẫu” Quy lộc nhị tiên cao)

4) Trị trong băng huyết lại bị rò rỉ ra chất trắng đỏ không ngừng khí hư kiệt: Quy giáp – mẫu lệ đều 3 lạng nghiền nhỏ râu, rượu điều uống một thìa cà phê, ngày 3 lần. (Thiên kim phương). 

5) Trị khí hư đỏ trắng hoặc luôn đau bụng:

Qui bán 3 lạng; Hoàng bá 1 lạng; Can khương (sao) 1 đ.cân; Chi tử 2,5 đ.cân. Nghiền nhỏ rượu hổ viên, nó sôi điều uống. (Y học nhập môn” Quy bản khương chi hoàn)

6) Trị sưng độc vô danh, đinh sương đối khẩu, phát bối lưu.Vô luận mới phát, sắp vỡ, đã vỡ:

Huyết qua bản 1 cái to; Bạch lạp 1 lạng. Đem qui bản đặt trên lò nước nóng, đem bạch lạp dần dần rải lên rải rắc hết thì qui bản khô, bỏ nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 đ.cân, ngày uống 3 lần, rượu ngon điều uống lấy say làm mực. Sau uống ắt nằm ra mồ hôi khắp ngu

(“Mai thị nghiệm phương tâ biên” Qui lạp đan)

7) Trị viêm cơ đùi có mùi thối:

Rùa sống 1 Con lấy vỏ nước dấm vàng, lại nung tồn tính cho khí hóa, cho vào khinh phấn hương, nước hành rửa sạch, sá đắp.(Cấp cứu phương)

8) Trị 5 chứng trĩ, hết cứng đau không ngừng:

Qui giáp 2 lạng ( nướng  khiến vàng); Xác rắn 1 lạng cháy; Lộ phong phòng 1/2 lạng qua; Xạ hương 1 phân nghiền vào, móng chân sau lợn 1 (nướng khiến hơi vàng). Cùng nghiền nhỏ như bột, mỗi lần trước bữa ăn điều uống 1 đồng cân.

(Thánh huệ phương – Quy giáp tán)

4. Các nhà bàn luận

1) Bản thảo kinh sơ:

Rùa, ba ba, 2 thứ mai, Bản kinh chủ trị đại khái cùng giống nhau, đời này có người thích dùng miết giáp (mai ba ba), có người thích dùng mai rùa (qui giáp) ghét dùng mai ba ba, đều là cái định kiến lệch vậy. Hai cái đó đều là vật chí âm, nhưng mai ba ba chạy vào gan mà ích thận để trừ nóng, còn mai rùa thì thông tin vào thận để tư dưỡng âm, người dùng không thể không biện rõ vậy. 

2) Bản thảo thông huyền:

Qui giáp mặn bình, thuốc của kinh thận vậy. Có công lớn bố thủy chế hỏa, cho nên có thế mạnh gân cốt, ích tâm chí, ngừng ho hắng, triệt sốt rét lâu, bó máu ứ, ngừng máu mới, nói chung là thuốc tư âm giáng hỏa phần nhiều là lạnh mát tổn thương vị, riêng qui giáp ích đại tràng, ngừng tiết tả. khiến người ăn tăng.

Ghi chú: Ván rùa, yếm rùa (quy bản, quy giáp) đời xưa còn chế quy bản giao, quy bản cao, xem cao ván rùa hay keo ván rùa.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ